1.4.3 .Kinh nghiệm của Bộ Giao thông vận tải
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về các dự án đầu tư xây dựng cơ bản
2.3.2. Những bất cập, hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng thuộc Ủy ban Dân tộc còn tồn tại nhiều bất cập, được thể hiện rõ nét nhất qua thực trạng đầu tư xây dựng của một số dự án lớn gần đây.
a) Bất cập trong quản lý dự án đầu tư xây dựng Học viện Dân tộc
- Hồ sơ trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT chấp thuận về hình thức nội dung hợp đồng ủy thác giữa Học viện Dân tộc và Ban Quản lý dự án không thực hiện đúng trình tự thực hiện ủy thác quản lý dự án theo hướng dẫn tại điểm a, điểm b, khoản 2, Điều 12 Thông tư số 16/2016/TT-BXD.
- Các bên ký hợp đồng ủy thác khi chưa có quyết định phê duyệt dự tốn chi phí giai đoạn chuẩn bị đầu tư dẫn đến hợp đồng không xác định cụ thể về nội dung, khối lượng công việc ủy thác và giá của hợp đồng để làm cơ sở thực hiện hợp đồng xây dựng theo quy định tại Điều 12 và Điều 15 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.
- Nội dung thỏa thuận về phương thức giải quyết tranh chấp ghi tại Điều 12 của hợp đồng ủy thác không phù hợp với quy định tại điểm b, khoản 8, Điều 146 Luật Xây dựng năm 2014.
- Sau khi có Thơng báo kết luận số 65/TB-UBDT ngày 11/8/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT về việc giao Học viện Dân tộc thực hiện các thủ
tục về đất đai và quy hoạch xây dựng nhưng các bên không ký phụ lục hợp đồng điều chỉnh về nội dung, phạm vi công việc trong hợp đồng ủy thác.
- Thông tư số 05/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã bãi bỏ Thông tư 16/2016/TT-BXD từ ngày 15/8/2021; ngày 4/8/2021, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT ban hành Quyết định số 522/QĐ-UBDT giao nhiệm vụ chủ đầu tư dự án cho Ban Quản lý dự án đầu tư chuyên ngành xây dựng; Học viện Dân tộc đã bàn giao nhiệm vụ chủ đầu tư dự án cho Ban Quản lý dự án nhưng đến ngày 30/11/2021, hợp đồng uỷ thác vẫn chưa được thanh lý.
- Học viện Dân tộc không thực hiện việc phân công nhiệm vụ cụ thể đối với Phòng Kế hoạch - Tài vụ và Tổ Thẩm định dẫn đến còn chồng chéo trong việc tham mưu, đề xuất, thực hiện công việc của dự án.
- Dự tốn kinh phí chuẩn bị đầu tư dự án đầu tư xây dựng Học viện Dân tộc do Công ty Cổ phần Tư vấn và Kiểm định xây dựng Việt Nam lập; Viện Kinh tế xây dựng, Bộ Xây dựng thẩm tra; Vụ Kế hoạch - Tài chính, UBDT thẩm định và được Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT phê duyệt tại Quyết định số 517/QĐ- UBDT ngày 29/8/2017 với giá trị dự toán là 7.606,436 triệu đồng (đã điều chỉnh giảm 10% theo Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ). Sau hơn 1 năm, kể từ ngày Học viện Dân tộc và Ban Quản lý dự án ký hợp đồng ủy thác thì dự tốn kinh phí chuẩn bị đầu tư mới được phê duyệt.
- Việc lập, thẩm định dự tốn chi phí chuẩn bị đầu tư của các cơ quan, đơn vị về cơ bản thực đã hiện đầy đủ thủ tục lựa chọn nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra trước khi trình, thẩm định, phê duyệt dự tốn kinh phí chuẩn bị đầu tư. Tuy nhiên, cịn sai sót như sau: Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu gói thầu tư vấn lập nhiệm vụ và lập quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu tư vấn lập nhiệm vụ và lập quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500; thẩm định hồ sơ mời thầu gói thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dụng nhỏ hơn giá trị tối thiểu
được quy định tại Điều 9 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sổ điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
- Tính sai một số chi phí sau khi thực hiện giảm 10% theo Nghị quyết 89/NQ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ, Dự tốn kinh phí chuẩn bị đầu tư được phê duyệt tại Quyết định số 517/QĐ-UBDT tính thiếu chi phí lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư. Dự tốn điều chỉnh kinh phí chuẩn bị đầu tư tính thiếu khoản mục chi phí quản lý dự án giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
- Thời gian điều chỉnh dự toán kéo dài 6 tháng, ảnh hưởng đến tiến độ lập kế hoạch đấu thầu, lựa chọn nhà thầu.
- Ban Quản lý dự án lập dự tốn chi phí quản lý dự án giai đoạn chuẩn bị đầu tư trình Học viện Dân tộc nhưng đến thời điểm thanh tra, dự tốn chi phí quản lý dự án giai đoạn chuẩn bị đầu tư chưa được phê duyệt.
- Việc lập, phê duyệt kế hoạch đấu thầu giai đoạn chuẩn bị dự án: Giai đoạn 2017 - 2020, Học viện Dân tộc ban hành 4 quvết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu đối với 15 gói thầu có tổng giá trị được duvệt là 6.326,475 triệu đồng. Qua kiểm tra thấy, giai đoạn này, các công việc chủ yếu do Học viện Dân tộc tự thực hiện việc lập, phê duyệt kế hoạch đấu thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu. Ban Quản lý dự án và Học viện Dân tộc chưa thực hiện đầy đủ các cam kết trong Hợp đồng ủy thác, thiếu sự phối hợp chặt chẽ, còn chồng chéo về nhiệm vụ. Đây là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tiến độ thực hiện dự án chậm. Ban Quản lý dự án là bên B thực hiện hợp đồng ủy thác nhưng thực tế chỉ tham gia thực hiện 1 gói thầu và tham gia một số cơng việc đối với 5 gói thầu.
- Việc Ban Quản lý dự án không thực hiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu số 01, 02, 03 theo yêu cầu của chủ đầu tư là chưa thực hiện đúng nội dung cam kết hợp đồng ủy thác. Ngày 12/9/2017, Ban Quản lý dự án đã có Văn bản số 28 xin ý kiến chủ đầu tư về những sai sót trong dự tốn chi phí giai đoạn chuẩn bị đầu tư nhưng không được chủ đầu tư xem xét, giải quyết kịp thời.
- Việc lập kế hoạch đấu thầu được thực hiện gián đoạn, kéo dài từ tháng 7/2017 đến tháng 3/2020, chưa tuân thủ triệt để quy định của pháp luật về đấu thầu, cụ thể như: Nhiều gói thầu bị chia nhỏ, chưa có hệ thống, chưa hợp lý theo tính chất kỹ thuật trong khi đã xác định được các công việc của cả giai đoạn chuẩn bị dự án dẫn đến mất nhiều thời gian, thực hiện nhiều thủ tục, làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án.
- Việc thực hiện các thủ tục về quy hoạch: Học viện Dân tộc đã tham mưu cho UBDT ban hành văn bản lấy ý kiến Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Văn phịng Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội để làm cơ sở trình Thủ tướng Chính phủ xin điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Làng Văn hóa - Du lịch, tiến hành các thủ tục về quy hoạch. Tuy nhiên, đến thời điểm thanh tra, nhiệm vụ lập và quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500 của khu đất xây dựng Học viện Dân tộc có diện tích 13,5ha tại khu D, Làng Văn hoá - Du lịch chưa được duyệt và bàn giao mốc giới khu đất xây dựng dự án.
b) Một số bất cập trong quản lý dự án đầu tư xây dựng trụ sở Ủy ban Dân tộc
Bên cạnh việc chậm trễ, kéo dài thời gian đầu tư xây dựng gấp 2 lần so với dự kiến, dự án đầu tư xây dựng trụ sở Ủy ban Dân tộc còn tồn tại một số bất cập như như công tác quản lý chất lượng khảo sát, thiết kế xây dựng như chưa lập quy trình vận hành và bảo trì cơng trình; chưa có văn bản cho phép thi công cọc đại trà của đơn vị thiết kế; chưa có danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu áp dụng cho dự án. Về công tác quản lý chất lượng thi cơng xây dựng có nhiều sai phạm trong phần khoan cọc nhồi: hồ sơ thiết kế quy định mũi cọc ngầm sâu vào lớp cuội sỏi phải lớn hơn 4m, nhưng thực tế thi công (ghi chép tại hồ sơ cọc) lại chỉ lớn hơn 2m; chưa xuất trình bản vẽ hồn cơng mặt bằng cọc, bảng hồn cơng tọa độ kim cọc tại cốt cắt đầu cọc; chưa có hồ sơ quản lý chất lượng liên quan đến vết nứt, xử lý vết nứt sàn tầng hầm; chưa có danh mục đầy đủ của các thay đổi, điều chỉnh thiết kế trong q
trình thi cơng, thực hiện dự án; chủ đầu tư chưa phê duyệt đề xuất vật tư, thiết bị hạng mục cơ điện và nhiều sai phạm khác. Về hiện trạng chất lượng thi cơng xây dựng: chưa có khe co dãn nhiệt cho lớp gạch lát trên bề mặt mái sân thượng; không lắp thang lên mái tum, chiều cao lan can xung quanh mái tum không đảm bảo an tồn theo quy định; tại ơ sàn khu vực 4 góc tầng hầm xuất hiện các vết nứt sàn; bề mặt bê tông ở một số cấu kiện dầm, sàn bị rỗ, sần sùi, hở cốt thép, lồi lõm; khơng có ram dốc, khu vệ sinh và bảng gọi tầng hầm trong cabin cho người khuyết tật không đảm bảo QCVN 10:2014/BXD...
c) Một số bất cập trong quản lý dự án ứng dụng điện mặt trời cho vùng miền núi và dân tộc
Việc triển khai dự án Ứng dụng điện mặt trời cho khu vực miền núi và dân tộc ở Việt Nam (do Ủy ban Dân tộc thuộc Chính phủ quản lý) tại những vùng sâu, vùng xa chưa có điện lưới là một chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, dù đã được triển khai hơn 10 năm nay nhưng dự án này vẫn còn nhiều tồn tại, vướng mắc trong quá trình xem xét, thẩm tra hồ sơ phê duyệt quyết toán do những sai phạm của một số bên liên quan.
Về nguyên tắc, Ban quản lý dự án điện mặt trời (Ban quản lý) phải giữ lại 10% giá trị hợp đồng, sau khi nghiệm thu, bàn giao, đưa vào sử dụng nếu khơng có gì tồn tại vướng mắc mới được thanh toán tiếp. Tuy nhiên, dù thực tế tại hiện trường có nhiều sai phạm chưa được khắc phục nhưng Ban quản lý vẫn thanh toán 100% giá trị hợp đồng cho 3 nhà thầu tư vấn giám sát. Đối chiếu tài liệu còn cho thấy, Ban quản lý dự án chi trùng (thanh tốn 2 lần) đối với cơng tác thí nghiệm vật liệu xây dựng là 222,4 triệu đồng; thanh toán khống cho xây lắp khoảng 1,9 tỷ đồng; thanh toán khống khối lượng điện nước và thuê kho bãi cho 02 nhà thầu là: 178,2 triệu đồng; thanh tốn khống nhân cơng lắp 83 đoạn cột ăng ten thu phát truyền hình. Tại thời điểm gói thầu xây lắp số 05 vẫn chưa thi công nhưng đơn vị thi công xây lắp và tư vấn giám sát đã lập biên bản nghiệm thu khối lượng cơng việc hồn thành, lập hồ sơ và được Ban quản lý
dự án chấp nhận thanh toán, giá trị thanh toán là 2,08 tỉ đồng /2,242 tỉ đồng, bằng 93%.
Theo quy định tại Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009, của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc cơng bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng cơng trình thì chi phí tư vấn giám sát thiết bị được tính bằng tỷ lệ % trên giá trị thiết bị được xác định, cụ thể là: thiết bị có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn 10 tỉ đồng áp dụng định mức là 0,918%; thiết bị có giá trị từ trên 10 tỉ đến dưới 20 tỉ đồng áp dụng định mức là 0,804%; thiết bị có giá trị từ trên 20 tỉ đến dưới 50 tỉ đồng áp dụng định mức 0,767%. Nhưng tất cả các gói thầu tư vấn giám sát của dự án điện mặt trời đều áp dụng định mức 0.918% là không đúng quy định, dẫn đến việc chi sai định mức 229,5 triệu đồng.
Theo thiết kế đã được phê duyệt, nhiều thiết bị đã lắp đặt nhưng bị mất và thiết bị khơng lắp đặt có tổng giá trị là 35.480 Euro, tương đương hơn 1 tỉ đồng. Bên cạnh đó, rất nhiều hệ điện thi công sai thiết kế, thiếu khối lượng nhưng vẫn được nghiệm thu với 100% khối lượng hoàn thành như thiết kế được duyệt và như hợp đồng đã ký.
Theo nội dung của dự án được duyệt, sau khi dự án hoàn thành và bàn giao cho Uỷ ban nhân dân các xã thì Ban quản lý có trách nhiệm phối hợp với chính quyền sở tại tổ chức thành lập tổ quản lý và xây dựng quy chế hoạt động để tổ chức vận hành khai thác hiệu quả dự án này. Tuy nhiên, sau khi dự án hồn thành, khơng có xã nào thành lập tổ quản lý, khơng có xã nào có quy chế hoạt động quản lý và cũng khơng có xã nào có cán bộ xã được tập huấn, đào tạo. Do đó, các thiết bị khơng được quản lý chặt chẽ; nhiều thiết bị hiện nay đã mất, hỏng hoặc giao cho cá nhân sử dụng nhưng khơng có biện pháp xử lý kịp thời. Các thiết bị mặc dù có chất lượng rất tốt nhưng đã xuống cấp nhanh chóng do khơng được quản lý, sử dụng đúng quy cách.
Về việc bảo trì cơng trình, lãnh đạo Uỷ ban Dân tộc đã giao vốn, phê duyệt dự toán để Ban quản lý thực hiện ngay từ cuối năm 2011 và Ban quản lý
dự án có ký hợp đồng kinh tế với đơn vị bảo trì là Viện khoa học năng lượng thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Viêt Nam với giá trị là 3,06 tỉ đồng, thời gian thực hiện từ ngày 05/12/2012. Tuy nhiên, thực tế, nhiều hệ điện có các thiết bị hỏng, thiết bị lắp thiếu nhưng chưa được sửa chữa, khắc phục kịp thời như bộ chuyển đổi nguồn, ốc vít thanh giằng, ốc vít định vị cột thu phát và chân đế; các dây néo bị trùng, cột thu phát truyền hình bị nghiêng...
Như vậy, những bất cập trong quản lý và thực thi dự án điện mặt trời của Uỷ ban dân tộc đã gây ra lãng phí nguồn lực ngân sách, ảnh hưởng đến nguồn vốn vay và khả năng trả nợ vốn ODA của Chính phủ.
d) Số lượng các dự án được triển khai thực hiện cịn ít, chưa tương xứng với vai trị và vị trí của UBDT
Trong cả giai đoạn từ 2016 đến 2020 UBDT chỉ được giao triển khai thực hiện một dự án đầu tư xây dựng cơ bản đó là xây dựng Học viện Dân tộc, còn các dự án khác là do bị chậm trễ tồn đọng từ giai đoạn trước. Con số này là ít và có sự chênh lệch lớn so với quy mô vốn và số lượng các dự án đầu tư của các bộ ngành khác. Nhiều các dự án khác do UBDT chủ trì xây dựng tuy nhiên tiến độ thẩm định diễn ra chậm, còn tồn tại một số hạn chế do đó chưa được phê duyệt và triển khai thực hiện như đã trình bày ở phần tên.
e) Hạn chế trong khâu kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương
Chưa có cơ chế giám sát tình hình chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN đối với tất cả các chương trình, dự án một cách tồn diện, thường xun và có hệ thống. Các cơ quan kiểm tra, giám sát chồng chéo, trùng lắp trong chức năng quyền hạn và trách nhiệm. Còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong kiểm tra việc quản lý vốn đầu tư XDCB. Các quy trình kiểm tra, giám sát chưa được xây dựng và ban hành một cách khoa học, đầy đủ, kịp