1.1. Quan niệm chung về chính sách đưa người lao động Việt Nam đi làm
1.1.2. Chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
1.1.2.1. Khái niệm a) Chính sách
Thuật ngữ “chính sách” được sử dụng rộng rãi trên sách báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong đời sống xã hội. Các chính sách có thể được đề ra và thực hiện ở những tầng nấc khác nhau, từ các tổ chức quốc tế đến từng quốc gia, từ nhà nước đến các đơn vị, tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp... nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra cho mỗi tổ chức đó và chúng chỉ có hiệu lực thi hành trong tổ chức đó.
Theo James E.Anderson: "Chính sách là một q trình hành động có
mục đích theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm".
Từ điển Hành chính (2003) đã định nghĩa:“Chính sách là chiến lược và
kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục tiêu nhất định, dựa vào đường lối, nhiệm vụ, chính trị chung và tình hình thực tế” [34]
Như vậy, có thể hiểu “Chính sách” là chương trình hành động, là sản phẩm của quá trình ra quyết định do các nhà lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình. [22]
Khái niệm về chính sách cơng cũng có rất nhiều quan điểm. Qua nghiên cứu, khái niệm được sử dụng phổ biến đối với Việt Nam là: "Chính sách cơng là một tập hợp các quyết định liên quan với nhau do Nhà nước ban hành, bao gồm các mục tiêu và giải pháp, để giải quyết một vấn đề công nhằm đạt được các mục tiêu phát triển.”[25]
b) Chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài
Từ cách tiếp cận về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài và chính sách cũng như chính sách cơng nêu trên, có thể hiểu khái niệm về chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài của Việt Nam là một bộ phận của chính sách giải quyết việc làm trong hệ thống an sinh xã hội; là một chính sách cơng nhằm đưa ra mục tiêu và các giải pháp, công cụ để thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động thông qua hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi theo hợp đồng.
c) Thực thi chính sách cơng
Thực thi chính sách cơng là việc tất yếu khách quan để duy trì sự tồn tại của cơng cụ chính sách theo yêu cầu quản lý của Nhà nước và cũng là để đạt mục tiêu đề ra của chính sách. Thực thi chính sách cơng là trung tâm kết nối các bước trong chu trình chính sách cơng thành một hệ thống, nhất là với hoạch định chính sách cơng, có vị trí đặc biệt quan trọng. Thực thi chính sách cơng là giai đoạn đưa chính sách vào thực hiện trong đời sống. Đây là giai đoạn tổ chức thực hiện các giải pháp chính sách đã lựa chọn và kiểm tra việc thực hiện. Có thể nói giai đoạn này có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của một chính sách cơng; thực thi chính sách là một khâu hợp thành của chu
trình chính sách, nếu thiếu cơng đoạn này thì chu trình chính sách khơng thể tồn tại.
Từ các lập luận nêu trên, có thể hiểu: Thực thi chính sách cơng là q
trình đưa chính sách vào thực tiễn đời sống xã hội thơng qua việc ban hành các văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách cơng và tổ chức thực hiện chúng nhằm hiện thực hóa mục tiêu chính sách cơng.[21]
d) Thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài
Phát triển từ quan điểm về thực thi chính sách cơng, thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồi được hiểu là q trình đưa chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài vào đời sống xã hội theo một quy trình, thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm giải quyết vấn đề việc làm và giảm thiểu tình trạng thất nghiệp đang diễn ra với những đối tượng cụ thể trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định.
Thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài là khâu quan trọng trong chu trình chính sách cơng nói chung, chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồi nói riêng. Thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồi là q trình thực hiện những quyết định, quy định của Nhà nước được cụ thể hóa trong các chương trình, dự án cùng với các nguồn lực, các hình thức, quy trình hay cơ chế thực hiện nhằm tác động đến đối tượng cụ thể là người lao động. Đây cũng chính là q trình biến chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồi thành những kết quả trên thực tế thơng qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nước.
1.1.2.2. Vai trị của chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài
Tạo việc làm cho người lao động là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia nhằm hướng tới sự phát triển bền vững. Giải quyết tốt vấn đề việc làm cho người lao động vừa tạo điều kiện cho người lao động có cơng ăn việc làm, có
thu nhập đảm bảo ni sống bản thân và gia đình, vừa là yếu tố quan trọng để đảm bảo trật tự an ninh xã hội. Đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài đang là một trong những biện pháp giải quyết việc làm hiệu quả nhất hiện nay.
Thực thi chính sách cơng là một giai đoạn rất quan trọng của chu trình chính sách cơng vì sự thành cơng của chính sách phụ thuộc vào kết quả của thực thi chính sách cơng. Từ đó, có thể rút ra một số vai trị chủ yếu của q trình thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài như sau:
a) Từng bước hiện thực hóa mục tiêu chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài
Các mục tiêu của chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồi chỉ có thể đạt được thơng qua q trình thực thi chính sách vì trong q trình thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồi bao gồm các hoạt động có tổ chức được các cơ quan nhà nước và các đối tác xã hội thực hiện hướng tới đạt được mục tiêu giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho người dân, giảm nghèo bền vững. Trong quá trình thực thi, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thiết lập các văn bản hoặc chương trình, dự án để hiện thực hóa các mục tiêu, mục đích chính sách và tiến hành các hoạt động để thực hiện những văn bản, chương trình, dự án đó.
b) Khẳng định tính đúng đắn của chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài
Quá trình hoạch định chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài cho ra đời một chính sách cơng. Tuy nhiên, chính sách đó có thực sự đúng đắn hay khơng chỉ có thể được nhận thức, đánh giá đầy đủ hơn trong giai đoạn thực thi. Thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồi cung cấp những bằng chứng thực tiễn về mục tiêu chính sách có khả thi hay khơng và các giải pháp chính sách cơng có thực sự phù hợp với vấn đề mà nó hướng tới giải quyết hay không. Về phương diện lý thuyết, một chính sách cơng
được ban hành đã phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn của một chính sách cơng tốt và chỉ được các chủ thể ban hành thừa nhận, nhưng khi triển khai vào thực tiễn đời sống xã hội thì tính đúng đắn của chính sách cơng mới được xã hội và đối tượng hưởng thụ chính sách khẳng định một cách chắc chắn.
Xác định đúng đắn nguyên tắc của hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài là các bên cùng có lợi, cùng chịu trách nhiệm và góp phần mở rộng hợp tác kinh tế - văn hóa giữa Việt Nam với các nước sử dụng lao động Việt Nam. Xuất phát từ quan điểm đó, một bộ phận lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngồi sau khi hết hạn hợp đồng họ sẽ hồi hương, tìm kiếm hoặc tự tạo việc làm trong nước và tiếp tục tham gia xây dựng đất nước.
c) Giúp cho chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồi ngày càng hồn thiện hơn
Chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài được ban hành ban đầu hay chính sách cơ sở thường chỉ mang tính định hướng về mục tiêu và giải pháp để giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và ổn định xã hội cho phù hợp với bối cảnh và điều kiện hội nhập quốc tế trong quá trình thực thi của hệ thống cơ quan nhà nước các cấp. Căn cứ vào mục tiêu và giải pháp của chính sách ban đầu, tuỳ theo thẩm quyền, cơ quan nhà nước các cấp thiết kế, ban hành các quy định, thủ tục hoặc chương trình, dự án để cụ thể hóa mục tiêu, giải pháp cho phù hợp với bối cảnh và điều kiện thực thi chính sách cơng trong thực tế. Hơn nữa, thơng qua thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồi, những người thực thi chính sách mới có thể đưa ra đề xuất điều chỉnh chính sách cho phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc hoạch định chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài trong tương lai.
1.1.2.3. Tầm quan trọng của việc thực thi chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Hoạt động đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đang ngày càng mở rộng đến nhiều quốc gia và các vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, đáp ứng một phần nhu cầu về nguồn lao động của các nước với đủ các loại hình lao động và vị trí việc làm, ngành nghề khác nhau. Đồng thời, hoạt động này đã góp phần giải quyết việc làm và tăng thêm thu nhập cho NLĐ. Bên cạnh đó, đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồi cịn đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Tuy nhiên, xung quanh hoạt động này vẫn đang tồn tại nhiều vấn đề. Do đó, việc thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồi có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Nhà nước có vai trị hết sức quan trọng trong thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu gay gắt như hiện nay, do đó vai trị của Nhà nước đối với việc thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài lại càng thể hiện rõ nét. Nhà nước chính là chủ thể xây dựng kế hoạch thực thi chính sách, tạo hành lang pháp lý, định hướng và điều chỉnh các mối quan hệ trong hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, Nhà nước tổ chức bộ máy nhân sự và phân công, phối hợp để thực thi chính sách. Đồng thời Nhà nước huy động, điều phối và sử dụng các nguồn lực đảm bảo thực thi chính sách và kiểm tra, đánh giá việc thực thi chính sách trên cơ sở các nhiệm vụ đã được phân cấp, phân quyền.
Thêm vào đó thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồi còn đem lại hiệu quả lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia: chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồi là giải pháp hiệu quả góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho NLĐ. Đồng thời, chính
sách này cịn đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, góp phần cải thiện cán cân thanh tốn quốc tế do vậy rút ngắn khoảng cách giàu - nghèo giữa các nước phát triển và nước đang phát triển. Vì vậy, việc thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồi có hiệu quả sẽ nâng cao lợi ích kinh tế, góp phần vào việc phát triển chung của đất nước.
Hơn nữa, thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồi cịn góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, từ đó quan hệ giữa Việt Nam và các nước tiếp nhận lao động trở nên gắn bó hơn, hiểu nhau hơn, tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm