Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của hội liên hiệp phụ nữ vào quản lý nhà nước từ thực tiễn tỉnh thừa thiên huế (Trang 53 - 63)

1.3.2 .Tuyên truyền vận động phụ nữ thực hiện chính sách, pháp luật

2.2. Thực tiễn tham gia vào quản lý nhà nước của Hội liên hiệp Phụ nữ

2.2.1. Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật

Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thể hiện sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nỗ lực phấn đấu của cán bộ nữ trong tỉnh trong xây dựng tổ chức bộ máy nhà nước:

- Tồn tỉnh có 760/3675 cán bộ nữ tham gia cấp ủy cơ sở (chiếm tỷ lệ 20,68%), trong đó cấp xã, phường, thị trấn có tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy trên 15% (114/145 đơn vị), đạt tỷ lệ 78,6%, cao hơn so với nhiệm kỳ trước. Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy các cấp cụ thể: cấp tỉnh, nhiệm kỳ 2020 – 2025 là 7/50, đạt tỷ lệ 14%, giảm 1,09% so với nhiệm kỳ 2015 – 2020; cấp huyện 67/355 , chiếm 18,87%, tăng so với nhiệm kỳ trước là 5,12%, cấp cơ sở là 443/1980 chiếm 22,37%, tăng 1,5%.

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy tỉnh Thừa Thiên Huế

Nguồn: Hội LHPN tỉnh Thừa Thiên Huế

- Hiện nay, nhiều cán bộ nữ đang giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt trong chính quyền từ tỉnh đến cơ sở. Tỉnh Thừa Thiên Huế chưa có cán bộ nữ đảm nhiệm vai trị Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND tỉnh. Đa số cán bộ nữ làm cấp phó. Nhiệm kỳ 2021 – 2026, có 6/70 chiếm 8,57% cán bộ nữ tham gia lãnh đạo UBND cấp tỉnh, cấp huyện có 39/242 chiếm 16,12%, cấp xã, phường, thị trấn có 102/610 chiếm 16,72% tăng so với nhiệm kỳ trước 3,23%. Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh 786/7133, chiếm 11,02%, cấp huyện 1459/18147 chiếm 8,04%

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo chủ chốt từ tỉnh đến cơ sở

Nguồn: Hội LHPN tỉnh Thừa Thiên Huế

14 18,87 22,37 Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp cơ sở 8,57 16,12 16,72 cấp tỉnh cấp huyện cấp xã, phường, thị trấn

Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo sở, ngành, đoàn thể

Nguồn: Hội LHPN tỉnh Thừa Thiên Huế

- Tỷ lệ nữ tham gia đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 tăng hơn so với nhiệm kỳ 2016 – 2021, Tổng số nữ đại biểu Quốc hội là 01/7 đồng chí (đạt 14,29%); nữ đại biểu HĐND các cấp, cấp tỉnh có 7/51 đại biểu HĐND chiếm 13,73% (tăng 0,52%), cấp huyện 77/288 chiếm 26,74% (tăng 3,24%), cấp xã, phường, thị trấn là 781/3278 chiếm 23,83% tăng 0,4%.

Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ nữ tham gia đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp

Nguồn: Hội LHPN tỉnh Thừa Thiên Huế

11,02 8,04 cấp tỉnh cấp huyện 23,6 14,29

Cán bộ nữ tham gia đại biểu HĐND các cấp

Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân của tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 đạt tỷ lệ 20 -25%, tăng hơn so với nhiệm kỳ trước, tuy nhiên vẫn chưa đạt chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2020 (phấn đấu đạt từ 35% trở lên). Bên cạnh đó tỷ lệ nữ tham gia vào lãnh đạo chủ chốt ở các cấp tại tỉnh đạt 8-17%, vẫn chưa đạt chỉ tiêu (đạt 30%) của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020

Đội ngũ cán bộ nữ tham gia cấp ủy, Quốc hội, HĐND các cấp, tham gia lãnh đạo cấp phó, cấp trưởng từ cơ sở trở lên đã phát huy tốt sự tham gia của mình trong xây dựng tổ chức bộ máy nhà nước. Tham gia ban hành chủ trương, xây dựng các cơ chế, chính sách quản lý nhà nước và các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương góp phần tích cực trong xây dựng bộ máy nhà nước.

Hội LHPN tỉnh chủ động phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp giới thiệu phụ nữ đủ trình độ, tiêu chuẩn ứng cử đại biểu HĐND các cấp; tham gia quản lý, lãnh đạo Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên nữ ưu tú là cán bộ nguồn cho Đảng, chính quyền. Tham gia công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp: Hội LHPN tỉnh chủ động rà sốt tình hình cán bộ nữ đủ điều kiện, tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp để tạo nguồn giới thiệu; chủ động giới thiệu nữ ứng cử; phối hợp với Ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ tỉnh mở lớp tập huấn cho các nữ ứng cử viên lần đầu tham gia ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện.

Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh phối hợp với Ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế mở 02 lớp tập huấn cho 275 nữ ứng cử viên lần đầu tham gia ứng cử đại biểu HĐND cấp tỉnh và cấp huyện nhiệm kỳ 2016 - 2021. Các nữ ứng cử viên đã được nghe giới thiệu về Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND, những điểm mới về Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND

năm 2015; kỹ năng xây dựng chương trình hành động vận động bầu cử. Việc áp dụng phương pháp truyền đạt một cách khoa học của các báo cáo viên, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, đồng thời có sự trao đổi, thảo luận giữa báo cáo viên và các nữ ứng cử viên đã nâng cao tính tích cực, giúp cho đại biểu tiếp thu các nội dung tập huấn có hiệu quả. Qua tập huấn giúp cho các nữ ứng cử viên có thêm phương pháp, kỹ năng xây dựng chương trình hành động, tự tin trong hoạt động tiếp xúc cử tri, tuyên truyền vận động bầu cử theo luật định.

Kết quả: Trong các nữ ứng cử viên lần đầu ứng cử tham gia tập huấn có 7/14 (đạt 50%) trúng cử đại biểu HĐND cấp tỉnh và 67/275 (đạt 24,4%) trúng cử đại biểu HĐND cấp huyện. Tuyên truyền tốt việc triển khai thực hiện để đảm bảo tiêu chuẩn, tỷ lệ cũng như tham gia hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử của nữ ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp theo quy định, qua đó đã phát huy quyền làm chủ của nhân dân, sự tham gia của tổ chức Hội.

Năm 2017, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành tổng số 37 văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản ban hành của tỉnh đảm bảo về căn cứ pháp lý, đúng thẩm quyền. Các cơ quan chuyên môn đã chủ động trong cơng tác soạn thảo, lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo; 100% các dự thảo văn bản được Sở Tư pháp thẩm định trước khi trình cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Thực hiện cơng bố TTHC, UBND tỉnh đã ban hành các quyết định công bố 805 TTHC mới, sửa đổi, bổ sung 76 TTHC, bãi bỏ 596 TTHC. Việc niêm yết công khai đầy đủ, đúng quy định tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC đạt trên 70%, tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị niêm yết chưa đẩy đủ hoặc bổ sung chưa kịp thời. Công khai TTHC trên cổng thông tin điện tử của tỉnh đạt 100%. Từ năm 2016 đến tháng 10 năm 2017, tồn tỉnh có 53.717 bộ hồ sơ được tiếp nhận và trả kết quả TTHC qua dịch vụ bưu chính cơng ích. 100% các dịch vụ hành chính cơng trực tuyến được cung cấp đạt

mức độ 2, 970/1466 (66,17%) dịch vụ hành chính cơng được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3.

Hội LHPN các cấp tỉnh Thừa Thiên Huế đã tích cực tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến cho việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng, sửa đổi bổ sung chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Với sự tham gia là đại diện, bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ, là tổ chức chính trị, xã hội tham gia xây dựng Đảng, nhà nước. Hội LHPN tỉnh đã tham gia ý kiến vào hầu hết các văn bản luật, các Nghị định, thông tư và một số văn bản khác với hình thức gửi ý kiến đóng góp bằng văn bản. Hội LHPN tỉnh ln phát huy tốt sự tham gia đại diện của tổ chức Hội tham gia vào các Ban chỉ đạo, Hội đồng tư vấn của chính quyền.

Cơng tác tham gia góp ý kiến vào các dự thảo, chương trình, đề án, chính sách được các cấp Hội quan tâm thực hiện. Các cấp Hội đã góp ý 1.460 văn bản của các ban ngành. Từ năm 2015 -2017 Hội LHPN tỉnh tích cực tham gia đóng góp được 59 ý kiến vào: Văn kiện Đại hội Đảng các cấp, các dự thảo Luật, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến phụ nữ và trẻ em, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương; các báo cáo và chỉ tiêu, phương hướng, chương trình hành động, chuyên đề, đề án... nổi bật là đợt tham gia góp ý kiến về Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 với trên 76.000 người tham gia và có 152 ý kiến đóng góp; tham gia ý kiến đối với 68 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, gồm 2 dự thảo Bộ luật, 40 dự thảo Luật, 9 dự thảo Nghị định, 12 dự thảo Thơng tư và 12 văn bản khác góp ý kiến bằng văn bản; Các văn bản Hội LHPN tỉnh tham gia ý kiến chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phụ nữ và trẻ em khác như: Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Hình sự, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hơn nhân gia đình, Luật Đất đai, Luật Trẻ em v.v... Hội LHPN tỉnh

đã tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bình đẳng giới; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh đánh giá thực trạng bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số để Ủy ban Dân tộc Trung ương trình Chính phủ ban hành các chính sách liên quan đến phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Các cấp Hội cịn tích cực tham gia góp ý các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phịng, kế hoạch hoạt động Vì sự tiến bộ của phụ nữ và các chính sách khác của địa phương, kịp thời nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, hội viên, phụ nữ và các tầng lớp nhân dân, tập hợp những kiến nghị, đề xuất về các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của phụ nữ, trẻ em và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật để phối hợp với chính quyền từng bước giải quyết kịp thời và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, phụ nữ. Tham gia tổng rà sốt chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng; chủ động giám sát và phát hiện nhiều vấn đề liên quan trực tiếp đến phụ nữ.

Về các chính sách, hàng năm, Hội LHPN đã chủ động đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em, đồng thời giúp cho công tác quản lý nhà nước hiệu quả hơn. Các ý kiến tham gia của Hội LHPN tập trung chủ yếu vào những vấn đề liên quan trực tiếp hoặc có ảnh hưởng, tác động sâu sắc đến phụ nữ và mục tiêu bình đẳng giới nhằm bảo đảm cơ hội tham gia, đóng góp của phụ nữ trong xã hội, gia đình; bảo đảm các biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện quyền và trách nhiệm pháp lý của công dân, tham gia vào quản lý và xây dựng đất nước. Các ý kiến đóng góp nhìn chung đều được các cơ quan tiếp thu và ghi nhận. Tại tỉnh và 9 huyện, thị xã, thành phố, 100% Hội LHPN cấp xã đều được mời và đã cử người tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh

chính trị, trật tự an tồn xã hội và đều phát huy được khả năng, có nhiều ý kiến đóng góp xác đáng, được chính quyền địa phương đánh giá cao.

Trong những năm qua, hầu hết Hội LHPN cấp thành phố, thị xã, huyện, xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã có nhiều ý kiến tham gia vào việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung luật pháp chính sách liên quan đến phụ nữ và trẻ em trong các lĩnh vực như lao động, việc làm, đất đai, hơn nhân gia đình v.v... và đều được các cơ quan quản lý nhà nước địa phương đồng tình, xem xét tiếp thu hoặc trả lời kịp thời. Đặc biệt từ 2015-2017 Hội LHPN tỉnh đã chủ động tham mưu 03 chính sách về chế độ thù lao cho Chi hội trưởng phụ nữ, chính sách tăng tỷ lệ nữ tham gia các lớp đào tạo Cao cấp lý luận chính trị đối với cán bộ nữ trong diện quy hoạch, cán bộ trưởng, phó phịng, ban cấp tỉnh, huyện; đề xuất với chính quyền các cấp đầu tư trang thiết bị, phương tiện làm việc cho Hội LHPN cấp cơ sở, được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND chấp thuận, ban hành thành chính sách áp dụng trên địa bàn tỉnh. Ngồi ra, Hội LHPN tỉnh đã chủ trì đề xuất xây dựng Đề án “Tuyên truyền, vận động phụ nữ Thừa

Thiên Huế thực hiện chuyển đổi hành vi sản xuất - kinh doanh - tiêu dùng thực phẩm an toàn” giai đoạn 2017 - 2021 và được Ban Thường vụ Tỉnh ủy

nhất trí phê duyệt. Hàng năm UBND tỉnh bố trí ngân sách để triển khai thực hiện với mục tiêu làm cho hội viên, phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi để bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc gia đình.

Trên thực tế, các cấp Hội LHPN đã tư vấn cho chính quyền giải quyết được nhiều vấn đề phức tạp diễn ra tại địa phương như: tham gia tun truyền kế hoạch hóa gia đình, cơng tác bình đẳng giới, cơng tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Ngoài ra, trong các vụ việc khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo, Hội LHPN tham gia hoà giải, giải quyết rất hiệu quả, làm giảm áp lực đối với những vụ việc phức tạp ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Vì vậy, Hội Phụ nữ của các địa phương đều được mời tham gia làm thành

viên chính thức trong các hội đồng tư vấn, các ban quản lý, ban chỉ đạo như: hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng nghĩa vụ quân sự, hội đồng chăm sóc bảo vệ trẻ em, hội đồng giáo dục, hội Luật gia, hội thẩm nhân dân, các ban quản lý dự án, ban kiểm tra, giám sát, ban tuyển sinh, ban tư vấn pháp luật, ban chỉ đạo xây dựng nếp sống khu dân cư và xây dựng gia đình văn hố. Hội LHPN cịn tham gia trong các chương trình liên quan đến phụ nữ, trẻ em như chương trình xố đói, giảm nghèo, chương trình dinh dưỡng, tiêm chủng mở rộng; nhiều địa phương đã huy động cấp Hội phụ nữ và phối hợp có hiệu quả trong việc giải phóng mặt bằng... đạt hiệu quả cao.

Các cấp Hội phụ nữ đóng góp nhiều ý kiến đối với địa phương về những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trẻ em. Nắm bắt kịp thời những vấn đề bức xúc, nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của phụ nữ, trẻ em để giúp chính quyền có những quyết định đúng đắn, kịp thời, bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Phát huy sự tham gia đại diện chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho phụ nữ và trẻ em, Hội LHPN các cấp đã có nhiều nỗ lực trong tham mưu, chỉ đạo, thực hiện công tác gia đình và phịng, chống bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình, bn bán phụ nữ, trẻ em là vi phạm pháp luật, vi phạm quyền con người, làm tổn hại đến hạnh phúc gia đình và trái với đạo lý truyền thống văn hóa của dân tộc. Chính vì thế, các cấp Hội đã có nhiều giải pháp tập trung, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho hội viên, phụ nữ và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của hội liên hiệp phụ nữ vào quản lý nhà nước từ thực tiễn tỉnh thừa thiên huế (Trang 53 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)