Các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về xây dựng và phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia việt nam (Trang 84 - 111)

và phát triển thƣơng hiệu quốc gia Việt Nam

Về phía nhà nƣớc

Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào thị trƣờng quốc tế thông qua ký kết các hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) song phƣơng và đa phƣơng. Nhờ đó, hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của các doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG nói riêng đang có thêm nhiều cơ hội mới. Trƣớc bối cảnh đó, các Bộ, ngành cần nhanh chóng hồn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thƣơng hiệu; triển khai đồng bộ các

giải pháp trong xây dựng và phát triển thƣơng hiệu, THQG; áp dụng linh hoạt các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đạt THQG.

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng và phát triển thƣơng hiệu quốc gia

Trƣớc hết, hệ thống pháp lý về xây dựng và phát triển THQG cần đƣợc hồn thiện, bổ sung những chính sách, văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với thực tế triển khai Chƣơng trình THQG Việt Nam, cụ thể:

3.2.1.1. Xây dựng và ban hành Thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện hoạt động xây dựng và phát triển thƣơng hiệu quốc gia

Bộ Công Thƣơng tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng và ban hành Thông tƣ hƣớng dẫn về các nội dung chuyên môn liên quan đến hoạt động xây dựng và phát triển thƣơng hiệu thuộc Chƣơng trình THQG Việt Nam, phù hợp với các quy định tại Điều 18 Nghị định số 28/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 của Chính phủ. Thơng tƣ cần quy định cụ thể nội dung thực hiện, quy mô và nội dung hỗ trợ của các hoạt động xây dựng phát triển THQG, bao gồm các nội dung sau:

- Nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của thƣơng hiệu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tƣ.

- Nâng cao năng lực xây dựng, quản trị, phát triển thƣơng hiệu cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản phẩm đáp ứng hệ thống tiêu chí THQG Việt Nam.

- Hỗ trợ xây dựng, phát triển và bảo vệ thƣơng hiệu ở trong nƣớc và nƣớc ngoài.

- Thơng tin, truyền thơng cho Chƣơng trình THQG Việt Nam ở trong nƣớc và nƣớc ngồi.

Bộ Tài chính căn cứ các nội dung quy định về chuyên môn của Bộ Công Thƣơng để xây dựng Thông tƣ hƣớng dẫn về cơ chế tài chính cho các

hoạt động của Chƣơng trình THQG Việt Nam sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc. Đồng thời, Bộ Tài chính căn cứ tại điểm g khoản 3 Điều 18 Nghị định số 28/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 của Chính phủ, xây dựng các cơ chế, chính sách ƣu tiên cho các doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG khi thực hiện thủ tục về thuế, hải quan và các thủ tục hành chính khác theo quy định của pháp luật.

3.2.1.2. Sửa đổi tiêu chí xét chọn sản phẩm

Hiện nay, Chƣơng trình THQG đang đƣợc truyền thơng là thực hiện xét chọn thƣơng hiệu sản phẩm, không phải thƣơng hiệu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống tiêu chí xét chọn lại thiên về việc xét chọn thƣơng hiệu của doanh nghiệp, cụ thể:

- Trong số 36 mục của 03 tiêu chí xét chọn tại Phụ lục 2 Tiêu chí xét chọn sản phẩm đạt THQG Việt Nam ban hành kèm Thông tƣ số 33/2019/TT- BCT ngày 22/11/2019, chỉ có 03 mục liên quan trực tiếp đến sản phẩm (chất lƣợng sản phẩm; đầu tƣ duy trì chất lƣợng sản phẩm; tài sản trí tuệ của sản phẩm đăng ký xét chọn);

- Mẫu số 01 ban hành kèm theo Quyết định 30/2019/QĐ-TTg cũng ghi là “Đăng ký tham gia xét chọn doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thƣơng hiệu quốc gia Việt Nam” và trong 21 mục phải điền, yêu cầu về thông tin sản phẩm tham gia xét chọn cũng chỉ gói gọn trong 4 mục, tập trung chính vào mục II với 4 nội dung: thông tin sản phẩm, mơ tả sản phẩm (cơng dụng chính, đặc tính kỹ thuật và ƣu điểm nổi bật, năm sản phẩm bắt đầu có mặt trên thị trƣờng), thị trƣờng xuất khẩu, doanh thu xuất khẩu của sản phẩm trong 2 năm liên trƣớc năm xét chọn. Các mục còn lại trong mẫu đăng ký phần lớn yêu cầu cung cấp thông tin về doanh nghiệp nhƣ: thông tin doanh nghiệp, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, chiến lƣợc kinh doanh, kế hoạch phát triển nguồn nhân lƣợc, kế hoạch tài chính…

Thực tế, hai khái niệm thƣơng hiệu sản phẩm và thƣơng hiệu doanh nghiệp rất khó tách biệt, luôn gắn chặt với nhau. Đối với doanh nghiệp đa ngành, nhiều dịng sản phẩm, rất khó để xét tất cả các ngành, dịng sản phẩm đó của doanh nghiệp đều đáp ứng tiêu chí của Chƣơng trình THQG. Do vậy, cần kết hợp giữa thƣơng hiệu doanh nghiệp và thƣơng hiệu sản phẩm khi xét chọn, đồng thời, cần có quy định và chế tài xử lý các trƣờng hợp doanh nghiệp đạt THQG đối với 01 sản phẩm nhƣng lại sử dụng vào các sản phẩm khác của mình.

Nhƣ vậy, để đảm bảo tính hợp lý, có thể xem xét, sửa đổi tên Điều 6 Thơng tƣ 33/2019/TT-BCT ngày 22/11/2019 “Tiêu chí đăng ký xét chọn sản phẩm đạt Thƣơng hiệu quốc gia Việt Nam” thành “Tiêu chí đăng ký xét chọn doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thƣơng hiệu quốc gia Việt Nam”.

3.2.1.3. Sửa đổi tiêu chí xét chọn doanh nghiệp

Một số điều quy định trong Thông tƣ số 33/2019/TT-BCT ngày 22/11/2019, cụ thể:

- Điểm a khoản 2 điều 6 quy định tiêu chí đối với doanh nghiệp có sản phẩm đăng ký xét chọn: “Là doanh nghiệp đƣợc thành lập theo pháp luật Việt Nam”.

Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp thành lập theo pháp luật ở Việt Nam sẽ bao gồm cả các doanh nghiệp nƣớc ngoài thành lập tại Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi. Họ hồn tồn có đủ điều kiện đăng ký sản phẩm tham gia Chƣơng trình THQG, trở thành doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG và tham gia các hoạt động tuyên truyền quảng bá trong và ngoài nƣớc với biểu trƣng THQG Việt Nam. Tuy nhiên, mục tiêu của Chƣơng trình THQG Việt Nam là “Xây dựng hình ảnh về Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hố và dịch vụ với chất lƣợng cao, tăng niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển ngoại

thƣơng và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”. Theo đó, THQG Việt Nam cần đƣợc gắn với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam.

Nhƣ vậy, điểm a khoản 2 điều 6 nên xem xét, sửa thành “Là doanh nghiệp Việt Nam đƣợc thành lập theo pháp luật Việt Nam”.

- Điểm c khoản 2 điều 6 quy định doanh nghiệp “có thời gian hoạt động tối thiểu từ 02 năm liên tiếp trƣớc năm xét chọn”.

Quy định doanh nghiệp có thời gian hoạt động tối thiểu từ 02 năm là có thể đƣa sản phẩm đăng ký tham gia xét chọn THQG là không hợp lý. Bởi quãng thời gian 2 năm không thể xem xét, đánh giá toàn diện về doanh nghiệp, đồng thời, sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng và phát triển trong 2 năm sẽ rất khó có thể đáp ứng các tiêu chí của Chƣơng trình THQG Việt Nam. Do đó, điểm c khoản 2 điều 6 là chƣa phù hợp, thiếu cơ sở thực tế.

Vì vậy, có thể sửa đổi điểm c khoản 2 điều 6 thành “Doanh nghiệp phải đƣợc thành lập, hoạt động kinh doanh tối thiểu từ 03 năm liên tiếp trƣớc năm xét chọn”, tƣơng đƣơng điều kiện quy định đối với doanh nghiệp đạt giải thƣởng chất lƣợng quốc gia tại điểm 1 Điều 24 Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ.

Mặt khác, doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện tốt trách nhiệm xã hội mới đƣợc phép tham gia chƣơng trình, do đó, các tiêu chí sàng lọc có thể gồm: việc thực hiện tốt nghĩa vụ về thuế, về tài chính ngân hàng, về đảm bảo môi trƣờng, về lao động. Nhƣ vậy, để tránh tình trạng doanh nghiệp sau khi làm hồ sơ đầy đủ, Ban Thƣ ký rà soát mới thấy doanh nghiệp cịn có vi phạm thì sẽ khơng đƣợc lựa chọn.

3.2.1.4. Bổ sung các chế tài xử phạt vi phạm đối với việc sử dụng biểu trƣng thƣơng hiệu quốc gia

Hiện các quy định về việc sử dụng biểu trƣng THQG tại Quyết định 30/2019/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ và Quyết định 2859/QĐ-BCT mới mang tính chung chung, chƣa có các mức phạt cụ thể bằng tiền hoặc truy cứu trách nhiệm. Vì vậy, việc sử dụng biểu trƣng THQG sai mục đích vẫn diễn ra. Theo đó, cần quy định các mức phạt cụ thể, rõ ràng với tính răn đe cao hơn:

- Đối với các trƣờng hợp sử dụng sai mục đích biểu trƣng THQG, logo “Vietnam Value”.

- Đối với doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG sử dụng biểu trƣng THQG, logo “Vietnam Value” trên các sản phẩm khác của mình.

- Đối với các doanh nghiệp đã đạt THQG kỳ trƣớc nhƣng khơng tiếp tục tham gia Chƣơng trình THQG mà vẫn cố tình sử dụng biểu trƣng THQG, logo “Vietnam Value” trên các sản phẩm của mình.

3.2.2. Tăng cƣờng phối hợp giữa các Bộ, ngành trong xây dựng và phát triển thƣơng hiệu quốc gia

Nhà nƣớc cần tập trung xây dựng môi trƣờng phát triển thƣơng hiệu thuận lợi thông qua việc phối hợp chặt chẽ các chƣơng trình, hoạt động có sự tƣơng đồng về mục tiêu và nội dung do các Bộ, ngành và cơ quan hữu quan thực hiện nhằm tạo lập cơ chế chính sách đồng bộ và sử dụng hiệu quả nguồn lực dành cho xây dựng và phát triển thƣơng hiệu.

Các Bộ, ngành cần xây dựng cơ chế phối hợp trong triển khai các hoạt động liên quan đến xây dựng và phát triển THQG, tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác phối hợp, trao đổi thơng tin tồn diện về các doanh nghiệp đã tham gia và đạt giải thƣởng, danh hiệu… của các chƣơng trình do các Bộ, ngành tổ chức; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về quản lý

doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG, doanh nghiệp đạt giải thƣởng chất lƣợng quốc gia, thƣơng hiệu gạo Việt Nam… để kết nối, chia sẻ dữ liệu pháp lý về doanh nghiệp để việc mời tham gia cũng nhƣ lựa chọn doanh nghiệp dễ dàng, đồng nhất, vì lợi ích của các doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với Chƣơng trình THQG, cần có sự phối hợp trong tiến hành kiểm tra các tiêu chí sàng lọc, chẳng hạn nhƣ khi cần kiểm tra tức thời việc khơng có vi phạm nghĩa vụ về thuế, lệ phí, khơng vi phạm các quy định về môi trƣờng, tra cứu các nhãn hiệu hàng hóa doanh nghiệp đã đăng ký với Cục SHTT, không vi phạm các quy định về lao động và an tồn lao động, khơng có tín nhiệm, tín dụng xấu, khơng vi phạm các quy định về xuất nhập khẩu… Nhƣ vậy, mỗi cơ quan QLNN phải có một kênh thơng tin và xử lý dịch vụ công để công tác đánh giá đƣợc triển khai nhanh và hiệu quả nhất. Các kênh thông tin này cần liên kết với nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sàng lọc hồ sơ doanh nghiệp tham gia Chƣơng trình và nâng cao chất lƣợng các doanh nghiệp có sản phẩm đăng ký đạt THQG.

Bên cạnh đó, các Bộ, ngành căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình triển khai các hoạt động thuộc Chƣơng trình THQG Việt Nam cụ thể nhƣ sau:

- Bộ Công Thƣơng triển khai các hoạt động xây dựng và phát triển THQG gắn với xuất khẩu và tăng trƣởng thƣơng mại:

+ Hỗ trợ phát triển mạng lƣới phân phối cho các sản phẩm thƣơng hiệu Việt, nhất là sản phẩm đạt THQG ở trong và ngoài nƣớc để ngƣời tiêu dùng sử dụng và đánh giá chất lƣợng sản phẩm, tăng cƣờng niềm tin đối với các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam.

+ Hỗ trợ doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG thơng qua các chƣơng trình khuyến cơng, chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại… để tăng cƣờng khả năng bán hàng và ký các hợp đồng lớn với các đối tác nƣớc ngoài, tăng cƣờng

nhận thức và uy tín đối với các thƣơng hiệu sản phẩm đƣợc lựa chọn tham gia Chƣơng trình THQG Việt Nam đã hiện diện ở nƣớc ngồi.

- Bộ KHĐT triển khai các hoạt động gắn với nội dung về thu hút đầu tƣ:

+ Tổ chức xác định yếu tố hấp dẫn đầu tƣ của quốc gia trong đó chú trọng đến đầu tƣ vào các ngành khuyến khích xuất khẩu và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, gắn với việc xây dựng hình ảnh và THQG Việt Nam hấp dẫn, là điểm đến cho đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

+ Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả dịch vụ hỗ trợ đầu tƣ trong và ngồi nƣớc thơng qua việc nâng cao năng lực cho các tổ chức, cơ quan cung ứng dịch vụ công và tƣ nhân đối với lĩnh vực hỗ trợ và xúc tiến đầu tƣ.

+ Đẩy mạnh các hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài của các doanh nghiệp THQG Việt Nam gắn với phát triển thị trƣờng nƣớc ngoài.

- Bộ VHTTDL triển khai các hoạt động gắn với phát triển du lịch: + Triển khai phối hợp đồng bộ cho các hoạt động Chiến lƣợc du lịch quốc gia gắn với mục tiêu và nội dung Chƣơng trình THQG Việt Nam.

+ Thúc đẩy xuất khẩu tại chỗ thông qua việc chi tiêu cho mua sắm của du khách nƣớc ngoài tại Việt Nam, đặc biệt mua sắm các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể và sản phẩm mang THQG Việt Nam.

+ Bảo tồn di tích lịch sử và di sản thế giới là các tài sản quốc gia góp phần xây dựng hình ảnh và THQG hấp dẫn, bền vững. Triển khai thực hiện chƣơng trình du lịch văn hóa gắn với hình ảnh và THQG Việt Nam.

- Bộ KHCN phối hợp với Bộ NNPTNT triển khai các hoạt động gắn với chỉ dẫn địa lý:

+ Xác lập các yếu tố hấp dẫn và các lợi thế của vị trí địa lý chiến lƣợc quốc gia phục vụ cho công tác truyền thơng hình ảnh và THQG Việt Nam.

+ Tổ chức xác lập và bảo hộ các CDĐL trên cả nƣớc và tại các thị trƣờng mục tiêu.

+ Lựa chọn và giới thiệu các sản phẩm mang CDĐL Việt Nam tham gia các chƣơng trình XTTM quốc gia, các chƣơng trình đối ngoại để giới thiệu và quảng bá các sản phẩm đặc trƣng do đặc điểm tự nhiên và địa lý của Việt Nam mang lại.

+ Thực hiện tốt công tác quản lý và khai thác các tài nguyên thiên nhiên theo hƣớng bền vững và gắn kết với việc tạo dựng hình ảnh THQG Việt Nam hấp dẫn, thu hút.

3.2.3. Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá về thƣơng hiệu quốc gia Việt Nam

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá để cộng đồng ngƣời tiêu dùng trong nƣớc hiểu đƣợc giá trị Chƣơng trình THQG, cũng nhƣ giá trị sản phẩm đạt THQG bởi chính những ngƣời dân Việt Nam mới là những ngƣời khẳng định giá trị Chƣơng trình THQG. Đồng thời, với sự phát triển của công nghệ thông tin, cần đa dạng hóa các cơng cụ và kênh tuyên truyền, quảng bá để tiếp cận đối tƣợng tại các thị trƣờng nƣớc ngoài. Thƣờng xuyên đánh giá hiệu quả và điều chỉnh các công cụ và kênh tuyên tuyền, quảng bá để phù hợp với tình hình thực tế của thị trƣờng. Cụ thể nhƣ sau:

- Truyền thông trực tuyến nhằm tận dụng lợi thế, ƣu thế của các phƣơng tiện truyền thông trên internet để kết nối, chia sẻ, quảng bá thƣơng hiệu sản phẩm, THQG nhƣ:

+ Xây dựng trang web chính thức của Thƣơng hiệu quốc gia Việt Nam nhằm giới thiệu về các giá trị THQG Việt Nam và việc chia sẻ các giá trị của các doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG. Trang web đƣợc cập nhật thông tin bằng tiếng Việt, tiếng Anh và một số ngơn ngữ chính của các thị trƣờng xuất khẩu mục tiêu.

+ Xây dựng các ấn phẩm điện tử, các video clip quảng bá các giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia việt nam (Trang 84 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)