3.2. Một số giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội
3.2.1. Tăng cường công tác thu bảo hiểm xã hội
Một biện pháp quan trọng nhằm phát triển bền vững hệ thống BHXH là tăng cường mở rộng đối tượng. Mở rộng đối tượng tham gia BHXH không chỉ là một nguyên tắc cơ bản của BHXH mà cịn nhằm đảm bảo tính bền vững của Quỹ BHXH, tạo sự ổn định và phát triển xã hội. Để đạt mục tiêu mọi người lao động đều được tham gia BHXH thì vấn đề đặt ra là đối với chính sách vĩ mơ cần nghiên cứu mở rộng thêm phạm vi, đối tượng tham gia
BHXH, nhất là các nhóm chủ hộ kinh doanh, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý, điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương, người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt, đây là các nhóm đối tượng cịn tiềm năng lớn về lao động.
Khai thác mở rộng đối tượng, hình thức thu BHXH được xem là giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu BHXH. Biện pháp nhằm phát triển đối tượng tham gia gồm:
Thứ nhất, tăng cường sự phối hợp giữa cáp cấp, các ngành và địa
phương trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách BHXH; tăng cường công tác chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu giữa cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, tài chính, thuế, lao động để nâng cao hiệu quả quản lý đối tượng tham gia BHXH. Thực tế hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam tham gia BHXH cho người lao động rất ít, do đó để quản lý tốt nhóm đối tượng này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội... để ngay từ khi doanh nghiệp mới thành lập, cơ quan quản lý có thể yêu cầu tham gia BHXH ngay cho người lao động, mặt khác cơ quan BHXH kịp thời nắm bắt thông tin về các doanh nghiệp sử dụng lao động, về số lượng lao động và quỹ lương, tình hình biến động lao động và quỹ lương tại các đơn vị sử dụng lao động, từ đó giúp cho cơ quan BHXH quản lý dễ dàng hơn.
Thứ hai, tăng cường, mở rộng phạm vi, hình thức và nội dung tuyên
truyền đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là NLĐ và NSDLĐ để họ hiểu biết hơn về những lợi ích thiết thực mà BHXH mang lại, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ của NSDLĐ và NLĐ. Từ đó, NSDLĐ có hành vi chấp hành pháp luật hơn, tự giác tham gia đóng BHXH cho NLĐ, hạn chế tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH. Đặc biệt, giữ mối liên hệ mật thiết với tổ chức Cơng đồn tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội. Thông qua tổ
chức Cơng đồn, tiến hành các buổi giao lưu, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH sâu rộng vào quần chúng NLĐ.
Thứ ba, trên cơ sở chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH do Ban
Chấp hành Trung ương giao và dự tốn thu BHXH do Thủ tướng Chính phủ giao hằng năm, thực hiện giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH và dự toán thu BHXH cho các địa phương phù hợp với tiềm năng khai thác nhằm nâng cao trách nhiệm và thực hiện hiệu quả công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH. Đưa chỉ tiêu thực hiện BHXH hàng năm là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị ở mỗi đơn vị, mỗi cơ sở Đảng. Thực hiện động viên khen thưởng kịp thời đối với tổ chức, cá nhân làm tốt, có sáng kiến trong công tác khai thác, phát triển đối tượng, người tham gia BHXH.
Thứ tư, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; đơn giản hóa các quy
trình, thủ tục đăng ký, đóng, hưởng BHXH; nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên tất cả các lĩnh vực BHXH theo hướng thân thiện, công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp để tạo niềm tin đối với cơ quan BHXH, tránh tâm lý ngần ngại của người tham gia khi đến cơ quan BHXH thực hiện nghĩa vụ, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa cơ quan BHXH với đối tượng tham gia.
Thứ năm, tranh thủ sự quan tâm của các cấp chính quyền, coi cơng tác
thực hiện chính sách BHXH là cơng tác thường xuyên của các cấp chính quyền. Thực tế cho thấy nếu cơ quan BHXH tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo, phối hợp trong cơng tác BHXH với các cấp chính quyền, đồn thể thì nơi đó tiến độ thực hiện kế hoạch thu BHXH hàng năm luôn đạt tốt.
Thứ sáu, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp
hành pháp luật về BHXH, phối hợp thanh tra ngành lao động thương binh và xã hội, Liên đoàn Lao động các cấp, tổ chức kiểm tra việc thực hiện Luật
BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là các hành vi trốn đóng, nợ đóng BHXH như xử phạt hành chính hoặc khởi kiện ra Tòa án theo quy định.
Thứ bảy, tăng cường đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị và
ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý thu BHXH. Với tốc độ phát triển công nghệ 4.0 như hiện nay thì việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào việc quản lý thu BHXH là một nhu cầu tất yếu và không thể thiếu. Đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc liên thông dữ liệu giữa cơ quan BHXH với các ngành như Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Liên đoàn lao động, Sở Kế hoạch - Đầu tư… để giúp cho cơ quan BHXH kịp thời nắm được các đơn vị mới thành lập và lập tức đưa vào danh sách khai thác thu BHXH mới, danh sách theo dõi tình hình thu, nộp BHXH; đảm bảo công tác thu BHXH thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, khơng xảy ra tình trạng thất thu hay thất thoát cho quỹ BHXH chung, bảo đảm quyền lợi cho NLĐ.