Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của trâu, bò bị bệnh giun xoăn dạ múi khế

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun xoăn dạ múi khế trâu, bò ở hai huyện thuộc tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 89 - 92)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.4.2. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của trâu, bò bị bệnh giun xoăn dạ múi khế

Để xác định tỷ lệ trâu, bò có biểu hiện lâm sang chủ yếu của bệnh giun xoăn dạ múi khế ở 8 xã của 2 huyên Võ Nhai và Phú Bình, chúng tôi đã theo dõi 898 trâu, bò nhiễm giun xoăn dạ múi khế. Kết quả thu đƣợc thể hiện qua bảng 3.12.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.12: Tỷ lệ có biểu hiện lâm sàng bệnh giun xoăn dạ múi khế

Địa phƣơng (huyện) Số trâu, nhiễm (con) Số trâu, bò có biểu hiện lâm sàng (con) Tỷ lệ (%)

Những biểu hiện lâm sàng chủ yếu

Phú Bình 501 50 9,98 - Gầy, da khô, lông xù

- Phân nát, chuyển dần sang lỏng - Niêm mạc nhợt nhạt

- Một số con có hiện tƣợng thủy thũng ở vùng thấp của cơ thể.

Võ Nhai 397 53 13,35

Tính chung 898 103 11,47

Qua bảng 3.12 ta thấy, trong 898 trâu, bò nhiễm giun xoăn dạ múi khế có 103 con có biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh giun xoăn dạ múi khế, chiếm tỷ lệ 11,47%. Chúng tôi quan sát đƣợc các triệu chứng lâm sang nhƣ:

- Gầy, da khô, lông xù

- Phân nát, chuyển dần sang lỏng - Niêm mạc nhợt nhạt

- Một số con có hiện tƣợng thủy thũng ở vùng thấp của cơ thể.

Đây cũng là triệu chứng chung của nhiều bệnh khác nhau, nếu chỉ căn cứ vào triệu chứng lâm sàng thì việc chẩn đoán sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thiếu chính xác. Với những triệu chứng này, ngƣời chăn nuôi thƣờng ít để ý nên không xác định đƣợc bệnh. Vì vậy, trong chẩn đoán cần kết hợp theo dõi triệu chứng lâm sàng với tìm hiểu dịch tễ học của bệnh, và cần lấy phân xét nghiệm trứng GXDMK để có kết quả chính xác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 3.20. Ảnh trâu ở huyện Võ Nhai nhiễm giun xoăn dạ múi khế

Hình 3.21. Ảnh nghé ở xã Phú Thƣợng huyện Võ Nhai nhiễm giun

xoăn dạ múi khế có biểu hiện lâm sàng rõ rệt

Hình 3.22. Ảnh trâu, bò bị nhiễm giun xoăn dạ múi khế nặng

Tỷ lệ này thấp trong số trâu, bò nhiễm giun xoăn dạ múi khế. Qua theo dõi chúng tôi thấy, chỉ những trâu, bò nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở cƣờng độ nặng và rất nặng mới thể hiện rõ triệu chứng lâm sàng. Những trâu, bò nhiễm ở cƣờng độ nhẹ hay trung bình đều không biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Điều này chứng tỏ trâu, bò nhiễm giun xoăn dạ múi khế đa số ở tình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

trạng mang trùng (trên 88%), những trâu, bò này là nguồn mang và reo rắc mầm bệnh ở ngoại cảnh, làm cho những trâu, bò khác nhiễm bệnh. Vì vậy, khi tiến hành tẩy giun, cần thực hiện tẩy đồng loạt cho cả đàn, thu gom phân, ủ nhiệt sinh học để ngăn ngừa phát tán mầm bệnh rộng ra ngoại cảnh

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun xoăn dạ múi khế trâu, bò ở hai huyện thuộc tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)