Chương 1 : Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về dân số
2.2. Ảnh hưởng của yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội đến quản lý nhà
2.2.1. Thuận lợi
Số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế tăng qua các năm đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra; vấn đề giáo dục và đào tạo cũng được quan tâm đúng mức, đầu tư xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu, quy hoạch, sắp xếp lại các cơ sở giáo dục góp phần nâng cao chất lượng dân số.
Việc đa dạng ngành nghề, lĩnh vực, số lao động được đào tạo có tay nghề ngày một tăng cao trong những năm gần đây tạo điều kiện giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp góp phần nâng cao chất lượng dân số.
Quy mơ dân số thấp, diện tích rộng nên rất thuận lợi cho việc hoạch định các chính sách thu hút lao động nhập cư, hình thành các khu kinh tế mới phù hợp với đặc thù của địa phương.
Các ngành nghề về thương mại - dịch vụ ngày một phát triển cùng với việc đưa vào quy hoạch mở rộng thị trấn A Lưới tạo điều kiện thu hút lao động dịch chuyển ra khu vực đô thị từ đó góp phần thu ngắn khoảng cách về phấn bố dân cư giữa thành thị và nông thôn.
2.2.2. Khó khăn
- Huyện A Lưới là huyện miền núi có mật độ dân số thấp, thưa thớt, địa bàn rất rộng nên trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình, mơ hình, đề án cũng như việc thu thập thông tin số liệu DS-KHHGĐ, quản lý địa bàn của cộng tác viên DS-KHHGĐ gặp rất nhiều khó khăn.
- Hạ tầng internet trên địa bàn huyện cịn hạn chế do đó hình thức truyền thơng qua mạng, qua các mạng xã hội chưa được chú trọng, chủ yếu tập trung theo cách thức trực tiếp thông qua thăm hộ gia đình, tư vấn nhóm nhỏ hoặc các buổi nói chuyện chuyên đề tại cộng đồng.
- Huyện A lưới có tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao nhất tỉnh, đa dạng dân tộc dẫn đến đa dạng ngôn ngữ đặt ra nhiều thách thức trong cơng tác QLNN nói chung và QLNN về dân số nói riêng. Người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn những tư tưởng cổ hủ do phong tục tập quán và ý thức trông chờ, ỷ lại ở nhà nước ảnh hưởng khơng nhỏ tới thực hiện các chính sách dân số.
- Tư tưởng “trọng nam, khinh nữ”, “đông con hơn đông của” vẫn tồn tại trong suy nghĩ của người dân nên việc triển khai các chương trình giảm sinh, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trên địa bàn khó đạt được mục tiêu đề ra.