1.2.3.Nguyên tắc quản lý nhà nước về các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bản
Thứ nhất, kết hợp hài hịa giữa các lợi ích trong đầu tư. Trong hoạt động
đầu tư, sự kết hợp hài hịa các lợi ích thể hiện giữa lợi ích xã hội mà đại diện là nhà nước với lợi ích của nhân dân, của các cá nhân và tập thể người lao động, giữa lợi ích của chủ đầu tư, nhà thầu, các cơ quan thiết kế, tư vấn, dịch vụ đầu
tư và người hưởng lợi. Sự kết hợp này được đảm bảo thực thi chính sách của nhà nước, sự thỏa thuận theo hợp đồng giữa các đối tượng tham gia quá trình đầu tư, sự cạnh tranh của thị trường thông qua đấu thầu theo luật định. Tuy nhiên, một số hoạt động đầu tư và trong mơi trường nhất định, lợi ích của Nhà nước và các thành viên tham gia có thể mâu thuẫn nhau; lợi ích nhà nước và xã hội bị xâm phạm. Do vậy, quản lý nhà nước cần có những quy chế, biện pháp để ngăn chặn mặt tiêu cực.
Thứ hai, tiết kiệm và hiệu quả trong đầu tư. Trong đầu tư nói chung và
đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng, với những nguồn lực cho đầu tư cần phải đem lại hiệu quả KT-XH đã dự kiến với chi phí thấp nhất. Biểu hiện tập trung nhất của nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý hoạt động đầu tư, đối với các cơ sở là đạt được lợi nhuận cao, đối với xã hội là tăng sản phẩm quốc dân, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ mơi trường, phát triển văn hóa, giáo dục và các sự nghiệp phúc lợi công cộng.
Thứ ba, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ. Trong quản lý đầu tư xây
dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước, nguyên tắc này thể hiện toàn bộ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước được tập trung quản lý theo một cơ chế thống nhất của nhà nước thông qua các tiêu chuẩn, định mức, các quy trình, quy phạm về kỹ thuật nhất quán và rành mạch. Việc phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước phải theo một chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tổng thể. Tính dân chủ là đảm bảo cho mọi người cùng tham gia và quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước. Dân chủ địi hỏi phải cơng khai cho mọi người biết, thực hiện cơ chế giám sát cộng đồng, minh bạch, công khai các số liệu liên quan đến ĐTXD cơ bản bằng NSNN.
Thứ tư, thống nhất, kết hợp hài hồ giữa kinh tế và chính trị. Sự kết hợp
hài hịa giữa hai mặt kinh tế và chính trị sẽ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế. Nó cũng là một biểu hiện cho sự thống nhất giữa hai mặt kinh tế và chính
trị; phát triển kinh tế nhưng việc quan tâm đến đời sống nhân dân phải được coi trọng ... Phát triển kinh tế nhưng hạn chế việc làm gia tăng sự chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng miền.
Thứ năm, quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ. Kết hợp
quản lý theo ngành và theo lãnh thổ sẽ khai thác được tối đa nguồn lực của mỗi địa phương, cũng như khai thác được triệt để thế mạnh riêng, góp phần thúc đẩy kinh tế. Kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương nhằm đảm bảo phát triển toàn diện, đáp ứng được nhu cầu xã hội, tránh tình trạng phát triển cục bộ, hạn chế phát triển.