Hoạt động của tổ chức bộ máy làm công tác dân số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dân số trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 63 - 65)

Chương 1 : Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về dân số

2.4. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn huyệ nA

2.4.3. Hoạt động của tổ chức bộ máy làm công tác dân số

Trong những năm qua, tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ có nhiều biến động. Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BYT ngày 14 tháng 5 năm 2008 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy dân số-kế hoạch hóa gia đình ở địa phương. Ngày 26 tháng 5 năm 2008 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 1243/QÐ-UBND về việc thành lập Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh và Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thành phố Huế và các huyện.

Để phù hợp với tình hình thực tế trong góc độ quản lý nhà nước về dân số, ngày 03 tháng 4 năm 2021, UBND tỉnh đã ban Quyết định số 21/2021/QĐ- UBND ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình Thừa Thiên Huế. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2021 và thay thế Quyết định số 1243/QÐ- UBND ngày 26 tháng 5 năm 2008.

Trước ngày 25 tháng 7 năm 2018, Trung tâm DS-KHHGĐ huyện là đơn vị trực thuộc Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, tham mưu trực tiếp cho UBND huyện trong công tác quản lý nhà nước về dân số. Ngày 10 tháng 7 năm 2018, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1512/QĐ-UBND về việc sáp nhập Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trực thuộc Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình vào Trung tâm Y tế cấp huyện trực thuộc Sở Y tế, Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 7 năm 2018. Theo đó Trung tâm DS-KHHGĐ được sáp

nhập vào Trung tâm Y tế huyện trở thành phòng DS-KHHGĐ trực thuộc Trung tâm Y tế. Hiện nay việc tham mưu cho UBND huyện trong công tác quản lý nhà nước về dân số thuộc về Trung tâm Y tế huyện. Sau khi sáp nhập biên chế của phòng DS-KHHGĐ huyện vẫn giữ nguyên 06 viên chức và 01 bảo vệ. Phịng DS-KHHGĐ huyện hiện nay có Trưởng phịng và chưa có phó trưởng phịng.

Huyện A Lưới có 17 xã và 01 thị trấn, có 16 viên chức là Dân số viên hạng 3, hạng 4 theo chức danh nghề nghiệp, có 02 người là hợp đồng chuyên môn tại xã Hồng Vân, xã Hồng Thủy. Các viên chức này thuộc sự quản lý của Trưởng trạm Y tế. Năm 2020, huyện A Lưới có 209 cộng tác viên DS-KHHGĐ tại thơn, bản, trong đó số cộng tác viên kiêm nhiệm Y tế thôn bản là 54 người chiếm tỷ lệ 25,8%.

Việc sáp nhập Trung tâm DS-KHHGĐ huyện vào Trung tâm Y tế huyện là một chủ trương lớn thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 Nghị quyết hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, không chỉ là tinh gọn bộ máy, mà quan trọng hơn là tạo được sự thống nhất trong công tác quản lý, công tác chỉ đạo và triển khai nhiệm vụ của cơng tác y tế nói chung, cơng tác DS-KHHGĐ nói riêng tránh được chồng chéo, lãng phí nguồn lực.

Có thể nói, bộ máy làm cơng tác DS-KHHGĐ sau khi sáp nhập đã được kiện toàn, củng cố, chất lượng cán bộ được tăng cường, có trình độ chun mơn nghiệp vụ, có tính chủ động, tinh thần trách nhiệm cao, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Cơng tác truyền thơng giáo dục chuyển đổi hành vi, đảm bảo hậu cần phương tiện tránh thai, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS- KHHGĐ tiếp tục được đẩy mạnh và triển khai thường xuyên. Hoạt động phối hợp các ban, ngành thành viên được tăng cường, đẩy mạnh. Các hoạt động mơ hình, đề án nhằm nâng cao chất lượng dân số, điều chỉnh cơ cấu dân số đã được chú trọng triển khai và đạt hiệu quả cao. Công tác quản lý điều hành, kiểm tra,

giám sát nâng cao hiệu quả chương trình đi vào nề nếp. Do đó, các chỉ tiêu về dân số ln đạt được kết quả đề ra, góp phần phát triển KT-XH của huyện nhà.

Tuy nhiên vẫn cịn một số hạn chế, khó khăn như: Thời gian đầu sau khi sáp nhập, Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện trở thành Trưởng phòng chun mơn của Trung tâm Y tế vì thế phần nào ảnh hưởng đến tư tưởng, tâm lý của đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ nên phần nào cũng ảnh hưởng đến hiệu quả công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện; Công tác phối kết hợp triển khai nhiệm vụ đối với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, thành viên trong BCĐ cơng tác DS-KHHGĐ có phần bị hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dân số trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)