1.3.2 .Tuyên truyền vận động phụ nữ thực hiện chính sách, pháp luật
2.3. Đánh giá chung về sự tham gia vào quản lý nhà nước của Hội Liên
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
Các cấp Hội còn chưa thật sự chủ động nghiên cứu, đề xuất các chính sách liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em, gia đình và bình đẳng giới. Hầu hết, các cấp Hội đều chỉ tham gia góp ý kiến vào văn bản quy phạm pháp luật khi được mời tham dự trong các cuộc họp hoặc được các cơ quan quản lý Nhà nước gửi văn bản xin ý kiến chứ chưa chủ
động gửi ý kiến, tham mưu, đề xuất những vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ em cho các cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp. Một số cán bộ Hội ở cơ sở trình độ, kỹ năng, năng lực cịn hạn chế và kinh nghiệm quản lý nhà nước của một số cán bộ Hội LHPN các cấp chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; hiểu biết của cán bộ Hội về luật pháp, chính sách nhất là về kỹ năng giám sát còn hạn chế, nhiều nơi chỉ mang tính hình thức, nên chưa phát huy tốt vai trò của tổ chức đại diện để đề xuất các ý kiến xây dựng chính sách, kế hoạch kinh tế - xã hội, pháp luật và giám sát việc thực hiện đem lại lợi ích hơn nữa cho hội viên của tổ chức mình.
Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Hội có nơi, có lúc chưa phù hợp với thực tiễn. Chưa thực sự chú trọng đến việc nghiên cứu dự báo tình hình để làm cơ sở hoạch định phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Hội.
Về mặt thể chế, chính sách, Nghị định 56/2012/NĐ-CP đã cơ bản khắc phục được những nhược điểm của Nghị định 19/NĐ-CP, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế, lỗ hổng cần được bổ sung như: Nghị định 56/NĐ-CP có quy định cụ thể về định kỳ làm việc giữa UBND các cấp với Hội LHPN để kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện chế độ, chính sách và những kiến nghị, đề xuất về các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của phụ nữ, trẻ em, nhưng việc triển khai thực hiện chỉ mang tính chất hình thức, chưa có quy định chặt chẽ để đảm bảo tính bắt buộc. Thực tế đã xây dựng được quy chế phối hợp giữa UBND với Hội LHPN nhưng UBND các cấp khơng có lịch làm việc định kỳ với Hội LHPN các cấp, mà chỉ thông qua cuộc họp giao ban với các tổ chức đoàn thể cấp xã (đối với cấp cơ sở) hay Hội nghị tổng kết 6 tháng, 1 năm (đối với cấp huyện). Việc tổ chức sơ kết, tổng kết không được tiến hành thường xuyên, liên tục. Đồng thời, việc tổng hợp, đánh giá chưa được chú trọng, sâu sát; những kiến nghị, đề xuất chưa được quan tâm giải quyết.
Ngồi ra, vai trị của Hội LHPN trong việc tham gia Quản lý Nhà nước đối với công tác cán bộ nữ và công tác phối hợp để thúc đẩy sự phát triển của cán bộ nữ các cấp, các ngành vẫn chưa được cụ thể hóa trong Nghị định. Mặt khác, việc cụ thể hóa chủ trương, chính sách, luật pháp của Đảng, Nhà nước liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới cịn chậm; cơng tác kiểm tra, giám sát, đơn đốc thực hiện chủ trương chính sách liên quan đến phụ nữ chưa được quan tâm đúng mức, chưa hiệu quả. Các cơ quan được yêu cầu thực hiện các chính sách nhưng khơng có các biện pháp chịu trách nhiệm, do đó khơng có tính bắt buộc, hiệu quả mang lại không cao.
Về mặt nhận thức, một số cấp ủy Đảng, chính quyền chưa quan tâm đúng mức đến công tác phụ nữ, công tác Hội; chưa tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng về công tác phụ nữ, thiếu sự phối hợp đồng bộ của các ban, ngành, đoàn thể; vẫn e dè khi giới thiệu, đề bạt cán bộ nữ giữ vị trí lãnh đạo, chủ chốt, trong đó có cán bộ Hội. Lãnh đạo một số cơ quan, ban, ngành chưa nhận thức được vai trò của Hội LHPN trong tham gia quản lý Nhà nước, luôn đưa ra định kiến, hạn chế về năng lực cũng như vai trò của Hội trong việc tham gia quản lý Nhà nước, trong khi không nhận thức rõ trách nhiệm của mình là phối hợp với Hội LHPN trên nguyên tắc tạo điều kiện để cùng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi cơ quan. Công tác cán bộ nữ đang đặt nặng lên vai của các cấp Hội LHPN, trong khi đây là trách nhiệm của Đảng, của Nhà nước.
Về khâu tổ chức thực hiện, sự phối hợp hoạt động giữa các phịng, ban, ngành, đồn thể và Hội LHPN cùng cấp có lúc, có nơi chưa rõ nét, thiếu đồng bộ dẫn đến kết quả triển khai các hoạt động quản lý chưa cao, đơi khi có sự chồng chéo giữa các ban, ngành, đoàn thể. Tại một số xã, phường UBND chưa kịp thời bố trí kinh phí để đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc (2 – 3 đoàn thể chung 1 phòng làm việc, sử dụng chung 1 máy vi tính, máy vi
tính khơng cịn khả năng sử dụng, thường xun hư hỏng), cũng như hạn hẹp về kinh phí hoạt động. Theo báo cáo của các huyện/thành phố đến nay có trên 50 cơ sở Hội làm chung với các đồn thể khác. Ở cấp cơ sở, trung bình Hội LHPN chỉ được cấp kinh phí từ 10 – 15 triệu đồng/năm cho tất cả các hoạt động, tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng địa phương. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của Hội. Trong khi đó, chế độ, chính sách cho cán bộ Hội cấp cơ sở lại không được đảm bảo. Việc thực hiện Nghị quyết 06/2020 NQ-HĐND, ngày 14/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về “Quy định chức danh, số lượng, mức phụ cấp, mức phụ cấp kiêm nhiệm đối với người hoạt động không chuyên trách; mức khốn kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố (2 triệu đồng/ năm); mức bồi dưỡng người trực tiếp tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố (300 ngàn/người/tháng) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” vẫn chưa được thực hiện đồng đều, chưa có sự thống nhất. Tại thời điểm hiện nay, tiền phụ cấp cho Phó Chủ tịch là 1.945.000 đồng/tháng, một số nơi chưa có tiền phụ cấp cho Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thơn, tổ. Chủ yếu làm vì nhiệt tình, trách nhiệm, dẫn đến tình trạng cán bộ Hội khơng ổn định, thường xun thay đổi, làm hạn chế chất lượng công tác Hội.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19, tình hình biến đổi khí hậu, thiên tai, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự bùng nổ thông tin tác động trực tiếp đến đời sống, tư tưởng của hội viên phụ nữ.
Tiểu kết chương 2
Qua phân tích thực trạng về tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế và thực trạng hoạt động của Hội LHPN tỉnh Thừa Thiên Huế tham gia quản lý nhà nước thời gian qua cho thấy hệ thống chính trị của tỉnh Thừa Thiên Huế từ tỉnh đến cơ sở đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý, điều hành phát triển kinh tế, xã hội của địa phương trong đó có sự tham gia tích cực của Hội LHPN tỉnh Thừa Thiên Huế đã góp phần quan trọng trong quản lý nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì Hội LHPN tỉnh Thừa Thiên Huế còn nhiều hạn chế chưa phát huy hết sự tham gia của mình vào quản lý nhà nước. Đòi hỏi tổ chức Hội LHPN tỉnh Thừa Thiên Huế cần có những giải pháp tích cực hơn trong thời gian tới.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA