Chương 1 : Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về dân số
2.5. Đánh giá chung thực trạng quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn huyện
2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.5.2.1. Hạn chế trong quản lý nhà nước về dân số
Một là, tổ chức bộ máy thiếu ổn định, dẫn đến tâm lý của đội ngũ cán bộ
dao động, băn khoăn, lo lắng, không yên tâm cơng tác nên có phần nào ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện và kết quả công tác DS-KHHGĐ. Ngày 10 tháng 7 năm 2018, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1512/QĐ-UBND về việc sáp nhập Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trực thuộc Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình vào Trung tâm Y tế cấp huyện trực thuộc Sở Y tế. Theo đó, Trung tâm DS-KHHGĐ được sáp nhập vào Trung tâm Y tế huyện trở thành phòng DS-KHHGĐ trực thuộc Trung tâm Y tế.
Trình độ, năng lực đội ngũ dân số viên cấp xã chưa đồng đều. Chưa có hướng dẫn cụ thể việc nâng ngạch chức danh nghề nghiệp cho dân số viên hạng IV lên hạng III, từ hạng III lên hạng II cho những người đủ điều kiện theo Thông tư liên tịch số 08/2016/TTLT-BYT-BNV. Đội ngũ cộng tác viên ở cơ sở còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
Thứ hai, một số vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố dân cư, chất lượng dân
số chưa được giải quyết tốt. A Lưới là huyện có tỷ suất sinh thơ cao, mức giảm sinh thấp, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao; là địa phương chưa đạt mức sinh thay thế. Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 tổng tỷ suất sinh của huyện A Lưới là 2,9 con/phụ nữ, trong khi đó tỉnh Thừa Thiên Huế là 2,3 con/phụ nữ. Trong những năm qua có thể nhận thấy xuất hiện sự mất cân bằng cơ cấu giới tính khi sinh tại huyện A Lưới số trẻ nam sinh ra đang ở mức cao. Có sự phân bố khơng hợp lý về dân cư, phần lớn dân số tập trung ở nông thôn chỉ chiêm phần nhỏ ở thành thị. Chất lượng dân số vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập đó là tình trạng tảo hơn và hơn nhân cận huyết thống vẫn còn tồn tại, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thơng có xu hướng giảm.
Thứ ba, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hố gia đình ở một
số nơi cịn gặp nhiều khó khăn; nhân lực đáp ứng dịch vụ kỹ thuật chăm sóc SKSS trình độ chun mơn chưa đồng đều, trang thiết bị chưa đầy đủ để đáp ứng các yêu cầu tư vấn và dịch vụ chuyên môn kỹ thuật; tiếp thị xã hội và các thị trường tự do các biện pháp tránh thai cịn khó khăn; các biện pháp tránh thai chưa đáp ứng được hết các nhu cầu của người dân theo hướng đa dạng, thuận tiện.
Thứ tư, nguồn lực đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ tuy được sự quan tâm
từ các cấp nhưng vẫn còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ của công tác dân số trong tình hình mới, là huyện miền núi tình hình kinh tế địa phương cịn nhiều khó khăn, phong tục tập qn một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn lạc hậu phần nào ảnh hưởng tới việc thực hiện các chính sách dân số. Trên thực tế nhu cầu kinh phí chi cho cơng tác dân số là rất lớn, song khả năng đáp ứng của ngân sách còn thấp.
Giai đoạn 2016-2020, Quốc hội và Chính phủ chủ trương khơng duy trì chương trình mục tiêu quốc gia dân số, chuyển phần lớn các nội dung chi cho công tác dân số từ ngân sách Trung ương về ngân sách địa phương đảm bảo, tài trợ quốc tế hầu như khơng có, nguồn lực huy động từ xã hội và tư nhân còn rất hạn chế. Do vậy, nguồn lực đảm bảo hoạt động chương trình dân số ở suy giảm, khó khăn trong việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra.
Thứ năm, công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện các chương trình
cịn thiếu thường xuyên, nhất là đối với cấp xã. Việc thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính khi sinh được triển khai nhưng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Việc xử lý các trường hợp vi phạm chính sách dân số khơng được nghiêm, chưa đồng bộ triệt để, chưa có tính răng đe, cịn tâm lý nể nang nên dẫn đến việc một số bộ phận nhân dân, cán bộ, đảng viên không nghiêm túc chấp hành.
2018 ghi nhận số cán bộ, đảng viên vi phạm chính sách dân số cao nhất trong giai đoạn 2016-2020 là 25 người nhưng đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc vận động thực hiện chính sách dân số. Điều này cho thấy cần tăng cường công tác truyền thông vận động thay đổi hành vi cho những người chưa chấp nhận quy mơ gia đình ít con.
Thứ sáu, nội dung, hình thức truyền thơng chưa thật phù hợp với đặc điểm
đối tượng nội dung và hình thức truyền thơng chưa theo kịp sự phát triển KT-XH và chưa thật phù hợp với đặc điểm vùng, miền. Truyền thơng cho các nhóm đối tượng đặc thù còn chưa được quan tâm đúng mức, sản phẩm truyền thông chưa đáp ứng được cả về số lượng, chất lượng, còn thiếu các sản phẩm dành cho đồng bào dân tộc thiểu số; nội dung truyền thông thiếu toàn diện, mới chỉ tập trung vào một số nội dung KHHGĐ và SKSS; việc sản xuất và phân phối các sản phẩm, tài liệu truyền thông chưa kịp thời. Việc xây dựng, duy trì và phát triển các mơ hình truyền thơng dựa vào cộng đồng chưa được quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai, tổng kết rút kinh nghiệm.
Thứ bảy, thông tin, số liệu về dân số chưa đáp ứng nhu cầu quản lý, xây
dựng kế hoạch và chính sách. Cịn thiếu chính xác, chưa đầy đủ, thiếu tính kịp thời, có sự khác biệt giữa các nguồn số liệu.
2.5.2.2. Nguyên nhân những hạn chế trong quản lý nhà nước về dân số
- Ở một số địa phương có biểu hiện chủ quan thỏa mãn với những kết quả đạt được dẫn đến buông lỏng quản lý, giao khốn việc thực hiện cơng tác dân số cho ngành Dân số. Ngoài ra, một số nơi cấp ủy đảng và chính quyền chưa nắm bắt đầy đủ tình hình và những thách thức mới trong QLNN về dân số.
- Khung pháp lý về xử lý vi phạm chính sách dân số chưa hồn thiện, chưa có Luật Dân số. Hệ thống văn bản quy định trực tiếp điều chỉnh QLNN về dân số hiện nay khá lỏng lẻo, chưa có một văn bản luật nào quy định QLNN về dân số.
số 2003 và được sửa đổi năm 2008. Pháp lệnh Dân số sau thời gian thực hiện bộc lộ nhiều hạn chế, chưa theo kịp với thực tiễn trong việc thực hiện QLNN về dân số. Dự thảo Luật dân số đã được xây dựng nhưng chưa được Quốc Hội xem xét, thơng qua. Việc khơng có một khung pháp lý chặc chẽ đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về dân số trong giai đoạn hiện nay.
- Việc xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm chính sách DS-KHHGĐ ở một số đơn vị còn chưa nghiêm, chưa đồng bộ, chưa đúng theo Quyết định 84/2017/QĐ-UBND ngày 29/9/2017 của UBND tỉnh. Một số nơi chậm phát hiện và xử lý việc vi phạm chính sách dân số có nơi cịn có sự bao che cho các đối tượng vi phạm. Đối với cộng đồng dân cư, việc xử lý các trường hợp vi phạm chính sách dân số theo quy định tại hương ước, quy ước làng, thơn, tổ văn hóa chưa được thực hiện đồng bộ và triệt để, còn tâm lý nể nang nên dẫn đến việc một số bộ phận nhân dân không chấp hành nghiêm túc, ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách dân số tại cộng đồng.
- Tổ chức bộ máy thiếu tính ổn định. Năm 2008 thành lập Trung tâm DS- KHHGĐ theo Quyết định số 1243/QÐ-UBND đến năm 2017 sáp nhập Trung tâm DS-KHHGĐ vào Trung tâm Y tế huyện theo Quyết định số 1512/QĐ- UBND. Sự thay đổi tổ chức bộ máy đã tác động không nhỏ đến việc tổ chức thực hiện. Hiện nay, tổ chức bộ máy bước đầu được củng cố những vẫn chưa có tính ổn định.
- Nguồn lực của Nhà nước cho công tác dân số chưa đáp ứng nhu cầu mở rộng nội dung, nâng cao chất lượng dịch vụ, chưa đảm bảo yêu cầu cho việc triển khai đồng bộ, tồn diện các lĩnh vực quy mơ, cơ cấu, nâng cao chất lượng dân số. Nguồn lực chỉ mới tập trung đầu tư cho DS-KHHGĐ chưa chuyển được sang Dân số và phát triển. Cơ chế phân bố và quản lý kinh phí chưa phù hợp với tính chất đặc thù của công tác DS KHHGĐ, nhất là trong điều kiện có chênh lệch về mức độ phát triển giữa các vùng, miền.
Tiểu kết chương 2
Trên cơ sở phân tích thực trạng QLNN về dân số trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn huyện A Lưới có thể thấy A Lưới là huyện có có mức sinh cao, chưa đạt mức sinh thay thế, quy mô dân số nhỏ, mật độ dân số thấp phân bố không đồng đều giữa các vùng miền, có sự mất cân bằng giới tính khi sinh trong những năm qua. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong của huyện chưa đáp ứng để điều chỉnh nhu cầu hoạt động QLNN về dân số.
Trong những năm qua huyện uỷ, HĐND và UBND luôn quan tâm đến công tác dân số qua các Nghị quyết, kế hoạch nhằm tăng cường sự lãnh chỉ đạo, góp phần khắc phục những hạn chế ảnh hưởng đến công tác dân số. Tổ chức thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về dân số như: Tổ chức thực hiện các chiến lược qua các giai đoạn, các chương trình, mơ hình, đề án về dân số; tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân số; triển khai thực hiện các chính sách về dân số; ổn định tổ chức bộ máy làm công tác dân số; tổ chức quản lý, bồi dưỡng và hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ viên chức, cộng tác viên làm công tác dân số; triển khai thu thập và quản lý thông tin số liệu về dân số; tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về Dân số.
Với việc đánh giá chung thực trạng quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2016 đến năm 2020 đã cho thấy được những kết quả đạt được, nguyên nhân của những kết quả đạt được đó. Đồng thời, qua đánh thực trạng QLNN về dân số cũng đã chỉ ra được những hạn chế và nguyên nhân của nó.
Ngồi ra, với việc đánh giá và phân tích thực trạng quản lý nhà nước về dân số trong giai đoạn hiện nay cũng là cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về dân số trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 3:
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC