Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quỹ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 49 - 56)

(Theo Nghị định số 89/2020/NĐ-CP ngày 04/8/2020 của Chính phủ)

2.1.2.2. Một số kết quả đạt được trong công tác quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội Việt Nam giai đoạn 2018-2020

Trong suốt thời gian qua, việc đảm bảo an toàn và tăng trưởng bền vững Quỹ BHXH luôn được ngành BHXH Việt Nam quan tâm. Một trong các mục tiêu quan trọng của quản lý và sử dụng các quỹ BHXH đó là phải đảm bảo cân đối thu - chi quỹ BHXH để đảm bảo nguồn tài chính chi trả các chế độ BHXH, BHTN cho người hưởng và bù đắp một phần lạm phát cho người hưởng các chế độ BHXH thông qua việc thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH cho người hưởng theo quy định. Xác định được tầm quan trọng đó, BHXH Việt Nam đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nỗ lực đạt được những kết quả tích cực.

Cơng tác phát triển, mở rộng đối tượng tham gia BHXH luôn được BHXH Việt Nam tích cực, chủ động triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Số người tham gia BHXH ngày càng được mở rộng và khơng ngừng tăng lên. Trong đó, số người tham gia BHXH tự nguyện đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Đi đôi với sự gia tăng của đối tượng tham gia, số thu BHXH cũng liên tục tăng theo thời gian. Điều này cho thấy việc thực thi chính sách pháp luật BHXH trong toàn xã hội đang có những chuyển biến tích cực, các doanh nghiệp đã nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội cũng như giá trị nhân văn khi đóng BHXH đầy đủ cho NLĐ. Đồng thời, mỗi năm đã có thêm hàng trăm ngàn lao động, hàng triệu người dân được thụ hưởng các quyền lợi an sinh cơ bản nhất theo quy định của Hiến pháp thông qua các chế độ BHXH; tiến tới thực hiện thành cơng các mục tiêu BHXH tồn dân theo tinh thần các nghị quyết của Đảng.

Xác định việc bảo đảm tổ chức, thực hiện chính sách BHXH cho NLĐ là hết sức quan trọng, Ngành BHXH đã luôn chủ động đẩy mạnh thực hiện cơng

tác thanh tra, kiểm tra việc đóng BHXH và kiên quyết xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, góp phần giảm số nợ BHXH, qua đó bảo vệ các quyền lợi an sinh chính đáng của NLĐ.

Bên cạnh đó, Ngành BHXH Việt Nam luôn bảo đảm việc giải quyết chế độ, chính sách BHXH cho NLĐ được kịp thời, đúng quy định. Đảm bảo quyền lợi người thụ hưởng BHXH được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và ln được Ngành thực hiện chính xác, kịp thời, linh hoạt và thuận tiện. Đặc biệt trong năm 2020, trước tình hình dịch bệnh, thiên tai phức tạp, để quyền lợi người tham gia, thụ hưởng chính sách được đảm bảo tốt nhất, BHXH Việt Nam ln theo sát diễn biến tình hình thực tế, kịp thời thực hiện các giải pháp linh hoạt trong giải quyết, chi trả các chế độ BHXH.

Công tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách TTHC được tập trung, quyết liệt, đồng bộ theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. TTHC trong việc tham gia và giải quyết các quyền lợi về BHXH ngày càng được cải tiến, rút gọn, trên 90% đơn vị, doanh nghiệp thực hiện kê khai đóng BHXH qua mạng internet; thời gian thực hiện TTHC trong giao dịch với các doanh nghiệp, cá nhân về kê khai tham gia BHXH, BHYT được rút ngắn.

Ứng dụng CNTT của Ngành được đẩy mạnh triển khai, từng bước hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ điện tử trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0. Đến nay đã đạt được các kết quả ấn tượng như: xây dựng được một hệ thống chính phủ điện tử thơng suốt trong tồn Ngành; hồn thành việc cấp mã số định danh BHXH cho 97 triệu người dân; đã cung cấp 18 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; Hệ thống tổng hợp và phân tích dữ liệu tập trung Ngành BHXH, là nền tảng hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm… Đặc biệt, Ngành BHXH đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp chính triển khai Cơ sở dữ liệu chuyên ngành BHXH và kết nối hệ thống thông tin quản lý hộ tịch qua Trục dữ liệu quốc gia (NGSP) phục vụ liên thông khai sinh, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Việc triển khai đồng bộ công tác ứng dụng CNTT trong các mảng hoạt động nghiệp vụ thời gian qua của Ngành đã làm thay đổi nhận thức, chuyển biến cơ bản cách thức quản lý, làm việc, giao dịch của lãnh đạo và cán bộ BHXH với người dân và doanh nghiệp. Bộ Thông tin và Truyền thông đã đánh giá BHXH Việt Nam là cơ quan triển khai hiệu quả ứng dụng CNTT, dịch vụ công trực tuyến và được xếp hạng 2 trong Bảng xếp hạng chung khối bộ, ngành có dịch vụ cơng.

Quỹ BHXH ln được sử dụng đúng mục đích; được quản lý công khai, minh bạch dưới sự giám sát chặt chẽ của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam và các cơ quan liên quan; kết quả thanh tra, kiểm toán hàng năm cho thấy việc quản lý, sử dụng quỹ BHXH luôn đảm bảo đúng quy định pháp luật, hiệu quả, tiết kiệm. Quy mô các quỹ bảo hiểm tăng qua từng năm, khẳng định tính bền vững, đảm bảo cân đối trong dài hạn. Nhờ đó, Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng quản lý, NLĐ và nhân dân ngày càng yên tâm, tin tưởng vào BHXH Việt Nam trong thực thi nhiệm vụ.

Hoạt động đầu tư quỹ ngày càng hoàn thiện, an toàn, hiệu quả. Lãi thu từ đầu tư hằng năm đều tăng, lãi suất đầu tư bình qn ln vượt cao so với chỉ số lạm phát, quỹ BHXH được đầu tư an toàn, bảo toàn giá trị và tăng trưởng.

Đặc biệt trong năm 2020, trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch COVID-19 cho thấy quỹ BHXH đã kịp thời và phát huy hiệu quả trong đảm bảo thu nhập, hỗ trợ thu nhập cho một số lượng lớn NLĐ nghỉ hưu, nghỉ ốm đau, thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Ngồi ra, quỹ BHXH cịn hỗ trợ đơn vị sử dụng lao động tiết giảm kinh phí do giảm mức đóng vào quỹ TNLĐ, BNN. Như vậy, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, chính sách BHXH càng khẳng định vai trị trụ cột trong việc bảo đảm ASXH, trợ giúp, hỗ trợ người tham gia vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Để phát huy hơn nữa hiệu quả và tính ưu việt của chính sách BHXH, trong thời gian tới, với vai trò là cơ quan tổ chức thực hiện, BHXH Việt Nam tiếp tục tận dụng nền tảng CNTT tiên tiến hiện có, cải cách thủ tục hành chính để đảm bảo kịp thời, đầy đủ quyền lợi cho người tham gia.

2.2. Thực trạng quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam Việt Nam

2.2.1. Cơ chế, chính sách quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội giai đoạn 2018-2020

Quỹ BHXH được hình thành để đảm bảo nguồn lực cho việc thực hiện các chính sách này, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ, cơng bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, đời sống nhân dân, phát triển bền vững đất nước. Quỹ bao gồm các quỹ thành phần là: Quỹ hưu trí và tử tuất; Quỹ ốm đau - thai sản; Quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp.

BHXH là một trong những trụ cột chính của hệ thống ASXH ở mỗi quốc gia. Hơn thế nữa, ở Việt Nam, BHXH cịn là cơng cụ chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm định hướng xã hội chủ nghĩa đối với các hoạt động kinh tế - xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hệ thống chính sách BHXH bao gồm các chế độ: Hưu trí, tử tuất, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp (gọi chung là chế độ BHXH).

Khoản 1 Điều 3 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH.

Pháp luật hiện hành về BHXH cũng quy định việc quản lý và sử dụng các quỹ BHXH phải đảm bảo các nguyên tắc về BHXH, BHTN, theo đó việc hưởng các chế độ BHXH phải căn cứ trên cơ sở đóng góp vào các quỹ BHXH

(bao gồm mức đóng và thời gian đóng) và có sự chia sẻ giữa những người tham gia BHXH. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ những ai thực hiện đóng góp vào quỹ theo luật định thì mới thuộc đối tượng thụ hưởng chế độ từ các quỹ BHXH.

Các quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần. Việc sử dụng quỹ được quy định rất rõ tại Luật BHXH (Điều 84). Cụ thể, quỹ BHXH được sử dụng để trả các chế độ BHXH, BHTN cho NLĐ; đóng BHYT cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH theo quy định; chi phí quản lý BHXH; trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với NLĐ được hưởng chế độ BHXH theo quy định; đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định.

Pháp luật và việc thượng tơn pháp luật có vị trí, vai trị rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mọi hoạt động của tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý và sử dụng các quỹ BHXH đều phải tuân theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng các quỹ BHXH để chi cho các mục đích ngồi quy định của luật trong bất kỳ hoàn cảnh nào đều phải được sự phê chuẩn của Quốc hội (là cơ quan lập pháp cao nhất và duy nhất có quyền ban hành luật); trong tình huống cấp bách, phi truyền thống như tình hình dịch COVID-19 hiện nay phải được sự phê chuẩn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ngồi ra, Quốc hội cịn thực hiện quyền giám sát tối cao đối với mọi hoạt động điều hành của Chính phủ, trong đó có hoạt động quản lý, sử dụng quỹ BHXH, đảm bảo quyền lợi, niềm tin cho người tham gia BHXH, BHTN nói riêng và chính sách ASXH nói chung.

2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội

Bộ máy quản lý Quỹ BHXH gồm Quốc hội, Chính phủ, Kiểm tốn nhà nước, Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam và BHXH Việt Nam. Trong đó,

BHXH Việt Nam là cơ quan được giao quản lý, sử dụng Quỹ BHXH và thực hiện phương án đầu tư Quỹ đã được Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam phê duyệt.

Việc quản lý và sử dụng các Quỹ BHXH của BHXH Việt Nam được đặt dưới sự giám sát, chỉ đạo chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước về BHXH, Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội. Bên cạnh đó, Quỹ BHXH cịn được Kiểm tốn nhà nước kiểm toán định kỳ 3 năm một lần. Hàng năm Quốc hội thực hiện việc giám sát tình hình thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHTN và quản lý, sử dụng Quỹ để đảm bảo việc quản lý và sử dụng các Quỹ BHXH đúng luật định.

Nghị định số 89/2020/NĐ-CP ngày 04/8/2020 của Chính phủ quy định trách nhiệm, mối quan hệ giữa BHXH Việt Nam với các Bộ, Ngành trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHXH và quản lý, sử dụng quỹ BHXH như sau:

Bộ Lao động - Thương binh và xã hội: Đề xuất việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về BHXH; kiến nghị thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện BHXH theo quy định của pháp luật; chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHXH; báo cáo định kỳ hàng năm và báo cáo đột xuất với Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về tình hình thực hiện chế độ, chính sách BHXH; tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng quỹ BHXH.

Bộ Tài chính: Đề xuất việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ tài chính đối với quỹ BHXH và cơ chế tài chính áp dụng đối với BHXH Việt Nam; chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Tài chính trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với quỹ BHXH; báo cáo định kỳ hàng năm và báo cáo đột xuất với Bộ Tài chính về tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng quỹ BHXH.

BHXH Việt Nam tham gia, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Y tế thực hiện quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ BHXH.

BHXH Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH nhằm bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật và phát triển đối tượng tham gia BHXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quỹ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)