Yêu cầu, đặc điểm về sự tham gia của Hội Liên hiệp Phụ nữ vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của hội liên hiệp phụ nữ vào quản lý nhà nước từ thực tiễn tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 28)

Hội trong quá trình tham gia, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tiến hành hoạt động quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.

Mặc dù không phải là một cơ quan trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước nhưng Hội LHPN đã có vị trí, sự tham gia nhất định trong cơng tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, đặc biệt là quản lý nhà nước về bình đẳng giới, được quy định cụ thể, chi tiết trong văn bản pháp lý cao nhất là Hiến pháp và các văn bản Luật, văn bản dưới Luật. Có thể thấy, sự tham gia của Hội LHPN được quy định rõ nhất, nổi bật nhất đó là:

- Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật;

- Tuyên truyền vận động phụ nữ thực hiện chính sách, pháp luật;

- Tham gia tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và các hoạt động quản lý xã hội

- Kiểm tra, giám sát và phản biện xã hội đối với việc dự thảo chính sách, pháp luật.

1.2. Yêu cầu, đặc điểm về sự tham gia của Hội Liên hiệp Phụ nữ vào quản lý nhà nước vào quản lý nhà nước

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân. Để đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân,

quyền lực nhà nước được tổ chức thống nhất, được sử dụng đúng mục đích và được thực thi có hiệu lực, hiệu quả theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát”, cần phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội với vai trị là tổ chức đại diện cho Nhân dân, là cầu nối giữa Nhân dân với Đảng và chính quyền các cấp.

Hội LHPN Việt Nam với chức năng là tổ chức đại diện cho các tầng lớp phụ nữ Việt Nam, tham gia quản lý nhà nước bằng các hoạt động giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, một mặt sẽ đảm bảo cho việc thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, mặt khác khuyến khích và phát huy được quyền làm chủ, sự tham gia và trí tuệ của các tầng lớp phụ nữ, đóng góp tích cực vào việc thực thi và xây dựng chính sách, pháp luật, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

Hội LHPN Việt Nam tuy không phải là một cơ quan trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước nhưng có vị trí, vai trị nhất định trong cơng tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực bằng việc phối hợp với các bộ, ngành, UBND các cấp; là cầu nối liên hệ giữa các tầng lớp phụ nữ với Đảng và Nhà nước, giữ vai trò nịng cốt trong cơng tác phụ nữ; mà hạt nhân lãnh đạo công tác phụ nữ là các cấp ủy Đảng; trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Do đó, các cấp ủy Đảng và cơ quan quản lý nhà nước cần quan tâm hơn nữa tới Hội LHPN để nâng cao sự tham gia của các cấp Hội LHPN trong quản lý nhà nước

Thời gian qua, Hội LHPN Việt Nam đã có đóng góp nhất định vào tham gia quản lý nhà nước. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những hạn chế, khó khăn khi thực hiện việc này. Việc thực hiện các quy định của nhà nước về trách nhiệm của Hội đơi khi cịn hình thức, chất lượng chưa cao; chưa có đủ cơ chế, chính sách và điều kiện thực tế để đảm bảo sự tham gia của Hội LHPN Việt

Nam vào QLNN; sự phối hợp với các cơ quan QLNN còn hạn chế; một số tổ chức Hội chưa thực sự chủ động trong quá trình triển khai thực hiện, vẫn làm theo tính khn mẫu, thiếu tính năng động, sáng tạo; năng lực, kỹ năng tham gia QLNN của đội ngũ cán bộ Hội nhiều nơi chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn… Những hạn chế, khó khăn này yêu cầu phải có những giải pháp khắc phục, qua đó, từng bước nâng cao vai trị và chất lượng tham gia quản lý nhà nước của Hội, đồng thời góp phần giúp các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quản lý xã hội.

Cùng với bước tiến của quá trình đổi mới, ý thức và nhu cầu của phụ nữ cũng không ngừng phát triển, chuyển biến tích cực hơn: nhu cầu việc làm với mức thu nhập tăng, nhu cầu học nghề, tạo việc làm, có thu nhập, có tích lũy, thành đạt trong nghề nghiệp, nhu cầu được nâng cao trình độ, nâng cao nhận thức, nâng cao đời sống tinh thần, nhu cầu được giao lưu văn hóa, nhu cầu du lịch, làm đẹp, thể dục thể thao, tín ngưỡng tơn giáo, tham gia các hoạt động xã hội...

Chủ trương lãnh đạo của Đảng cùng các điều kiện thực tiễn trên đang đặt ra yêu cầu đối với Hội LHPN Việt Nam trong thời kỳ hiện nay là phải đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Hội, gắn liền mục tiêu hoạt động phong trào phụ nữ với việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngày càng tham gia tốt hơn với quản lý nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của hội liên hiệp phụ nữ vào quản lý nhà nước từ thực tiễn tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)