Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dân số trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 60 - 63)

Chương 1 : Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về dân số

2.4. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn huyệ nA

2.4.2. Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính

chính sách về dân số

Tổ chức quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật về dân số của trung ương và tỉnh như: Pháp lệnh dân số 2003, Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số năm 2008; Nghị định số 39/2015/NĐ- CP quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số sinh con đúng chính sách dân số; Nghị quyết số 7C/2009/NQCĐ-HĐND ngày 09 tháng 4 năm 2009 của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2009-2015, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 28/2014/QĐ-UBND ngày 30/5/2014 của UBND tỉnh “ban hành Quy định một số chính sách về DS-KHHGĐ”; Quyết định 84/2017/QĐ-UBND ngày 29/9/2017 của UBND tỉnh “Quy định một số chính sách về DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” (thay thế quyết định 28/2014/QĐ-UBND).

Để triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh, HĐND huyện A Lưới đã ban hành Nghị quyết 2d/2011/NQ-HĐND10 ngày 13/8/2011 của Hội Đồng Nhân dân huyện A Lưới về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020. UBND huyện cũng đã ban hành các Quyết định như: Quyết định 1517/QĐ- UBND ngày 23/09/2011 về việc phê duyệt đề án “Tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020”; Quyết định số 1871/QĐ-UBND, ngày 13 tháng 9 năm 2012 về việc phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện chiến lược Dân số - Sức khoẻ sinh sản huyện A Lưới đến năm 2020. Ngoài ra, để kịp thời triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân số hàng năm trong Nghị quyết của HĐND huyện về phát triển KT-XH HĐND phần giao các chỉ tiêu về văn hóa - xã hội ln có chỉ tiêu dân số, UBND huyện cũng đã ban hành nhiều công văn chỉ đạo nhằm tăng cường công tác QLNN về dân số trên địa bàn.

Đặc biệt, ngay sau khi Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 71-KH/TU, ngày 24 tháng 4 năm 2018 về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) về cơng tác dân số trong tình hình mới và UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 121/KH-UBND ngày 13/6/2018 về triển khai Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về cơng tác dân số trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Để kịp thời triên khai các nội dung về công tác dân số trong tình hình mới Huyện ủy A Lưới đã ban hành Kế hoạch số 81-KH/HU ngày 18/7/2018 của Huyện ủy A Lưới về việc thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW của ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về cơng tác Dân số trong tình hình mới; UBND huyện đã ban hành Quyết định số 73/QĐ-UBND ngày 31/5/2018 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW và kế hoạch số 71-KH/TU ngày 24/5/2018.

Tuy nhiên, từ năm 2016 đến năm 2020 huyện A Lưới chỉ ban hành duy nhất một văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước về dân số đó là Nghị quyết 2d/2011/NQ-HĐND10 ngày 13/8/2011 của Hội Đồng Nhân dân huyện A Lưới về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2020. Hiện nay, HĐND và UBND huyện A Lưới vẫn chưa ban hành một văn bản quy phạm pháp luật nào để chỉ đạo riêng việc quản lý nhà nước về dân số trong giai đoạn mới mà chỉ dừng lại ở góc độ giao chỉ tiêu trong các Nghị quyết của HĐND qua các năm hay giai đoạn 5 năm.

Có thể nói, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh QLNN về dân số hiện nay khá lỏng lẻo, chưa có một văn bản luật nào quy định QLNN về dân số. Văn bản cao nhất trực tiếp điều chỉnh vấn đề này chỉ mới dừng lại ở góc độ Pháp lệnh là văn bản dưới luật mà cụ thể là Pháp lệnh dân số 2003 và được sửa đổi năm 2008. Thời gian qua dự thảo Luật dân số đã được xây dựng, nhiều lần đưa ra lấy ý kiến rộng rãi và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng

chưa được đưa ra để Quốc Hội xem xét, thơng qua. Việc khơng có một khung pháp lý chặc chẽ đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự hồn thiện thể chế quản lý nhà nước về dân số trong giai đoạn hiện nay.

“Chính sách dân số là tổng thể các mục tiêu về phát triển dân số và hệ thống những biện pháp được chính phủ quy định dưới các dạng tài liệu khác nhau như: (văn kiện, pháp lệnh, nghị định, nghị quyết, điều luật...) nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào các quá trình dân số để điều tiết sự phát triển dân số cho phù hợp với mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ, từng giai đoạn nhất định của đất nước” [51, tr.168].

Để triển khai tốt các chính sách dân số, ngay sau khi có các văn bản của tỉnh phê duyệt các chương trình, mơ hình, Đề án và các chính sách về DS- KHHGĐ, phòng Dân số huyện đã chủ động tham mưu Trung tâm Y tế xây dựng kế hoạch của địa phương trình Huyện ủy, HĐND, UBND ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện.

Hằng năm, ngay sau khi có hướng dẫn thực hiện kế hoạch hoạt động và kinh phí chương trình sự nghiệp DS-KHHGĐ ngân sách tỉnh và hướng dẫn thực hiện kế hoạch hoạt động và kinh phí chương trình mục tiêu Y tế - Dân số của Sở Y tế phòng Dân số huyện đã chủ động tham mưu Trung tâm Y tế ban hành hướng dẫn thực hiện các hoạt động DS-KHHGĐ cho các xã, thị trấn. Đồng thời, tham mưu xây dựng kế hoạch giám sát hỗ trợ cơ sở trong quá trình triển khai.

Ngày 27 tháng 4 năm 2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2015/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số sinh con đúng chính sách dân số. Ngay từ khi Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2015, Trung tâm DS-KHHGĐ huyện (nay là phòng Dân số huyện) đã tham mưu UBND huyện triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ các đối tượng theo quy định. Với định mức hỗ trợ: 2.000.000 đồng/người.

hưởng chính sách hỗ trợ là: Tổng số đối tượng đã chi trả: 968 người; Tổng số kinh phí đã chi cho đối tượng: 1.936.000.000 đồng, trong đó chi từ nguồn Trung ương là: 0 đồng, địa phương là: 1.936.000.000 đồng. Với việc triển khai kịp thời Nghị quyết từ đó giúp đồng bào dân tộc thiểu số cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, có điều kiện để ni và dạy con tốt. Tuy nhiên, vẫn cịn hiện tượng một số địa phương trên địa bàn huyện vẫn còn chậm trễ việc chi hỗ trợ theo định mức cho các đối tượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dân số trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)