3.2. Một số giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội
3.2.3. Đa dạng hóa danh mục, cơ cấu đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội theo
nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu quả
Quỹ BHXH hiện là quỹ an sinh lớn nhất của Việt Nam. Toàn ngành BHXH hiện phục vụ gần 16 triệu người tham gia BHXH, BHTN, gần 86 triệu người tham gia BHYT (chiếm 90% dân số), do vậy định hướng hoạt động đầu tư quỹ BHXH trong những năm tới là hết sức quan trọng đối với Ngành BHXH nói chung và Việt Nam nói riêng, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ, cơng bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, đời sống nhân dân, phát triển bền vững đất nước.
Ngày 28/4/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 30/2016/NĐ-CP quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH, BHYT, BHTN, đây là văn bản có tính pháp lý cao nhất ban hành quy định chi tiết về hoạt động đầu tư quỹ BHXH và có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động đầu tư quỹ của BHXH Việt Nam.
Ngày 28/5/2018, Hội nghị lần thứ Bảy của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH, trong đó cải cách về hoạt động đầu tư quỹ là một trong 11 nội dung cải cách quan trọng, Nghị quyết đã nêu tại Điểm 10 của nội dung cải cách: “Tăng cường công tác đánh giá, dự báo tài chính, hiệu quả đầu tư các quỹ BHXH; đa dạng hóa danh mục, cơ cấu đầu tư quỹ BHXH theo nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu quả; ưu tiên đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, nhất là trái phiếu Chính phủ dài hạn; nghiên cứu từng bước mở rộng sang các lĩnh vực có khả năng sinh lời cao, từng bước và có lộ trình đầu tư một phần tiền nhàn rỗi của Quỹ thông qua ủy thác đầu tư tại thị trường trong nước và quốc tế bảo đảm an toàn, bền vững”.
Ngày 08/10/2018, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 125/NQ-CP kèm theo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 28- NQ/TW trong đó nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về BHXH là “quản lý chặt chẽ việc đầu tư quỹ BHXH đảm bảo an toàn, bền vững, hiệu quả”. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ “Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với BHXH Việt Nam, các Bộ, ngành liên quan xây dựng trình Chính phủ Đề án nâng cao hiệu quả quản lý, đầu tư quỹ BHXH theo hướng đa dạng hóa danh mục, cơ cấu đầu tư bảo đảm nguyên tắc an toàn, bền vững và hiệu quả; ưu tiên đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, nhất là trái phiếu Chính phủ dài hạn, nghiên cứu từng bước mở rộng sang các lĩnh vực có khả năng sinh lời cao, từng bước có lộ trình đầu tư một phần tiền nhàn rỗi của Quỹ thông qua ủy thác đầu tư tại thị trường trong nước và quốc tế bảo đảm an toàn, bền vững”.
Thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW và Nghị quyết số 125/NQ-CP, BHXH Việt Nam đã xác định các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cần tập trung thực hiện để nâng cao hiệu quả đầu tư quỹ nhằm duy trì ổn định và phát triển quỹ BHXH trong dài hạn.
Thứ nhất, tuân thủ các nguyên tắc chung về đầu tư
Hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH có ý nghĩa xã hội rất to lớn, nhằm tăng tiềm lực tài chính cho quỹ, giảm nguy cơ mất cân đối quỹ và đảm bảo duy trì bền vững tài chính của quỹ. Do vậy, hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc chung, đó là an toàn, hiệu quả, thanh khoản tốt và mang lại lợi ích xã hội, vì nếu để quỹ rơi vào trường hợp mất an toàn sẽ làm xã hội mất ổn định, niềm tin của người lao động suy giảm, tạo gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước và người lao động.
Để đảm bảo tuân thủ được những nguyên tắc này cần sự phối hợp đồng bộ giữa Nhà nước, các Bộ, Ngành liên quan và BHXH Việt Nam. Các biện
pháp đảm bảo an tồn cho quỹ là: Tăng cường cơng tác thu BHXH, có cơ chế giám sát, đốc thu với những đơn vị nợ đọng BHXH có chế tài xử phạt kiên quyết, kiểm sốt cơng tác chi, đảm bảo chi đúng, chi đủ, kịp thời, tránh để xảy ra tình trạng chi thừa, lập hồ sơ giả để được hưởng chế độ, chi không đúng đối tượng hưởng, giảm bớt thủ tục hành chính để giảm bớt chi phí, nghiên cứu tỷ lệ hưởng các chế độ với tỷ lệ đóng một cách khoa học hơn để đảm bảo an toàn cho quỹ.
Đối với hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ cần có quy định cụ thể các lĩnh vực mà quỹ BHXH được phép đầu tư, ưu tiên cho quỹ BHXH đầu tư vào những dự án, cơng trình có khả năng sinh lời cao do Nhà nước bảo hộ. Hoạt động cấp phép đầu tư cần đơn giản, nhanh chóng để quyết định đầu tư được nhanh chóng, kịp thời, có chế độ đãi ngộ, thu hút nhân lực, đào tạo lại nguồn cán bộ theo dõi hoạt động đầu tư quỹ hiện nay để đáp ứng tốt hơn với tình hình mới.
Thứ hai, lựa chọn hình thức đầu tư và đa dạng hóa danh mục đầu tư
Để đa dạng hóa được danh mục đầu tư thì việc đầu tiên là phải tiến hành phân loại đối với nguồn quỹ BHXH để có cơ sở đầu tư. Đối với nguồn vốn ngắn hạn (dưới 1 năm): đầu tư vào các loại kỳ phiếu, trái phiếu, gửi tiền tại các ngân hàng thương mại… Đối với nguồn vốn trung hạn (1-5 năm) đầu tư vào các công cụ nợ như trái phiếu doanh nghiệp hoạt động tốt, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi của các Ngân hàng thương mại… Đối với nguồn vốn dài hạn (trên 5 năm) đầu tư mua các loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương; mua cổ phần doanh nghiệp: liên doanh góp vốn vào các ngành kinh tế trọng điểm quốc gia; đầu tư vào lĩnh vực bất động sản: xây dựng nhà ở, hạ tầng đô thị.
Đến thời điểm nguồn vốn của quỹ đủ lớn và kinh tế vĩ mô ổn định, xem xét trích một phần kết dư quỹ đầu tư ủy thác quốc tế để đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm rủi ro và tăng hiệu quả và lợi suất đầu tư cho quỹ.
Bên cạnh đó quy định hạn mức cụ thể đầu tư đối với từng lĩnh vực. Hạn mức đầu tư là chỉ số vốn đầu tư tối đa mà quỹ BHXH có thể sử dụng để đầu tư vào một tài sản, một dự án hay một danh mục nào đó.
Đối với lĩnh vực an tồn: chủ yếu là đầu tư thơng qua tổ chức tài chính tiền tệ của Nhà nước: cho ngân sách Nhà nước vay, đầu tư vào các cơng cụ nợ do Chính phủ phát hành thì nên sử dụng khoảng 80% nguồn vốn đầu tư từ quỹ BHXH. Đối với lĩnh vực đầu tư có khả năng sinh lời cao nhưng rủi ro nhiều hơn như bất động sản, trực tiếp đầu tư vào các dự án, mua cổ phần doanh nghiệp, cho vay, đầu tư ra nước ngồi… thì chỉ nên sử dụng khoảng 20% nguồn vốn đầu tư từ quỹ.
Thứ ba, nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ thực hiện cơng tác đầu tư
Để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển khách quan của hoạt động đầu tư quỹ trong thời gian tới, đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác đầu tư phải được trang bị kiến thức nền tảng về kinh tế, tài chính, ngân hàng; nâng cao năng lực cán bộ làm công tác quản lý và đầu tư quỹ (cán bộ phân tích tài chính, quản lý rủi ro và đầu tư quỹ...) thông qua các hình thức như: Tuyển dụng, th người có trình độ và kinh nghiệm về đầu tư; Tổ chức các lớp đào tạo, gửi đi đào tạo chuyên mơn về thị trường tài chính và đầu tư quỹ trong và ngoài nước; Ủy thác đầu tư kết hợp chuyển giao kỹ thuật.
Bên cạnh đó, cần trang bị hệ thống phần mềm quản lý đầu tư quỹ chuyên nghiệp, nhằm nâng cao tính chủ động trong cơng tác đầu tư, giảm sai sót, rủi ro trong q trình đánh giá, phân tích, theo dõi các khoản đầu tư.
Thứ tư, thực hiện đúng quy trình đầu tư và quản lý rủi ro đầu tư
Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam chỉ đạo thông qua Chiến lược đầu tư dài hạn, Kế hoạch đầu tư trung hạn, Khung phân bổ tài sản chiến lược. Trên cơ sở đó, BHXH Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược đầu tư dài hạn và Khung phân bổ tài sản chiến lược.
Căn cứ Kế hoạch đầu tư trung hạn, phương án đầu tư hàng năm, BHXH Việt Nam giao mục tiêu cho bộ phận đầu tư. Bộ phận đầu tư và bộ phận quản trị rủi ro cùng có trách nhiệm xây dựng ngưỡng rủi ro và các biện pháp cảnh báo rủi ro làm căn cứ giám sát hoạt động đầu tư. Bộ phận đầu tư có trách nhiệm tự kiểm soát rủi ro theo từng tài sản và từng nhóm tài sản, đồng thời rủi ro đầu tư được kiểm sốt thơng qua bộ phận quản lý rủi ro. Bộ phận quản lý rủi ro sẽ thường xuyên giám sát rủi ro đầu tư khi thị trường thay đổi, đánh giá rủi ro ở các danh mục đầu tư tổng thể. Cho phép thuê các tổ chức tài chính chuyên nghiệp để tư vấn xây dựng khung phân bổ tài sản chiến lược, tư vấn đầu tư và lựa chọn đơn vị ủy thác đầu tư.
Thứ năm, hoàn thiện đầu tư cơ sở hạ tầng và thực hiện ứng dụng cơng
nghệ thơng tin
Từng bước hiện đại hóa để BHXH Việt Nam kết nối và thực hiện được các giao dịch về đầu tư theo các hình thức đầu tư mới, tiếp cận các nguồn thông tin về kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế, thông tin về sản phẩm dự kiến đầu tư để ra quyết định đầu tư chính xác có tính phức tạp hơn (như bán trái phiếu Chính phủ, mua và bán trái phiếu doanh nghiệp, cổ phần, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, đầu tư cơ sở hạ tầng...).
Thứ sáu, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy đầu tư và quản lý rủi ro của
BHXH Việt Nam theo hướng độc lập, chuyên nghiệp, hiệu quả
Nghiên cứu mơ hình Hội đồng quản lý của các nước để xây dựng mơ hình phù hợp với tình hình thực tế về thể chế chính trị của Việt Nam để tiếp tục kiện toàn Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam theo hướng có Hội đồng đầu tư thuộc Hội đồng quản lý, phù hợp với việc đa dạng danh mục và cơ cấu đầu tư. Tổ chức Văn phòng giúp việc Hội đồng quản lý gồm các bộ phận chuyên môn, trong đó có bộ phận đầu tư giúp Hội đồng quản lý giám sát về Chiến lược đầu tư, Kế hoạch đầu tư, Khung phân bổ tài sản chiến lược và phương án đầu tư hàng năm; đầu tư; quản lý rủi ro hoạt động đầu tư.
Cho phép Hội đồng quản lý quyết định việc tuyển dụng hoặc th người có chun mơn giỏi để thực hiện hoạt động đầu tư phù hợp với mục tiêu đầu tư của quỹ theo từng thời kỳ. Số lượng và mức lương, tiền thuê do Hội đồng quản lý quyết định.
Đổi mới tổ chức và quản trị BHXH Việt Nam theo hướng hình thành đơn vị đầu tư độc lập thuộc BHXH Việt Nam, thực hiện quản trị và hạch toán kế toán theo cơ chế doanh nghiệp. Thành lập bộ phận quản lý, giám sát rủi ro đầu tư làm nhiệm vụ quản trị rủi ro, hoạt động độc lập với hoạt động tự quản lý rủi ro của bộ phận đầu tư quỹ.