Từ những phân tích về q trình thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong 05 năm vừa qua, có thể đánh giá về tình hình thực thi chính sách với những mặt được cùng một số tồn tại, hạn chế như sau:
2.4.1. Thành tựu đạt được
2.4.1.1. Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng văn bản và kế hoạch thực thi chính sách
Cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo đã được thống nhất từ tỉnh đến cơ sở; sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, Mặt trận, đoàn thể thực hiện đồng bộ các chính sách, cơ chế, giải pháp tập trung hướng vào NLĐ, người có nhu cầu đi làm việc ở nước ngồi. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về cơng tác thực hiện chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồi đã được chính quyền các cấp cụ thể hoá bằng việc xây dựng chương trình, kế hoạch và triển khai có hiệu quả các mục tiêu đề ra. Đội ngũ cán bộ, công chức phục trách lĩnh vực lao động – việc làm ngày càng có trình độ, chun mơn cao, năng lực cơng tác tốt đã góp phần quan trọng làm cải thiện chất lượng tham mưu trong lĩnh vực được phân công phụ trách.
Thủ tục hành chính đã được cải cách đáng kể theo hướng đơn giản hoá, giảm phiền hà, trực tiếp, cơng khai, minh bạch; xây dựng quy trình thủ tục hành chính mức độ 3, 4 để giảm thời gian và chi phí thực hiện; hình thành mối liên thông trong tạo nguồn và quản lý lao động giữa địa phương với doanh nghiệp dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho NLĐ đi làm việc ở nước ngoài thuận lợi khi thực hiện các thủ tục vay vốn hay hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết.
2.4.1.2. Về cơng tác phổ biến, tun truyền chính sách
Thơng qua công tác thông tin, tuyên truyền đã làm chuyển biến nhận thức của các cấp, ngành và của người dân về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài; số lượng NLĐ xuất cảnh đi làm việc tăng lên hằng năm, chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngồi khơng ngừng được nâng cao; hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp dần đi vào nề nếp và tạo sự liên kết chặt chẽ, thường xuyên hơn. Hầu hết các doanh nghiệp dịch vụ đã lập được kế hoạch tuyển chọn LĐ trên địa bàn tỉnh đi làm việc ở nước ngoài theo từng năm và hoàn thành kế hoạch của mình nhờ đó góp phần hồn thành, thậm chí vượt chỉ tiêu kế hoạch năm về giải quyết việc làm của tỉnh.
Biểu đồ 2.3: Mức độ phản hồi của NLĐ về lợi ích của chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài mang lại trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Nguồn: Tác giả khảo sát
Qua khảo sát ý kiến của 149 NLĐ địa bàn tỉnh thu về biểu đồ 2.3, cho thấy lợi ích của chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài mang lại, theo ý kiến thu thập thì biết được ngơn ngữ, văn hóa mới và tăng thu nhập, cải thiện đời sống được cho là lợi ích chủ yếu và ảnh hưởng lớn nhất tới NLĐ. Chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng ngày càng được nâng cao cả về trình độ tay nghề, ngoại ngữ và ý thức lao động.
Mục tiêu của cơng tác thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu hướng tới lợi ích của NLĐ nên những thay đổi mang lại chủ yếu đều mang tính tích cực, điều này đã dẫn tới kết quả là số lượng lao động tham gia đi làm việc ở nước ngoài ngày càng tăng. Năm 2019 số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài tăng gấp 1,74 lần so với năm 2016, năm 2020 mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng tỉnh Quảng Bình cũng đã đạt được kết quả cao trong cơng tác thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồi với 2.100 NLĐ được tuyển chọn và xuất cảnh.
2.4.1.3. Về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động thực thi chính sách đã góp phần phát hiện các hành vi vi phạm, kịp thời giải quyết những vướng mắc, bất cập, khó khăn trong thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Việc phối hợp thực hiện kiểm tra, giám sát giữa các ngành, các cấp đã tăng cường hiệu quả; tăng tính chặt chẽ, khách quan của kiểm tra, giám sát; đồng thời tiết kiệm được nguồn kinh phí, nhân lực và thời gian thực hiện cho cả cơ quan kiểm tra, giám sát lẫn đối tượng được kiểm tra, giám sát. Hiện nay số vụ vi phạm pháp luật và đơn thư tố cáo, tố giác trong hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài ngày càng giảm. Những năm gần đây, không phát sinh các vụ việc và đối tượng lợi dụng hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
2.4.1.4. Về hoạt động phân công, phối hợp triển khai thực thi chính sách
Sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tham gia thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài về cơ bản khá hiệu quả. Đặc biệt, trong hoạt động bảo vệ quyền lợi của NLĐ ở nước ngoài đã được địa phương chú trọng quan tâm, kịp thời phối hợp với các doanh nghiệp, cơ quan đại diện ngoại giao, Ban quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài để giải quyết những trường hợp lao động gặp rủi ro, tai nạn hoặc vi phạm pháp luật ở nước sở tại để xử lý, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật hai nước.
Tác giả luận văn đã thực hiện khảo sát mức độ hài lịng của NLĐ tỉnh Quảng Bình về thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, kết quả khảo sát cho thấy sự nỗ lực cố gắng của chính quyền địa phương đã được NLĐ ghi nhận. Các hoạt động trong thực thi chính sách như thơng tin, tun truyền, đào tạo, hỗ trợ kinh phí đều được chính quyền các cấp quan tâm triển khai. Đây cũng chính là những nội dung trọng yếu trong chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Thực hiện có hiệu quả đồng thời cả 03 nội dung này
sẽ làm nâng cao kết quả đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài về cả số lượng lẫn chất lượng.
Biểu đồ 2.4: Đánh giá mức độ quan tâm của chính quyền tới hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Nguồn: Tác giả khảo sát
2.4.2. Tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, q trình thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồi thời gian qua cịn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như sau:
2.4.2.1. Công tác chỉ đạo thực hiện chính sách cịn chưa đồng bộ, thống nhất, thiếu thường xuyên
Tại một số địa phương, cơ sở công tác chỉ đạo có lúc chưa thường xuyên, kịp thời; chủ trương, chính sách đã được ban hành nhưng khơng cập nhật kịp thời hoặc triển khai chậm, chỉ mang tính hình thức; nhiều kinh nghiệm thực thi chính sách có hiệu quả chưa được áp dụng, phổ biến, nhân rộng. Chính quyền địa phương một số nơi còn thiếu chủ động, sáng tạo, vẫn
mang tư tưởng trơng chờ, ỷ lại vào các chính sách của Nhà nước, cấp trên nên không tận dụng để phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh địa phương nhằm tạo việc làm cho NLĐ thơng qua hình thức đi làm việc ở nước ngồi.
Chính sách ban hành được áp dụng chung cho tất cả NLĐ, tuy nhiên việc tiếp cận và thụ hưởng chính sách của NLĐ phụ thuộc phần lớn vào công tác triển khai thực thi chính sách của chính quyền địa phương. Kết quả đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 05 năm qua đã cho thấy sự thiếu đồng bộ trong thực thi chính sách giữa các địa phương, tạo ra sự phân hóa rõ rệt giữa những địa phương có đơng đảo NLĐ được tiếp cận với chính sách và những địa phương còn thiếu quan tâm đến hoạt động này.
2.4.2.2. Việc tiếp cận thơng tin thị trường lao động ngồi nước và các chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồi cịn chưa đa dạng
Công tác thông tin, tuyên truyền đã được quan tâm, đẩy mạnh, tuy nhiên việc NLĐ tiếp cận thông tin về thị trường lao động do các doanh nghiệp, đơn vị cung cấp còn nhiều hạn chế. Hiện nay tỉnh Quảng Bình mới chỉ có 01 doanh nghiệp được Bộ LĐ-TB&XH cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, trong khi các doanh nghiệp ở những địa phương khác khi đến tuyển chọn lao động trên địa bàn tỉnh lại chưa cung cấp thông tin đầy đủ, cụ thể về trách nhiệm, nghĩa vụ của NLĐ, các loại chi phí, điều kiện tuyển chọn,.. mà chỉ tập trung đưa ra các thông tin về quyền lợi, thu nhập nhằm thu hút sự tham gia của NLĐ. Hoạt động của các trung tâm, doanh nghiệp dịch vụ việc làm trong tỉnh cũng chưa phát huy được hết năng lực về dự báo và cung cấp thông tin thị trường lao động đến NLĐ, đặc biệt lao động nơng thơn, sinh sống ở những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, ít được tiếp cận thơng tin.
Bên cạnh những tồn tại về cung cấp thơng tin thị trường lao động thì cơng tác tun truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước trong lĩnh vực đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồi cịn bộc lộ một số hạn chế. Chính quyền các cấp, nhất là cấp xã chưa chủ động thực hiện công tác tuyên truyền; việc thông tin, tuyên truyền chủ yếu được triển khai thơng qua hình thức phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị đến tuyển chọn lao động tại địa phương. Hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật phần lớn là tổ chức hội nghị, do đó ít thu hút được sự tham gia của NLĐ.
2.4.2.3. Chất lượng nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài chưa cao
Mặc dù lực lượng lao động dồi dào, lao động trong độ tuổi thanh niên khá đông nhưng chất lượng nguồn lao động của tỉnh chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động nước ngồi. Trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghề của NLĐ tuy đã cải thiện so với những giai đoạn trước nhưng nhìn chung vẫn cịn thấp, đại bộ phận lao động đi làm việc ở nước ngồi chủ yếu là lao động phổ thơng, phụ trách các công việc đơn giản khơng địi hỏi năng lực trình độ.
Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho NLĐ được Chính phủ ban hành nhằm khuyến khích NLĐ tham gia đào tạo trước khi xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài để nâng cao chất lượng nguồn lao động. Tuy vậy, đa số NLĐ đăng ký đi làm việc ở nước ngồi lại có trình độ văn hóa thấp (9/12 trở xuống), do đó họ thường có tâm lý e ngại việc tham gia học và thi tuyển, NLĐ mong muốn được xuất cảnh ngay sau khi nộp hồ sơ. Chính tâm lý này đã tạo cơ hội cho các tổ chức, cá nhân môi giới, tư vấn cho NLĐ đi làm việc ở nước ngồi với cam kết “khơng học – khơng thi”.
2.4.2.4. Nguồn lực tài chính để triển khai thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồi hạn hẹp
Quảng Bình vẫn đang là một địa phương chậm phát triển, thu ngân sách bình quân chỉ đạt 7.000 tỷ đồng/năm. Với nguồn ngân sách hạn chế như vậy, tỉnh chưa thể ban hành các chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ NLĐ tham gia đi
làm việc ở nước ngồi; các hoạt động thơng tin, tuyên truyền hay kiểm tra, giám sát về lĩnh vực đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài đều phải lồng ghép vào công tác giải quyết việc làm hoặc chương trình giảm nghèo để vận dụng nguồn kinh phí thực hiện, do đó chưa có đủ nguồn lực để đầu tư đẩy mạnh hoạt động này.
Các chính sách hỗ trợ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài hiện nay đều thực hiện theo văn bản quy định của Trung ương là Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và Thông tư số 09/2016/TT-BLĐTBXH-BTC ngày 15/6/2016 của Bộ LĐ-TBXH và Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều về hỗ trợ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tuy nhiên, đến nay trên địa bàn tỉnh Quảng Bình chưa thực hiện giải ngân được kinh phí từ các chính sách hỗ trợ này theo quy định tại nguồn vốn cho người lao động vay đi làm việc ở nước ngoài do vướng mắc trong thủ tục thanh, quyết tốn các khoản chi phí đi làm việc ở nước ngồi của NLĐ. Bên cạnh đó, chính sách vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm để đi làm việc ở nước ngoài cũng chưa được áp dụng rộng rãi trong NLĐ do quy định hạn chế về đối tượng được thụ hưởng, đồng thời nguồn vốn cho vay cũng chưa tương xứng với nhu cầu vay vốn của NLĐ. Hằng nằm, UBND tỉnh chỉ bổ sung khoảng 4 tỷ đồng từ nguồn giải quyết việc làm địa phương ủy thác qua NHCSXH để cho vay đi làm việc ở nước ngoài. Nếu mỗi NLĐ đều vay vốn ở mức tối đa theo quy định là 100 triệu đồng thì số kinh phí này chỉ có thể giải quyết hỗ trợ cho 40 NLĐ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài, chưa thể đáp ứng được nhu cầu của NLĐ.
2.4.2.5. Hoạt động theo dõi, quản lý lao động đi làm việc ở nước ngoài thiếu chặt chẽ, chưa hiệu quả
Theo dõi, quản lý lao động đi làm việc ở nước ngoài và về nước cũng là khâu quan trọng trong thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngồi. Việc quản lý, theo dõi thơng tin của NLĐ là cơ sở để hoạch định các chính sách liên quan như hướng nghiệp, hỗ trợ NLĐ tìm kiếm việc làm sau khi về nước, hỗ trợ hòa nhập cộng đồng,… Tuy nhiên, công tác theo dõi, quản lý thông tin về NLĐ đi làm việc ở nước ngoài tại hầu hết các địa phương đều thiếu chặt chẽ, khơng nắm được tình trạng xuất cảnh của NLĐ cũng như số lượng NLĐ trở về nước, tình hình chấp hành pháp luật của NLĐ khi làm việc ở nước ngoài.
Do nhu cầu cấp thiết về việc làm để mưu sinh, một số lao động mong muốn có cơ hội làm giàu nhanh, trong khi nhận thức còn hạn chế dẫn đến việc bị một số đối tượng lợi dụng dụ dỗ, lừa gạt dưới hình thức đến làm việc ở thị trường có mức lương cao, việc nhẹ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, nhất là địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân trí thấp, đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn nên cơng tác tun truyền cịn hạn chế, điển hình: năm 2016, Công ty Sơn La thu tiền đặt cọc của 06 lao động trên địa bàn huyện Minh Hóa nhưng khơng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; năm 2017, cán bộ tuyển dụng của Cơng ty Vinasem thu tiền đặt cọc và chi phí đào tạo tiếng Nhật của NLĐ tại huyện Minh Hóa nhưng khơng đưa được NLĐ sang Nhật Bản, khơng hồn lại chi phí theo quy định cho NLĐ hay nổi cộm năm 2019, 47 NLĐ tỉnh Quảng Bình rơi vào đường dây đưa NLĐ xuất cảnh trái phép sang Hàn Quốc bằng đường biển.
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, tồn tại nêu trên xuất phát từ nhiều phía nhưng nhìn chung có những ngun nhân cơ bản như sau:
2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
Đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài là một hoạt động kinh tế đối ngoại đặc thù có tính cạnh tranh cao, mặc dù các chính sách hỗ trợ đã được triển khai thực hiện song song với hiệu lực thi hành của Luật người lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 nhưng đây vẫn còn đang là một lĩnh