1.4.3 .Kinh nghiệm của Bộ Giao thông vận tải
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Đối với Bộ Tài chính
Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, các quỹ tài chính nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp và hoạt động dịch vụ tài chính (gọi chung là lĩnh vực tài chính - ngân sách), hải quan, kế toán và giá cả trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ cơng trong lĩnh vực tài chính - ngân sách, hải quan, kế tốn, kiểm tốn độc lập và giá cả; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Đối với Bộ Tài chính xin đề xuất một số kiến nghị như sau:
- Tiếp tục chủ trì xây dựng dự thảo Luật, nghị định trình Chính phủ để Chính phủ xem xét phê duyệt hoặc trình Quốc hội xem xét phê duyệt liên quan lĩnh vực tài chính, ngân sách và đầu tư, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên quan hướng dẫn cụ thể việc thực hiện ngân sách, thực hiện ngân sách chi cho đầu tư phát triển, đầu tư xây dựng cơ bản.
- Chủ trì xây dựng các đề án về quản lý ngân sách phục vụ đầu tư xây dựng cơ bản, xây dựng cơ chế tài chính linh hoạt, hiệu quả cùng với các chính sách hỗ trợ tài chính cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
- Trong vấn đề xây dựng luật, văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tài chính cần ưu tiên các đối tượng, các ngành đặc thù đặc biệt đối với vấn đề dân tộc.
- Với tư cách là Bộ quản lý trực tiếp vấn đề về tài chính, ngân sách, Bộ Tài chính cần tiếp tục tiếp nhận những đề xuất, góp ý của các bộ ngành về những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện ngân sách, trong triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của từng ngành.
- Hướng dẫn cụ thể, chi tiết hoạt động chuyên mơn đặc thù như cơng tác kế tốn, thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, chế độ kế tốn, kiểm tốn, quy trình thực hiện ngân sách, quy chế tài chính, hoạt động thu chi, thối vốn, gọi vốn liên quan đến đầu tư XDCB.