1.3.2 .Tuyên truyền vận động phụ nữ thực hiện chính sách, pháp luật
1.3.3. Tham gia tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và các hoạt động quản
động quản lý xã hội.
Ở nước ta, quyền của phụ nữ thực sự được đề cập đến một cách thực chất sau khi lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, giành lại độc lập cho dân tộc, chủ quyền cho nhân dân. Việc đầu tiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến đó là tiến hành tổng tuyển cử bầu đại biểu Quốc hội và tiến hành xây dựng Hiến pháp. Quyền của phụ đã được đề cập ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta, được Quốc hội thông qua ngày 09/11/1946. Điều 9 Hiến pháp năm 1946 đã quy định: “Đàn bà ngang quyền đàn ông về mọi phương diện”. Kể từ đó đến nay, Quốc hội đã thơng qua tiếp 4 bản hiến pháp (Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013). Nội dung các bản hiến pháp đều có quy định về quyền của phụ nữ và các quy định này ngày càng phát triển vừa mang tính kế thừa vừa có tính đổi mới, đồng thời phù hợp với xu hướng phát triển của quốc tế và khu vực.
Điều 24, Hiến pháp 1959 quy định: “Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hịa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình’’. Điều 6 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc Hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của nhà nước” [33]. Đây cũng chính là cách thức để Hội LHPN thể hiện sự tham gia thực hiện chính sách, pháp luật, tham gia quản lý nhà nước và xã hội bằng cách:
Thứ nhất, phụ nữ trực tiếp tham gia ứng cử vào đại biểu QH và HĐND các cấp khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo luật định. Bằng việc trở thành đại biểu QH và HĐND các cấp, phụ nữ có thể tham gia trực tiếp quản lý nhà nước thông qua việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
Thứ hai, với trách nhiệm là thành viên của Ủy ban MTTQ, Hội LHPN các cấp chủ động giới thiệu đề cử danh sách nguồn nhân sự nữ đủ tiêu chuẩn, trình độ, điều kiện tham gia ứng cử đại biểu QH và HĐND các cấp
Thứ ba, phụ nữ tham gia hoạt động trong các cơ quan nhà nước. Tùy theo năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ, phụ nữ được tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước hoặc được bổ nhiệm vào những chức vụ trong bộ máy nhà nước. Khi đó, phụ nữ có những điều kiện và khả năng thuận lợi để trực tiếp tham gia quản lý nhà nước với vị trí, trách nhiệm của mình.