Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của ủy ban dân tộc (Trang 75 - 79)

1.4.3 .Kinh nghiệm của Bộ Giao thông vận tải

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về các dự án đầu tư xây dựng cơ bản

2.3.3. Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế

- Hệ thống pháp luật về đầu tư XDCB cịn thiếu tính ổn định, có nhiều thay đổi, gây khó khăn cho cơng tác quản lý nhà nước và triển khai thực hiện nhiệm vụ của các chủ đầu tư;

- Cơng tác bồi thường GPMB gặp nhiều khó khăn do nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, đòi hỏi đơn giá bồi thường cao hơn quy định, hoặc không chấp nhận phương án bồi thường.

- Danh mục cơng trình q nhiều, tổng mức đầu tư thấp, đa số là các cơng trình đầu tư nhằm mục đích giải quyết bức xúc, sự vụ nhỏ lẻ gây khó khăn trong cơng tác quản lý.

- Đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện cơng tác quản lý đầu tư XDCB vẫn cịn hạn chế về số lượng cũng như kinh nghiệm, cần có sự đầu tư hơn nữa để nâng cao năng lực của công chức, viên chức làm nhiệm vụ quản lý cũng như chuyên môn. Cụ thể, đối với dự án xây dựng Học viện Dân tộc, Ủy ban Dân

tộc đã giao trách nhiệm Chủ đầu tự dự án cho Học viện Dân tộc khi đơn vị này chưa có đủ khả năng chun mơn dẫn đến dự án chậm giải ngân, vi phạm nhiều quy định về tài chính. Trong khi thời điểm đó, Ủy ban Dân tộc có 2 Ban quản lý dự án và chức năng của Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng là làm Chủ đầu tư, khi đó mới đáp ứng các yêu cầu về quản lý. Mặt khác, Học viện Dân tộc không đủ năng lực chun mơn để triển khai thực hiện dẫn đến tình trạng chậm trễ như hiện nay. Thậm chí cịn có một số gói thầu đã giải ngân có dấu hiệu chưa đúng với quy định của pháp luật.

- Nguồn lực thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Trong giai đoạn 2016-2020, dự án lớn nhất mà UBDT triển khai thực hiện đó là dự án xây dựng học viên Dân tộc với tổng mức đầu tư khoảng 800 tỷ, tuy nhiên nếu so với cả giai đoạn thì đây là con số nhỏ, phản ánh nguồn lực phục vụ cho đầu tư xây dựng cơ bản của Uỷ ban Dân tộc còn hạn chế.

- Trong điều kiện nước ta hiện nay, đời sống của đồng bào dân tộc và dân cư các địa phương vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là điều kiện về cơ sở hạ tầng, điều kiện vật chất phục vụ đời sống nhân dân còn thiếu thốn, việc huy động được nguồn lực để tiếp tục đầu tư vào các dự án đầu tư xây dựng cơ bản là hết sức cần thiết. Tuy nhiên một thực tế phải thừa nhận đó là các dự án đầu tư xây dựng cơ bản mà UBDT chủ trì thực hiện đều là các dự án mang tính xã hội, tức là các dự án không thu hồi vốn, không tạo ra lợi nhuận kinh tế trực tiếp, do đó khó thu hút sự tham gia của các tổ chức khác trong xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp. Trong khi đó nếu nhìn vào NSNN cho một năm tài khóa có thể thấy NSNN đang phải phân bổ cho rất nhiều lĩnh vực, nhiều bộ, ngành, địa phương, rất khó để tìm ra đối tượng ưu tiên là bộ ngành nào, địa phương nào, bài tốn tài chính, bài tốn ngân sách vẫn là vấn đề chính trong việc xây dựng, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Thực tiễn việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ bản ở một số bộ ngành và địa phương đã cho thấy, có rất nhiều các dự án với mục tiêu hết sức tốt đẹp, được vận hành đúng theo quy định của pháp luật nhưng do thiếu vốn dẫn đến việc bị đình trệ, thậm chí dự án bị “khai tử”. Để tránh tình trạng này, trong thời gian tới UBDT cần chủ động hơn trong việc huy động và tìm kiếm nguồn lực tài chính, vừa giúp Ủy ban chủ động hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ của mình vừa giúp giảm nhẹ gánh nặng của NSNN.

- Năng lực của nhà thầu tư vấn còn yếu, thời gian lập dự án kéo dài, có dự án thiếu nhiều thủ tục, khơng đồng bộ, hồ sơ để trình duyệt và phải chỉnh

sửa, bổ sung nhiều lần làm chậm tiến độ thực hiện. Một số nhà thầu xây lắp năng lực hạn chế, sau khi ký hợp đồng khơng huy động đủ máy móc, thiết bị, nhân lực, vật tư vật liệu phục vụ thi công, việc thực hiện các mốc thời gian theo tiến độ và kế hoạch đấu thầu không nghiêm túc, thi công cầm chừng, một số cơng trình phải gia hạn thời gian thi công.

- Năng lực của nhiều đơn vị tư vấn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, từ đó, chất lượng nhiều hồ sơ dự án, hồ sơ thiết kế thấp, thời gian lập dự án kéo dài, khi chỉnh sửa mất nhiều thời gian làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án; một số cơng trình thời gian thi cơng kéo dài, thủ tục đầu tư khơng hồn chỉnh kịp thời.

- Trách nhiệm của một số chủ đầu tư chưa cao, chưa có sự quan tâm đúng mức, đặc biệt là trong công tác theo dõi, giám sát, cập nhật thông tin, báo cáo theo quy định.

Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở những kiến thức về quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng được trình bày tại Chương 1, Chương 2 của luận văn đã đi sâu làm rõ những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về các dự án đầu tư xây dựng cơ bản gắn với thực tiễn tại Ủy ban Dân tộc. Luận văn đã nêu bật được những kết quả đạt được, những ưu điểm, hạn chế trong công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của Ủy ban Dân tộc. Từ thực tiễn đó, luận văn tiếp tục chỉ ra nguyên nhân của những khó khăn, tồn tại, hạn chế liên quan đến từng nội dung của đầu tư xây dựng cơ bản, lấy đó làm cơ sở để tiếp tục triển khai nội dung Chương 3 về những giải pháp, đề xuất kiến nghị nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của Ủy ban Dân tộc.

Chương 2 của luận văn là phần nội dung trọng tâm, được đầu tư nhiều tâm huyết, chuẩn bị kĩ càng về mặt số liệu, thông tin cũng như dựa trên thực tiễn hoạt động, chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Ủy ban Dân tộc trọng quản lý nhà nước về các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, đây cũng là phần huy động tối đa phương pháp nghiên cứu, công sức, thời gian của tác giả.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

CỦA ỦY BAN DÂN TỘC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của ủy ban dân tộc (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)