2.2. Thực trạng quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam
2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội
Bộ máy quản lý Quỹ BHXH gồm Quốc hội, Chính phủ, Kiểm tốn nhà nước, Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam và BHXH Việt Nam. Trong đó,
BHXH Việt Nam là cơ quan được giao quản lý, sử dụng Quỹ BHXH và thực hiện phương án đầu tư Quỹ đã được Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam phê duyệt.
Việc quản lý và sử dụng các Quỹ BHXH của BHXH Việt Nam được đặt dưới sự giám sát, chỉ đạo chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước về BHXH, Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội. Bên cạnh đó, Quỹ BHXH cịn được Kiểm tốn nhà nước kiểm toán định kỳ 3 năm một lần. Hàng năm Quốc hội thực hiện việc giám sát tình hình thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHTN và quản lý, sử dụng Quỹ để đảm bảo việc quản lý và sử dụng các Quỹ BHXH đúng luật định.
Nghị định số 89/2020/NĐ-CP ngày 04/8/2020 của Chính phủ quy định trách nhiệm, mối quan hệ giữa BHXH Việt Nam với các Bộ, Ngành trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHXH và quản lý, sử dụng quỹ BHXH như sau:
Bộ Lao động - Thương binh và xã hội: Đề xuất việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về BHXH; kiến nghị thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện BHXH theo quy định của pháp luật; chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHXH; báo cáo định kỳ hàng năm và báo cáo đột xuất với Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về tình hình thực hiện chế độ, chính sách BHXH; tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng quỹ BHXH.
Bộ Tài chính: Đề xuất việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ tài chính đối với quỹ BHXH và cơ chế tài chính áp dụng đối với BHXH Việt Nam; chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Tài chính trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với quỹ BHXH; báo cáo định kỳ hàng năm và báo cáo đột xuất với Bộ Tài chính về tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng quỹ BHXH.
BHXH Việt Nam tham gia, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Y tế thực hiện quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ BHXH.
BHXH Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH nhằm bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật và phát triển đối tượng tham gia BHXH.
2.2.3. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội giai đoạn 2018-2020
2.2.3.1. Thu quỹ bảo hiểm xã hội
Thực hiện các quy định về hoạt động Đại lý thu, BHXH Việt Nam đã ký hợp đồng nguyên tắc với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam làm đại lý thu BHXH, BHYT và cung ứng dịch vụ công. Đồng thời, chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố chủ động ký hợp đồng đại lý thu BHXH, BHYT đối với Bưu điện tỉnh và các tổ chức đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của BHXH Việt Nam để tổ chức, triển khai công tác thu, phát triển đối tượng tại địa phương. Tính đến hết năm 2020, tại 63 tỉnh, thành phố đã có 12.712 đại lý thu BHXH, BHYT với 38.828 điểm thu và 51.687 nhân viên đại lý thu.
Công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH
Bảng 2.1. Số ngƣời tham gia BHXH giai đoạn 2018 - 2020
Đơn vị: Người
STT Loại hình Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
BHXH (chung) 14.732.259 15.762.145 16.176.180
% LLLĐ 30,4% 32,2% 32,8%
1 BHXH bắt buộc 14.455.069 15.204.036 15.050.944
2 BHXH tự nguyện 277.190 558.109 1.125.236
(Nguồn: BHXH Việt Nam)
Năm 2018, số người tham gia BHXH là 14.732.259 người, đạt 30,4% so với lực lượng lao động trong độ tuổi. Trong đó: số người tham gia BHXH bắt buộc là 14.455.069 người, số ngươi tham gia BHXH tự nguyện là 277.190 người.
Năm 2019, số người tham gia BHXH là 15.762.145 người, đạt 32,2% so với lực lượng lao động trong độ tuổi, tăng 1.029.886 người, tăng 1,8% lực lượng lao động trong độ tuổi so với năm 2018. Trong đó: số người tham gia BHXH bắt buộc là 15.204.036 người, tăng 748.967 người so với năm 2018
(tăng 5,18%); số người tham gia BHXH tự nguyện là 558.109 người, tăng 280.919 người so với năm 2018 (tăng 101,3%), tăng gấp 91,3 lần so với năm 2008 (6.110 người) là năm đầu triển khai chính sách BHXH tự nguyện.
Năm 2020, số người tham gia BHXH là 16.176.180 người, đạt 32,8% so với lực lượng lao động trong độ tuổi, tăng 414.035 người, tăng 0,6% lực lượng lao động trong độ tuổi so với năm 2019. Tuy nhiên, số người tham gia BHXH bắt buộc chỉ đạt 15.050.944 người, giảm 153.092 người so với năm 2019 (giảm 1%). Số người tham gia BHXH tự nguyện là 1.125.236 người, tăng 567.127 người so với năm 2019 (tăng 101,6%), tăng 184,2 lần so với năm 2008. Tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện so với lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2020 là 2,28%.
Tình hình thu quỹ BHXH giai đoạn 2018 - 2020
Bảng 2.2. Thu quỹ BHXH (từ đóng góp của NLĐ và NSDLĐ) giai đoạn 2018 - 2020
Đơn vị: tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Quỹ BHXH 223.083,7 248.639 265.692,3
1 Quỹ ốm đau, thai sản 25.845,2 29.113,7 30.732,5 2 Quỹ TNLĐ, BNN 4.340,9 4.876,6 5.111,5 3 Quỹ hưu trí, tử tuất 192.897,6 214.648,6 229.848,3 - BHXH bắt buộc 191.610 212.259,7 225.879,2 - BHXH tự nguyện 1.287,6 2.389 3.969,1
(Nguồn: BHXH Việt Nam)
Năm 2018 số thu BHXH từ đóng góp của NLĐ và NSDLĐ là 223.083,7 tỷ đồng, trong đó: Quỹ ốm đau thai sản là 25.845,2 tỷ đồng, quỹ TNLĐ-BNN là 4.340,9 tỷ đồng; quỹ hưu trí tử tuất là 192.897,6 tỷ đồng (trong đó thu BHXH tự nguyện là 1.287,6 tỷ đồng).
Năm 2019 số thu BHXH từ đóng góp của NLĐ và NSDLĐ là 248.639 tỷ đồng, tăng 25.555,3 tỷ đồng so với năm 2018 (tăng 11,5%). Trong đó: Quỹ ốm đau thai sản là 29.113,7 tỷ đồng, quỹ TNLĐ-BNN là 4.876,6 tỷ đồng; quỹ hưu trí tử tuất là 214.648,6 tỷ đồng (trong đó thu BHXH tự nguyện là 2.389 tỷ đồng, tăng 1.101,4 tỷ đồng, tăng 85,5% so với năm 2018).
Năm 2020 số thu BHXH từ đóng góp của NLĐ và NSDLĐ là 265.692,3 tỷ đồng, tăng 17.053,3 tỷ đồng so với năm 2019 (tăng 6,9%). Trong đó: Quỹ ốm đau thai sản là 30.732,5 tỷ đồng, quỹ TNLĐ-BNN là 5.111,5 tỷ đồng; quỹ hưu trí tử tuất là 229.848,3 tỷ đồng (trong đó thu BHXH tự nguyện là 3.969,1 tỷ đồng, tăng 1.580,1 tỷ đồng, tăng 66,14% so với năm 2019). Số thu năm 2020 tăng so với năm 2019 do Chính phủ ban hành Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 quy định tăng mức lương tối thiểu vùng so với năm 2019 đối với NLĐ làm việc theo HĐLĐ (áp dụng từ ngày 01/01/2020) và chính sách BHXH bắt buộc mở rộng đối tượng tham gia.
Tình trạng nợ đóng, chậm đóng BHXH vẫn xảy ra. Số tiền nợ đóng, chậm đóng BHXH những năm qua tập trung chủ yếu ở khu vực doanh nghiệp, chiếm trên 70% tổng số tiền nợ, chậm đóng BHXH. Tính đến 31/12/2020 tổng số tiền nợ đóng BHXH bắt buộc là 12.113 tỷ đồng, chiếm 4,4% số phải thu (trong đó: số tiền nợ, chậm đóng ở doanh nghiệp ngồi quốc doanh chiếm 57%, số tiền nợ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 8,1%, doanh nghiệp nhà nước chiếm 6,4%).
2.2.3.2. Chi quỹ bảo hiểm xã hội
Từ năm 2018 đến năm 2020, Quỹ BHXH đã giải quyết hưởng mới chế độ cho trên 422 nghìn người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; trên 2,8 triệu người hưởng trợ cấp BHXH một lần (trong đó số người hưởng hưởng chế độ BHXH một lần tăng qua các năm, bình quân giai đoạn 2018- 2020 tăng 6,3%); trên 32 triệu lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe.
BHXH Việt Nam đã thực hiện ký hợp đồng với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, chi trả chế độ BHXH một lần cho người thụ hưởng.
Nhìn chung, cơ quan Bưu điện đã thực hiện chi trả theo đúng quy trình, quy định của ngành BHXH và Hợp đồng đã ký kết giữa cơ quan BHXH và cơ quan Bưu điện, bảo đảm chi trả đầy đủ, kịp thời, đúng lịch, tổ chức thanh quyết tốn nhanh, chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Bảng 2.3. Tình hình chi trả BHXH giai đoạn 2018 - 2020
Đơn vị: tỷ đồng
STT Nguồn kinh phí Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Nguồn quỹ BHXH 155,879 178,495 193,619
1 Ốm đau thai sản 26,265 30,540 30,725
2 Quỹ TNLĐ - BNN 743 850 886 3 Quỹ Hưu trí-Tử tuất 128,871 147,105 162,008
(Nguồn: BHXH Việt Nam)
Số chi trả các chế độ BHXH giai đoạn 2018 - 2020 tăng qua các năm do số người hưởng các chế độ tăng và do nhà nước điều chỉnh mức hưởng.
Năm 2020, tổng số chi từ quỹ BHXH năm 2020 là 193.619 tỷ đồng, tăng 24,2% (37.740 tỷ đồng) so với năm 2018, tăng 8,47% (15.124 tỷ đồng) so với năm 2019. Trong đó:
Chi từ Quỹ hưu trí, tử tuất: Tổng số chi là 162.008 tỷ đồng, tăng 25,7% (33.137 tỷ đồng) so với năm 2018, tăng 10,13% (14.903 tỷ đồng) so với năm 2019. Trong đó: tổng số người hưởng chế độ BHXH hàng tháng tính đến 31/12/2020 là 2.097.073 người, tăng 5,57% (110.633 người) so với năm 2019, số chi là 122.321 tỷ đồng tăng 9,07% (10.168 tỷ đồng) so với năm 2019.
Chi từ Quỹ TNLĐ-BNN: Tổng số chi là 886 tỷ đồng, tăng 4,24% (36 tỷ đồng) so với năm 2019. Trong đó: Tổng số người hưởng chế độ hàng tháng là
51.367 người, tăng 4,25% (2.093 người) so với năm 2019; số chi là 638 tỷ đồng, tăng 7,59% (45 tỷ đồng) so với năm 2019.
Chi từ Quỹ ốm đau, thai sản, DSPHSK là 30.725 tỷ đồng, tăng 0,61% (185 tỷ đồng) so với năm 2019.
2.2.3.3. Cân đối thu - chi bảo hiểm xã hội
Trên cơ sở số liệu thu từ đóng góp của NLĐ, NSDLĐ và chi các chế độ BHXH, cân đối thu - chi các quỹ thành phần được thể hiện:
Bảng 2.4: Cân đối thu - chi các quỹ thành phần giai đoạn 2018 - 2020
Đơn vị: tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Quỹ BHXH
1 Quỹ ốm đau, thai sản
Số thu 25,845.2 29,113.7 30,732.5 Số chi 26,265 30,540 30,725 Tỷ lệ số chi /số thu 101.62% 104.90% 99.98% 2 Quỹ TNLĐ-BNN Số thu 4,340.9 4,876.6 5,111.5 Số chi 743 850 886 Tỷ lệ số chi /số thu 17.12% 17.43% 17.33%
3 Quỹ Hưu trí tử tuất
Số thu 192,897.6 214,648.7 229,848.3
Số chi 128,871 147,105 162,008
Tỷ lệ số chi /số thu 66.81% 68.53% 70.48%
(Nguồn: BHXH Việt Nam)
Số liệu bảng 2.4 cho thấy: Tỷ trọng số chi/thu các chế độ từ các quỹ thành phần của quỹ BHXH năm 2020: Quỹ hưu trí tử tuất là 70,48%, tăng 1,95% so với năm 2019; quỹ TNLĐ-BNN là 17,33%, giảm 0,1% so với năm
Quy mô các quỹ BHXH tiếp tục tăng hàng năm, tốc độ tăng quỹ có xu hướng chậm lại. Tổng số dư quỹ BHXH đến năm 2020 là 862.481 tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm 2019, trong đó: quỹ hưu trí và tử tuất 794.920 tỷ đồng, chiếm 92,2% tổng số dư quỹ BHXH, đảm bảo cân đối trong dài hạn.
2.2.3.4. Đầu tư bảo toàn và tăng trưởng Quỹ bảo hiểm xã hội
Thực hiện Luật BHXH năm 2014, Nghị định số 30/2016/NĐ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH, BHYT, BHTN; BHXH Việt Nam tiếp tục thực hiện hoạt động đầu tư các quỹ theo đúng quy định của pháp luật và Nghị quyết của Hội đồng Quản lý BHXH, đầu tư vào các hình thức: Mua trái phiếu Chính phủ; gửi tiền, mua trái phiếu của các NHTM có chất lượng hoạt động lành mạnh theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước bao gồm: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Giai đoạn 2018-2020, BHXH Việt Nam ưu tiên đầu tư trái phiếu Chính phủ thông qua phương thức đấu thầu tại Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội, giúp Chính phủ duy trì, ổn định thị trường trái phiếu Chính phủ, đồng thời hỗ trợ kịp thời nguồn vốn cho ngân sách Nhà nước trong bối cảnh nhu cầu chi tăng cao. Số còn lại đầu tư vào các NHTM có chất lượng hoạt động lành mạnh được Hội đồng quản lý BHXH phê duyệt, để đảm bảo nguồn chi trả các chế độ BHXH. Với vai trị là quỹ tài chính cơng lớn, BHXH Việt Nam tập trung đầu tư mua trái phiếu Chính phủ, từ năm 2018 đến năm 2020 chiếm tỷ trọng 85% trên tổng số vốn đầu tư. Qua đó đã giúp Nhà nước huy động thành công nguồn vốn trong nước với lãi suất thấp phục vụ phát triển kinh tế, ASXH, ổn định kinh tế vĩ mô và tiết kiệm cho Ngân sách Nhà nước.
Bảng 2.5: Tình hình đầu tƣ quỹ giai đoạn 2018 - 2020 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Số dƣ đầu tƣ đầu năm Số đầu tƣ trong năm Thu nợ gốc trong năm Số dƣ đầu tƣ cuối năm So với năm trƣớc liền kề Số tiền () Tỷ lệ (%) 2018 609.069 269.516 150.500 728.085 119.016 119,5 2019 728.085 280.078 194.500 813.663 85.578 111,7 2020 813.663 304.821 220.769 897.715 81.082 94,7
(Nguồn: BHXH Việt Nam)
Số dư lũy kế tại thời điểm cuối mỗi năm của quỹ BHXH ngày càng tăng, thể hiện quy mô về đầu tư tăng mạnh qua các năm. Nếu như năm 2018 số dư đầu tư tính đến cuối năm là 728.085 tỷ đồng thì đến 31/12/2020 số dư đầu tư lũy kế đã đạt 897.715 tỷ đồng (tăng 10,33% so với cùng kỳ năm 2019), trong đó: Đầu tư vào trái phiếu Chính phủ là 779.215,1 tỷ đồng chiếm 86,8% tổng số dư đầu tư quỹ; Đầu tư vào các NHTM là 118.500 tỷ đồng, chiếm 13,2% tổng số dư đầu tư quỹ.
Bảng 2.6: Cơ cấu đầu tƣ quỹ từ 2018 - 2020
Đơn vị tính: %
Năm Cho
NSNN vay
Mua TPCP Gửi tiền, mua TP, CCTG tại NHTM
Tổng cộng
2018 0 85,3 14,7 100,0
2019 0 85,4 14,6 100,0
2020 0 86,8 13,2 100,0
Cơ cấu và tỷ lệ đầu tư tính đến cuối năm đảm bảo chấp hành đúng Nghị quyết của Hội đồng Quản lý BHXH phê duyệt phương án đầu tư quỹ.
Lãi suất đầu tư bình quân các năm: Năm 2018 là 6,4% cao hơn 2,86% so với tỷ lệ lạm phát trong năm; năm 2019 là 5,8% cao hơn 3% so với tỷ lệ lạm phát trong năm; năm 2020 đạt 5,02%, cao hơn 1,79% so với tỷ lệ lạm phát trong năm (3,23%). Như vậy có thể thấy Quỹ BHXH được bảo tồn giá trị và tăng trưởng.
2.2.3.5. Công tác thanh tra, kiểm tra về thu, chi Quỹ bảo hiểm xã hội
Luật BHXH năm 2014 đã trao cho cơ quan BHXH chức năng thanh tra chun ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN. Chính phủ đã ban hành nghị định quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN của cơ quan BHXH, trong đó giao thẩm quyền cho Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thu BHXH. Đây là một biện pháp mạnh giúp cho cơ quan BHXH thực hiện công tác thu và hạn chế việc nợ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN.
Hằng năm, BHXH Việt Nam xây dựng Kế hoạch kiểm tra, phối hợp kiểm tra, thanh tra liên ngành tình hình thực hiện pháp luật BHXH, thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN và triển khai thực hiện thanh tra, kiểm tra với các đơn vị trong và ngoài Ngành. Cơ quan BHXH đã tập trung xây dựng lực lượng nhân sự làm cơng tác thanh tra, có đầy đủ kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ, chủ động, bản lĩnh và quyết đoán; đồng thời, ban hành văn bản hướng dẫn về công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống.
Trong 03 năm 2018 - 2020, Ngành BHXH đã thực hiện 41.672 cuộc thanh tra, kiểm tra, trong đó: 10.358 cuộc thanh tra chuyên ngành đóng
BHXH, BHYT, BHTN tại 22.761 đơn vị sử dụng lao động; 9.505 cuộc thanh tra, kiểm tra liên ngành tại 13.062 đơn vị. Công tác thanh tra, kiểm tra đã có sự