Chương 1 : Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về dân số
2.4. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn huyệ nA
2.4.5. Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính và huy động sự hỗ trợ kinh phí
bảo đảm cho chương trình dân số
Năm 2016, Chương trình Mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ khơng cịn, nguồn kinh phí từ Trung ương chi cho các hoạt động cơng tác dân số từ nguồn Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số. Năm 2017, dự toán tạm ứng và kế hoạch hoạt động thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số có muộn và kinh phí này chủ yếu chi trả cho các hoạt động đã triển khai trong năm 2016 như thù lao cộng tác viên dân số; dịch vụ KHHGĐ; xây dựng kho dữ liệu điện tử và các hoạt động nâng cao chất lượng dân số… Ngày 31/7/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1125/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu y tế - dân số giai đoạn 2016 – 2020, tuy nhiên thời điểm này chưa có các Thông tư hướng dẫn thực hiện. Đến ngày 21/3/2018, Bộ Tài chính mới ban hành Thông tư số 26/2018/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020. Điểm mới theo Quyết định số 1125/QĐ-TTg đó là: “Ngân sách địa phương chủ động bố trí cho các cơ quan, đơn vị ở địa phương thực hiện các Dự án của Chương trình; bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ như: Vật tư tiêm chủng, vật tư, trang thiết bị, hóa chất thơng dụng của Chương trình; đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở; thù lao cho cán bộ chuyên trách, cộng tác viên, hỗ trợ cho cán bộ y tế; kiểm tra, giám sát, đánh giá Chương trình” [41].
Với việc kinh phí chương trình Mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ khơng cịn, chuyển sang nguồn Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số, trong bối cảnh kinh phí ngày một cắt giảm, các văn bản hướng dẫn chậm ban hành từ Trung ương dẫn tới sự khó khăn kinh phí hoạt động cho địa phương. Tuy nhiên, với sự quan tâm của HĐND, UBND tỉnh giai đoạn từ năm 2016-2020 nguồn kinh phí ngân sách tỉnh đã phần nào đảm bảo các hoạt động cho huyện A Lưới.
Đặc biệt, sau khi Quyết định số 1125/QĐ-TTg có hiệu lực thì phụ cấp cho đội ngũ cộng tác viên DS-KHHGĐ giao về cho tỉnh chi trả, khơng có nguồn kinh
phí từ Trung ương chi cho cộng tác viên, đây thật sự là một khó khăn cho địa phương. Đứng trước tình hình đó, ngày 29 tháng 9 năm 2017, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số: 84/2017/QĐ-UBND Ban hành Quy định một số chính sách về dân số và kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó quy định phụ cấp cho cộng tác viên dân số và kế hoạch hóa gia đình ở thơn, bản, tổ dân phố tính bằng 0,2 mức lương cơ sở/người/tháng.
Nhìn tổng thể tổng nguồn kinh phí chi cho chương trình DS-KHHGĐ tăng qua các năm, cụ thể năm 2016 là 997.470.000 đồng đến năm 2020 là 1.544.500.000 đồng tăng 547.030.000 đồng. Tuy nhiên, có thể thấy nguồn từ chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giảm một cách đáng kể, năm 2016 là 247.150.000 đồng đến năm 2020 còn 174.500.000 đồng.