3.1. Phương hướng hoàn thiện thực thi chính sách đưa người lao động đ
3.1.2. Định hướng thực thi chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước
Trong bối cảnh mới đầy khó khăn, thách thức, phải đổi mới tư duy phát triển, thay đổi cách làm việc, cách sống, đẩy mạnh cải cách thể chế, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thực hiện quyết liệt chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số, kích cầu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quy mô lớn, thúc đẩy tiêu dùng nội địa, giải quyết việc làm. Tập trung nâng cao năng lực, tận dụng thời cơ, chuyển hướng và tổ chức lại các hoạt động kinh tế, nhanh chóng phục hồi nền kinh tế, xây dựng các mơ hình phát
triển mới, tận dụng tốt các cơ hội thị trường và xu hướng chuyển dịch đầu tư, sản xuất trong khu vực, toàn cầu. Xác định giải quyết việc làm và phát triển giáo dục nghề nghiệp là hai nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành các chỉ tiêu cụ thể về đào tạo nghề và tạo việc làm cho NLĐ. Phấn đấu giải quyết việc làm cho 18.000 – 19.000 lao động/năm, trong đó có 3.600 lao động đi làm việc ở nước ngoài; giảm tỷ lệ thất nghiệp chung trong tỉnh xuống dưới 2,0%; tỷ lệ lao động qua đào tạo trước khi đi làm việc ở nước ngồi đạt 80%, trong đó có ít nhất 40% được cấp bằng, chứng chỉ nghề. Để đạt được các chỉ tiêu nêu trên, trong thời gian tới, tỉnh Quảng Bình đã có định hướng cho cơng tác thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, cụ thể như sau:
Một là, đẩy mạnh các giải pháp thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm
việc ở nước ngoài nhằm nâng cao kết quả giải quyết việc làm cho NLĐ và đóng góp vào phát triển kinh tế của tỉnh trong trạng thái “bình thường mới” và thích ứng linh hoạt, phù hợp với diễn biến của tình hình dịch bệnh COVID-19. Các định hướng về công tác đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài là một nội dung quan trọng của kế hoạch giải quyết việc làm, là hoạt động kinh tế đối ngoại đặc thù, là một chiến lược lâu dài về phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng u cầu sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, góp phần củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác phát triển giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Hai là, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của hoạt động đưa NLĐ đi làm
việc ở nước ngoài phải gắn với sự phát triển bền vững. Yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển kinh tế, phát triển nhanh gắn với phát triển bền vững đã được đặt ra kể từ khi xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 – 2030 được thông qua tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng vừa
qua, đây được xem là một trong những quan điểm chỉ đạo xuyên suốt cho mọi giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đối với hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, chiến lược đã nêu rõ yêu cầu “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài”. Đây chính là một trong những định hướng cơ bản của cơng tác thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.
Ba là, tiếp tục xây dựng và hồn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ NLĐ
đi làm việc ở nước ngồi, trong đó ưu tiên đẩy mạnh hoạt động này tại các địa phương nghèo, các vùng kinh tế khó khăn, vùng tập trung đơng đồng bào dân tộc thiểu số. Đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước phát triển kinh tế, tạo điều kiện để mọi NLĐ đều được tiếp cận và thụ hưởng chính sách hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo quy định.
Bốn là, chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồi phải phù hợp với
cơ chế thị trường, trên cơ sở quan hệ cung – cầu của thị trường lao động. Đa dạng hóa thị trường ngồi nước, đa dạng ngành nghề, mọi trình độ tay nghề cho các thị trường có nhu cầu, đảm bảo an ninh quốc gia và lợi ích của NLĐ.
Năm là, đảm bảo duy trì, giữ vững các thị trường truyền thống đồng thời
xây dựng giải pháp để mở rộng sang các thị trường mới và tiềm năng. Bên cạnh việc duy trì hợp tác các thị trường truyền thống, trọng tâm trong nhiều năm qua như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, cả cơ quan nhà nước lẫn các doanh nghiệp dịch vụ cần có sự nghiên cứu để từng bước khai thác và mở rộng sang các thị trường mới, tiềm năng như thị trường Trung Đông (Ả rập Xê út, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất), Liên bang Nga, Bắc Phi, phát triển các chương trình hợp tác lao động tại thị trường châu Âu…
Sáu là, xây dựng và hồn thiện các chương trình phát triển nguồn nhân
hết hạn hợp đồng trở về nước nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động tham gia vào thị trường lao động quốc tế vừa giúp đỡ lao động hoàn thành hợp đồng về nước tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm, phát huy hiệu quả tài sản tích lũy trong q trình làm việc ở nước ngoài, đảm bảo hiệu quả bền vững của hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồi theo hợp đồng. Triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, khuyến khích NLĐ tham gia đào tạo nghề trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
Bảy là, phấn đấu tăng số lượng lao động từ đủ 18 đến 39 tuổi đi làm việc ở nước ngoài, nhất là người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, thân nhân của người có cơng với cách mạng; thanh niên hoàn thành nghĩa vụ công an, quân sự, NLĐ bị mất việc làm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Đây là những đối tượng thu nhập thấp, giảm thu nhập sâu hoặc mất thu nhập cần được ưu tiên hỗ trợ tìm kiếm việc làm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động, không để rơi vào tình trạng nghèo hóa.
3.2. Một số giải pháp hồn thiện thực thi chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngồi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình