Tình hình quản lý nhà nƣớc về xây dựng và phát triển thƣơng hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia việt nam (Trang 55 - 73)

hiệu quốc gia Việt Nam

Xây dựng và phát triển THQG Việt Nam đƣợc Chính phủ giao các Bộ, ngành phối hợp triển khai thực hiện, tập trung chính vào Chƣơng trình THQG Việt Nam, là chƣơng trình Xúc tiến thƣơng mại quốc gia dài hạn, duy nhất của Chính phủ Việt Nam nhằm thông qua thƣơng hiệu sản phẩm và doanh nghiệp để quảng bá hình ảnh đất nƣớc Việt Nam là quốc gia có hàng hóa, dịch vụ chất lƣợng, tạo dựng uy tín và nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Kể từ khi Chƣơng trình THQG ra đời vào năm 2003 đến nay, kết quả trong QLNN về xây dựng và phát triển THQG thể hiện qua một số nội dung nhƣ sau:

2.2.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách THQG

- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019) đƣợc ban hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng và phát triển thƣơng hiệu nói chung, THQG nói riêng trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Luật SHTT đã pháp điển hóa các quy định trƣớc đây về quyền SHTT trong các văn bản dƣới luật, điều chỉnh tất cả nội dung của quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo sự phù hợp của pháp luật Việt Nam với các quy định của pháp luật quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Đối với xây dựng và phát triển thƣơng hiệu, một số nội dung đƣợc quy định cụ thể trong Luật gồm: khoản 16 đến khoản 22 Điều 4 định nghĩa về nhãn hiệu, tên thƣơng mại và chỉ dẫn địa lý; Điều 72 đến Điều 82 quy định điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu, tên

thƣơng mại, chỉ dẫn địa lý; Điều 105, 106 quy định về đăng ký nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý…

Sau khi Luật SHTT đƣợc ban hành, nhiều Nghị định, Thông tƣ nhằm cụ thể hóa và triển khai thực hiện Luật SHTT đã đƣợc ban hành, bao gồm cả các nội dung về xây dựng và phát triển thƣơng hiệu nhƣ: Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 20/9/2006 về nhãn hàng hóa; Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về quyền bảo vệ SHTT và QLNN về SHTT (sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010); Thông tƣ liên tịch số 05/2016/TTLT-BKHCN-BKHĐT ngày 05/4/2016 của Bộ KHCN và Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (KHĐT) quy định chi tiết và hƣớng dẫn xử lý đối với trƣờng hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp (SHCN)…

Nhìn chung, hệ thống các văn bản pháp luật về SHTT của nƣớc ta hiện nay đã tƣơng đối đầy đủ và đồng bộ, tạo nên khung pháp lý cần thiết cho việc triển khai hoạt động QLNN về SHTT, đăng ký xác lập quyền, hỗ trợ cho việc khai thác, phát triển tài sản trí tuệ, thực thi quyền SHTT, đảm bảo sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật về SHTT, góp phần tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả QLNN trong xây dựng và phát triển thƣơng hiệu nói chung, THQG nói riêng.

- Luật Du lịch năm 2017

Nhằm xây dựng và định vị thƣơng hiệu du lịch quốc gia gắn với hình ảnh độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, Luật Du lịch năm 2017 đƣợc Quốc hội ban hành thay thế Luật Du lịch năm 2005, đã quy định các nội dung xúc tiến du lịch, bao gồm cả hoạt động xây dựng và phát triển thƣơng hiệu du lịch quốc gia Việt Nam (khoản 2 Điều 67). Đây chính là cơ sở để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng và

trình Thủ tƣớng Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật xây dựng và phát triển THQG về du lịch. Các nội dung này đƣợc quy định tại:

+ Điểm d khoản 3 Điều 1 Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

+ Điểm b khoản 3 Điều 1 Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 18/02/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình Hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2013 – 2020;

+ Điểm b khoản 7 Mục III Điều 1 Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030.

+ …

Luật Du lịch năm 2017 đã góp phần quan trọng trong việc hình thành các sản phẩm du lịch có chất lƣợng cao, tạo thuận lợi cho công tác quảng bá thƣơng hiệu du lịch quốc gia Việt Nam trên thế giới.

- Luật Quản lý ngoại thương năm 2017

Với việc Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhằm đáp ứng xu thế hội nhập và phù hợp với các điều ƣớc quốc tế, năm 2017 Quốc hội đã ban hành Luật phát triển ngoại thƣơng quy định các biện pháp phát triển hoạt động ngoại thƣơng, trong đó, tại điểm a khoản 2 Điều 105 quy định các hoạt động này gồm cả xây dựng và phát triển THQG về sản phẩm, hàng hóa do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định nhằm phát triển hoạt động ngoại thƣơng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Để hƣớng dẫn thực hiện Luật, năm 2018 Chính phủ đã ban hành Nghị định 28/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thƣơng về một số

biện pháp phát triển ngoại thƣơng, trong đó, quy định các nội dung xây dựng và phát triển THQG Việt Nam tại khoản 2 Điều 18.

Nhƣ vậy, Luật Quản lý ngoại thƣơng và Nghị định 28/2018/NĐ-CP đã tạo môi trƣờng, hành lang pháp lý thuận lợi để cơ quan nhà nƣớc thực hiện chức năng QLNN về xây dựng và phát triển THQG ngày càng hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã cụ thể hóa chính sách bằng các chƣơng trình với sự tham gia của các cơ quan QLNN và các doanh nghiệp. Đối với Chƣơng trình THQG Việt Nam, quá trình xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đƣợc chia làm ba giai đoạn, gồm:

- Giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2010

Đây là giai đoạn đầu của quá trình xây dựng và phát triển THQG Việt Nam. Căn cứ pháp lý làm cơ sở cho việc triển khai là Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25/11/2003 (sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 250/2006/QĐ-TTg ngày 31/10/2006) của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển Thƣơng hiệu quốc gia đến năm 2010; Quyết định số 259/2005/QĐ-TTg ngày 21/10/2005 về việc thành lập Hội đồng Tƣ vấn quốc gia - Chƣơng trình Thƣơng hiệu quốc gia.

Trong khoảng thời gian này, Bộ Công Thƣơng cùng các Bộ, ngành và các đơn vị liên quan đã tập trung nghiên cứu xây dựng và ban hành các văn bản quy định việc thực hiện Chƣơng trình THQG gồm: Hệ thống tiêu chí lựa chọn Thƣơng hiệu sản phẩm tham gia Chƣơng trình Thƣơng hiệu quốc gia; Quy chế doanh nghiệp có thƣơng hiệu sản phẩm đƣợc lựa chọn tham gia Chƣơng trình Thƣơng hiệu quốc gia Việt Nam; Quy chế quản lý, sử dụng Biểu trƣng và Hệ thống nhận diện Biểu trƣng Chƣơng trình Thƣơng hiệu quốc gia...

Các văn bản này là cơ sở pháp lý để Bộ Công Thƣơng cùng các cơ quan QLNN phối hợp triển khai thực hiện Chƣơng trình THQG, quản lý việc

xây dựng và phát triển THQG. Trong giai đoạn này, bên cạnh việc xây dựng và ban hành những văn bản về Chƣơng trình THQG, có thể nói hoạt động QLNN mới chỉ tập trung vào hoạt động xét chọn các sản phẩm đạt THQG và tổ chức Lễ công bố THQG theo chu kỳ 2 năm một lần.

Ngồi ra, cịn có các văn bản liên quan việc xây dựng tổ chức bộ máy quản lý THQG nhƣ: Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thƣơng hiệu quốc gia Việt Nam; Ban Thƣ ký Chƣơng trình Thƣơng hiệu quốc gia; Hội đồng các Ban chuyên gia Chƣơng trình Thƣơng hiệu quốc gia...

Trong giai đoạn này, nhằm kết hợp triển khai hiệu quả việc xây dựng và phát triển THQG, Bộ KHCN cũng trình Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 phê duyệt Chƣơng trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020. Mục tiêu của Chƣơng trình tập trung ƣu tiên đầu tƣ phát triển các sản phẩm trọng điểm quốc gia có hàm lƣợng cơng nghệ và giá trị gia tăng cao, có lợi thế cạnh tranh với quốc tế và tập trung hỗ trợ nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp trong nƣớc thông qua các hoạt động KHCN.

- Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2018

Nhằm đảm bảo việc xây dựng và phát triển THQG không gián đoạn, trong năm 2011, Bộ Công Thƣơng tiếp tục phối hợp với Bộ, ngành nghiên cứu, xây dựng và trình Thủ tƣớng Chính phủ đề án xây dựng và phát triển THQG từ năm 2011 trở đi. Năm 2012, Thủ tƣớng Chính phủ đã ủy quyền cho Bộ Công Thƣơng ban hành Quyết định số 984/QĐ-BCT ngày 06/3/2012 về việc ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện Chƣơng trình Thƣơng hiệu quốc gia.

Đây là căn cứ pháp lý để Bộ Công Thƣơng tiếp tục phối hợp cùng các Bộ, ngành xây dựng và ban hành các văn bản quản lý Chƣơng trình THQG mới, gồm: Quyết định số 3019/QĐ-BCT ngày 31/5/2012 về việc thành lập

Hội đồng các Ban chuyên gia Chƣơng trình THQG; Quyết định số 2426/QĐ- BCT ngày 20/6/2016 về việc thành lập Ban Thƣ ký Chƣơng trình THQG...

Về nội dung xây dựng và phát triển THQG, Quyết định 984/QĐ-BCT có nhiều điểm mới so với Quyết định 253/2003/QĐ-TTg, trong đó, quy định cụ thể các nội dung gồm: xây dựng môi trƣờng phát triển thƣơng hiệu, xây dựng năng lực phát triển thƣơng hiệu cho doanh nghiệp, xây dựng và phát triển thƣơng hiệu theo ngành hàng…

Về phía Bộ KHCN, đối với hoạt động nâng cao chất lƣợng sản phẩm, căn cứ Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 phê duyệt Chƣơng trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020, Bộ đã ban hành Thông tƣ số 17/2011/TT-BKHCN ngày 30/6/2011 quy định về Giải thƣởng Chất lƣợng Quốc gia thay thế Thông tƣ số 11/2009/TT-BKHCN ngày 06/5/2009, trong đó, quy định cụ thể các nội dung nhƣ: đối tƣợng tham gia, hình thức giải thƣởng, tiêu chí và thang điểm xét thƣởng…

Trong giai đoạn này, Bộ NNPTNT cũng đã trình Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 706/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 phê duyệt Đề án phát triển thƣơng hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, Bộ đã chú trọng xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lƣợng gạo xuất khẩu, quy trình kỹ thuật sản xuất, chế biến và kiểm soát chất lƣợng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm, góp phần nâng cao chất lƣợng và phát triển bền vững, bảo đảm uy tín thƣơng hiệu gạo Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế.

Bộ VHTTDL cũng đã phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng và ban hành Quyết định số 2522/QĐ-BVHTTDL ngày 13/7/2016 phê duyệt Chiến lƣợc phát triển thƣơng hiệu du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hƣớng đến năm 2030. Trong đó, xác định xây dựng và phát triển THQG về du lịch theo hƣớng phát triển một số thƣơng hiệu điểm đến du lịch và vùng du lịch nổi bật,

chất lƣợng cao, có khả năng cạnh tranh; quảng bá các điểm đến và hình ảnh tiêu biểu giúp nhận diện du lịch Việt Nam tại các thị trƣờng trọng điểm.

- Giai đoạn từ 2019 đến nay

Đến năm 2019, tình hình phát triển kinh tế đã có nhiều chuyển biến căn bản so với bối cảnh khi Chƣơng trình THQG mới đƣợc xây dựng. Quy chế xây dựng và thực hiện Chƣơng trình THQG hiện hành có tính pháp lý chƣa tƣơng xứng với chƣơng trình mang tầm quốc gia (quy chế do Bộ trƣởng Bộ Công Thƣơng ban hành kèm theo Quyết định số 984/QĐ-BCT ngày 06/3/2012), thiếu quy định về cơ chế phối hợp giữa cơ quan chủ trì và các Bộ ngành, địa phƣơng trong việc triển khai thực hiện Chƣơng trình THQG nên đã những ảnh hƣởng nhất định tới phạm vi, quy mô và hiệu quả hoạt động của Chƣơng trình.

Chính vì vậy, sau khi phối hợp, lấy ý kiến các Bộ, ngành và các đơn vị liên quan, Bộ Cơng Thƣơng đã trình Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 30/2019/QĐ-TTg ngày 08/10/2019 về Quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện Chƣơng trình THQG Việt Nam; Quyết định số 1320/QĐ-TTg ngày 08/10/2019 phê duyệt Chƣơng trình THQG Việt Nam từ năm 2020 đến năm 2030.

Căn cứ các Quyết định nêu trên, Bộ Công Thƣơng tiếp tục phối hợp, lấy ý kiến các Bộ, ngành xây dựng và ban hành các văn bản liên quan nhƣ: Hội đồng Thƣơng hiệu quốc gia Việt Nam; Ban Chuyên gia Thƣơng hiệu quốc gia Việt Nam; Ban Thƣ ký Thƣơng hiệu quốc gia Việt Nam; Quy chế quản lý và sử dụng Biểu trƣng Thƣơng hiệu quốc gia Việt Nam; Hệ thống tiêu chí của Chƣơng trình THQG Việt Nam…

Cũng trong thời gian này, góp phần vào xây dựng và phát triển THQG cịn có:

+ Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 3767/QĐ-BVHTTDL ngày 11/12/2020 phê duyệt Đề án Xây dựng THQG về du lịch văn hóa. Đề án đƣợc xây dựng với mục tiêu định vị thƣơng hiệu du lịch văn hóa Việt Nam dựa trên giá trị văn hóa đặc sắc Việt Nam, tập trung vào giá trị di sản và giá trị văn hóa ẩm thực, qua đó hình thành hệ thống điểm đến, sản phẩm du lịch đặc trƣng, có chất lƣợng, giá trị cao, góp phần nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam.

+ Bộ KHCN trình Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030 theo Quyết định số 157/QĐ-TTg ngày 01/02/2021.

Có thế thấy những thay đổi nổi bật trong chính sách xây dựng và phát triển THQG đƣợc thể hiện trong các Quyết định mới này gồm:

- Xây dựng và phát triển THQG gắn với các giá trị tích cực, nổi trội của thƣơng hiệu sản phẩm với các mục tiêu cụ thể, gắn với chiến lƣợc xuất khẩu hàng hóa.

- Thể hiện sự phân tầng, định hƣớng rõ nhóm đối tƣợng hƣởng lợi của Chƣơng trình THQG và nhóm nội dung hỗ trợ tƣơng ứng.

- Mở rộng sự tham gia của các đơn vị chủ trì là các Bộ, ngành. Tạo cơ chế phối hợp giữa cơ quan chủ trì với các Bộ, ngành, địa phƣơng, tổ chức, hiệp hội trong xây dựng và phát triển THQG.

2.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật

2.2.2.1. Kiện toàn bộ máy quản lý, thực hiện Chƣơng trình thƣơng hiệu quốc gia

Việc xây dựng THQG là cần thiết nhằm khẳng định vị thế về mặt hình ảnh trong nhận thức của cộng đồng tồn cầu về quốc gia đó. Tại Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25/11/2003, Thủ tƣớng Chính phủ quy định việc

thành lập Hội đồng Thƣơng hiệu quốc gia Việt Nam gồm đại diện các Bộ, ngành, tổ chức liên quan và giao Bộ Công Thƣơng là cơ quan thƣờng trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành triển khai thực hiện Chƣơng trình.

Từ năm 2003 đến nay, dƣới sự chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ Cơng Thƣơng cùng các Bộ, ngành và các đơn vị liên quan đã phối hợp xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN đối với xây dựng và phát triển THQG gồm:

- Hội đồng Thƣơng hiệu quốc gia: đƣợc thành lập theo Quyết định số 259/2005/QĐ-TTg ngày 21/10/2005 (sửa đổi tại Quyết định số 250/2006/QĐ-TTg ngày 31/10/2006). Bộ trƣởng Bộ Công Thƣơng là Chủ tịch Hội đồng THQG với thành viên Hội đồng là Lãnh đạo các Bộ, ngành. Từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia việt nam (Trang 55 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)