3.1. Phương hướng hoàn thiện thực thi chính sách đưa người lao động đ
3.1.1. Bối cảnh thế giới và trong nước ảnh hưởng đến thực thi chính sách đưa
sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
3.1.1.1. Bối cảnh thế giới và khu vực
Trong thời gian qua, bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động theo cả chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực gây tác động mạnh mẽ tới hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài như sự bùng nổ của khoa học và công nghệ, xu thế tồn cầu hố kinh tế thế giới phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn biến rất nhanh, đột phá, tác động sâu rộng và đa chiều trên phạm vi toàn cầu. Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo ngày càng trở thành nhân tố quyết định đối với năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia. Công nghệ số sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, làm thay đổi phương thức quản lý nhà nước, mơ hình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đời sống văn hóa, xã hội.
Tuy vậy, thế giới đang trải qua một thời kỳ có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Các nước lớn điều chỉnh chiến lược, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh, đấu tranh kiềm chế lẫn nhau quyết liệt, giành vị thế và lợi ích gây ra tình hình phức tạp tại nhiều khu vực và nhiều nước. Xung đột dân tộc, tôn giáo, khủng bố quốc tế, chiến tranh cục bộ, chiến tranh kinh tế, chiến tranh mạng, các hoạt động can thiệp, lật đổ, bất tuân dân sự, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ, tài nguyên… diễn ra dưới những hình thức mới,
gay gắt hơn. Những vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống như: an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh tài chính, an ninh mạng, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, v.v.. diễn biến nghiêm trọng. Phát triển bền vững trở thành xu thế bao trùm trên thế giới; kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh đang là mơ hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn.[24] Khu vực châu Á - Thái Bình Dương có vị trí trọng yếu trên thế giới, tiếp tục là động lực quan trọng của kinh tế toàn cầu, song tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định do cạnh tranh chiến lược, tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên.
3.1.1.2. Tình hình trong nước
Các vấn đề toàn cầu và mất an ninh phi truyền thống tác động trực tiếp đến Việt Nam ngày một sâu sắc hơn. Đặc biệt, Việt Nam là một trong những nước bị tổn thương nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu tồn cầu và nước biển dâng. Các áp lực về chuyển đổi phương thức phát triển trong bối cảnh thiếu hụt về tài nguyên, năng lượng,… sẽ đặt nền kinh tế Việt Nam trước nhiều khó khăn. Việc nâng cao năng lực “thích ứng” với biến đổi khí hậu, nhất là chuẩn bị nguồn lực để sẵn sàng ứng phó với các tình huống khẩn cấp, thiên tai thường xuyên xảy ra, sẽ là thách thức lớn đối với nước ta trong thời gian tới. Trong dài hạn, nhìn chung các xu hướng phát triển có ảnh hưởng tích cực cho Việt Nam. Các chương trình nghị sự về tăng trưởng bao trùm, phát triển bền vững, xây dựng nền kinh tế nhân văn của thế giới gợi mở cho Việt Nam tư duy và tầm nhìn mới để đảm bảo cơng bằng và hồ nhập trong việc hưởng thụ các thành quả của tăng trưởng kinh tế. Việt Nam có cơ hội tốt để trở thành cửa ngõ quan trọng của một khu vực kinh tế năng động, tiếp cận với các thị trường lớn của thế giới. Tuy nhiên, tiến trình hội nhập cũng đang gây ra sức ép điều chỉnh chính sách theo nhiều kênh, nhiều tuyến, tạo ra tác động nhiều chiều, khó kiểm sốt. Việt Nam có lợi thế của nước đi sau khi có thể đi thẳng
vào phát triển những lĩnh vực mới của nền kinh tế số; song đây cũng là thách thức lớn nếu mơ hình tăng trưởng vẫn theo chiều rộng, dựa vào vốn, lao động kỹ năng thấp và tài nguyên thiên nhiên. [24] Hơn thế, sự bùng phát dịch COVID-19 từ đầu năm 2020 đã mang đến những thách thức chưa từng có, tác động lớn đến thị trường lao động nói chung và hoạt động đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi nói riêng. Để đảm bảo cơng tác phịng, chống dịch, các nước và vùng lãnh thổ tiếp nhận đông đảo lao động Việt Nam đến làm việc như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… đã ban hành các quy định cấm hoặc hạn chế nhập cảnh đối với cơng dân nước ngồi. Thêm vào đó, việc tạm dừng các đường bay quốc tế giữa Việt Nam đến các quốc gia, vùng lãnh thổ trên, đã khiến cho số lao động trúng tuyển bị mắc kẹt, không thể xuất cảnh, nhiều doanh nghiệp dịch vụ “lao đao”, phải tạm dừng hoạt động.
Trước tình hình trên chắc chắn trong thời gian tới, hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài của Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng sẽ phải đối mặt với vô vàn thách thức. Việc phân tích tình hình để xác định phương hướng thực hiện sẽ là một trong những cơ sở quan trọng để có thể đề xuất các giải pháp cho công tác thực thi chính sách đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài đạt kết quả cao trong giai đoạn tiếp theo.
3.1.2. Định hướng thực thi chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngồi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình