3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.2. Bệnh giun xoăn dạ múi khế ở gia súc nhai lại
1.1.2.1. Thiệt hại kinh tế do bệnh giun xoăn dạ múi khế gây ra
Nguyễn Phƣớc Tƣơng (2002) [40] cho biết: Chăn nuôi trâu, bò ở nƣớc ta đang đƣợc chú trọng phát triển. Tuy vậy, số bê, nghé chết cao, chủ yếu là do bệnh truyền nhiễm và bệnh ký sinh trùng. Trong đó có bệnh giun xoăn dạ múi khế. Giun ký sinh trong đƣờng tiêu hóa, hút máu của trâu, bò, gây tổn thƣơng cơ học, tiết độc tố làm cho con vật gầy yếu, mở đƣờng cho vi khuẩn, virút xâm nhập và gây bệnh cho trâu, bò.
Việc điều trị chỉ đƣợc tiến hành khi gia súc đã mắc bệnh nặng, khả năng cày kéo kém nên gây thiệt hại đáng kể về kinh tế cho ngƣời chăn nuôi.
Bệnh giun xoăn dạ múi khế gây ra bởi O. ostertagi là bệnh có thể lây sang ngƣời. Ngƣời mắc bệnh này khi ăn rau sống đƣợc bón phân trâu, bò
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
mắc bệnh. Trứng, ấu trùng có sức gây bệnh khi vào ống tiêu hóa của ngƣời sẽ phát triển thành ấu trùng kỳ IV, kỳ V, sau đó phát triển thành giun trƣởng thành ký sinh tại ruột non.
1.1.2.2. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh giun xoăn dạ múi khế
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [16], bệnh giun xoăn dạ múi khế có liên quan tới điều kiện thời tiết, khí hậu, mùa vụ và tuổi con vật.
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [12] cho biết, bệnh phân bố rất rộng, có ở tất cả các vùng miền núi, trung du và đồng bằng. Tỷ lệ nhiễm ở gia súc nhai lại từ 30,7 - 100%. Gia súc nhai lại ở mọi lứa tuổi đều nhiễm giun xoăn, nhƣng nói chung gia súc trƣởng thành có sức đề kháng mạnh hơn gia súc non, gia súc gầy sút, gia súc già yếu sức đề kháng giảm.
Soulsby E. J. L. (1982) [54] cho rằng: nhìn chung, sự phát triển của các giun xoăn họ Trichostrongylidae ở giai đoạn sống tự do (ngoài ngoại
cảnh) phụ thuộc vào điều kiện khí hậu. Ở nƣớc Anh, ấu trùng có thể phát triển đến giai đoạn gây nhiễm trong 2 tuần, nhƣng thƣờng thì dài hơn và phụ thuộc vào khí hậu. Súc vật nhai lại nhiễm giun ở tất cả các tháng trong năm, nhƣng nhiễm nhiều và nặng hơn ở những tháng mùa hè ấm và ẩm.
Nguyễn Hữu Vũ và cs (2000) [43] cho rằng, gia súc mắc bệnh nhiều vào vụ Hè và tăng vào vụ Thu. Đƣờng truyền bệnh chủ yếu là do những con mắc bệnh thải trứng theo phân ra đồng cỏ, bãi chăn, khi gia súc uống nƣớc có lẫn ấu trùng dễ nuốt phải ấu trùng có sức gây nhiễm. Bệnh nhiễm ở mọi lứa tuổi nhƣng nhiều hơn ở gia súc non dƣới 1 năm tuổi (Skrjabin K.I và Petrov A.M, 1963 [45]).
Theo Phan Địch Lân và cs (1996) [23], trứng và ấu trùng có có sức đề kháng mạnh, nhiệt độ thích hợp nhất cho trứng phát triển là 33,30
C. Nhƣng nếu với nhiệt độ đó mà ẩm độ cao (96%) thì trứng không phát triển đƣợc. Ấu trùng gây nhiễm ở nơi ẩm ƣớt, nhiệt độ 500
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
600C mới chết. Ấu trùng gây nhiễm sống đƣợc ở nơi khô cạn 1 năm. Dung dịch CuSO4 có thể diệt trứng giun trong 8 giờ rƣỡi và diệt ấu trùng trong vòng 3 giờ, DDT 1% không diệt đƣợc trứng.
Ở Việt Nam, theo Nguyễn Thế Hùng (1994) [8], Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2000) [13] tỷ lệ nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở dê tăng lên vào vụ Hè - Thu, giảm đi vào vụ Đông - Xuân; tỷ lệ nhiễm cao ở dê dƣới 1 năm tuổi. Bệnh phân bố rộng, các cơ sở nuôi dê ở vùng núi, trung du và đồng bằng đều có bệnh, tỷ lệ nhiễm từ 71,79 - 74,63%.
Từ những công trình nghiên cứu và nhận xét của nhiều tác giả, có thể thấy một điều rất rõ là: "Sự tồn tại và phát triển của sinh vật (trong đó có các loài giun xoăn) tại một nơi nào đó thường phụ thuộc vào tổ hợp các điều
kiện môi trường, trong đó khí hậu là một trong những điều kiện quan trọng ảnh hưởng sâu sắc nhất" (Trần Đức Hạnh và cs, 1997) [6].
1.1.2.3. Cơ chế sinh bệnh của bệnh giun xoăn dạ múi khế
Sau khi xâm nhập vào dạ múi khế và ruột non, giun bám chắc và chọc thủng niêm mạc để hút máu ký chủ, gây viêm, loét niêm mạc và chảy máu mao mạch. Ngoài ra, nhiều giun còn cắm sâu đầu vào các ống dẫn tuyến trong dạ múi khế và gây viêm các ống tuyến đó. Khi hút máu, chúng tiết ra độc tố làm máu không đông, gây hiện tƣợng ngộ độc cho cơ thể ký chủ. Vì vậy, khi giun không hút máu nữa máu vẫn chảy và theo phân ra ngoài. Quá trình tiến triển nặng hơn nếu ghép cùng với các bệnh do các loài giun khác gây nên. Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [12], gia súc khi bị nhiễm giun xoăn dạ múi khế sẽ ảnh hƣởng tới tình trạng sức khỏe, làm giảm sức sản xuất của con vật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tác động cơ giới: Ấu trùng và giun trƣởng thành hút máu ký chủ, miệng bám chặt vào niêm mạc ruột và dạ múi khế tạo thành các nốt loét xuất huyết.
- Tác động tiết độc tố: Độc tố do chúng tiết ra làm máu ký chủ không đông, độc tố làm ký chủ trúng độc; gầy còm, thiếu máu, rối loạn tiêu hóa, thủy thũng. Giun xoăn kích thích niêm mạc dạ dày, cản trở tiết men Pepsinnogen, ảnh hƣởng đến tiêu hóa chất xơ.
- Tác động chiến đoạt chất dinh dưỡng: Giun nuôi dƣỡng bản thân
bằng máu ký chủ, và tiết độc tố làm máu không đông, gây xuất huyết, con vật bị thiếu máu nghiêm trọng.
- Tác động truyền bệnh: Giun bám chặt vào niêm mạc gây tổn thƣơng, phá vỡ vòng tuyến thƣợng bì, tạo điều kiện cho vi khuẩn từ môi trƣờng xâm nhập gây nên các bệnh ghép với các bệnh ký sinh trùng.
1.1.2.4. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh giun xoăn dạ múi khế
*Bệnh do Haemonchus contortus
Giun H. contortus gây tác hại lớn cho gia súc nhai lại. Haemonchosis gây ra rối loạn nặng toàn cơ thể: tổn thƣơng đƣờng tiêu hoá, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn và các tuyến nội tiết. Con vật mắc Haemonchosis bị kiệt sức
nhanh, thiếu máu nặng, thấy có những biến đổi bệnh lý trong não và tuỷ sống. Skrjabin K.I và Petrov A.M (1963) [45] đã giải thích nhƣ sau: sau khi xâm nhập vào dạ múi khế, H. contortus bám chắc và chọc thủng niêm mạc, gây ra chảy máu mao mạch. Ngoài ra, nhiều giun còn cắm sâu đầu vào các ống dẫn tuyến trong dạ múi khế và gây viêm các ống đó. Haemonchus hút
máu ký chủ. Khi ăn máu Haemonchus thải ra độc tố đặc biệt làm ngộ độc cơ thể ký chủ.
Khi súc vật nhiễm bệnh nặng, niêm mạc dạ múi khế bị phủ một lớp màng dày lên, có những chỗ chảy máu. Các chất trong dạ múi khế thƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
loãng và có màu nâu. Ở con vật mắc bệnh thƣờng thấy dạ múi khế viêm cataz mãn tính, vì vậy lƣợng thức ăn ở đây không đƣợc thấm đầy đủ dịch vị. Thức ăn chuyển từ dạ múi khế vào ruột ở dạng bán nhuyễn thể nên mức hấp thu vào máu cũng giảm đi. Độc tố của giun làm cho con vật bệnh kiệt sức, thiếu máu và bị phù. Con vật chết vì suy mòn do thiếu máu.
Quá trình tiến triển của Haemonchosis lại càng nặng hơn khi con vật bị bệnh ghép cùng với những Trichostrongylus khác. Điều này hầu nhƣ
thƣờng xuyên xảy ra, vì theo nguyên nhân bệnh, ngƣời ta thƣờng gọi những bệnh đó là Trichostrongylidosis (nghĩa là vật bị Haemonchosis ghép với
các bệnh giun xoăn khác. Trâu, bò, dê, cừu bị Haemonchus thì mệt mỏi,
chậm chạp, kiệt sức, niêm mạc thiếu máu, có thể bị ỉa chảy xen lẫn táo bón. Súc vật non thƣờng không đứng đƣợc phải nằm dệt. Vật dễ chết nếu mắc bệnh nặng.
Theo Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dƣơng Thái (1978) [34], bệnh giun xoăn ở dạ dày và ruột dê giống Mông Cổ nhập nội, do các loài Haemonchus contortus, Trichostrongylus và Oesophagostomum. Có trƣờng hợp đã thấy
1200 - 1500 Haemonchus ở dạ múi khế 1 dê (cao nhất có thể đến 4 - 5 nghìn giun). Theo tác giả, khi có đến 600 giun trong cơ thể dê đã thấy các triệu chứng: thiếu máu, gầy sút, rối loạn tiêu hoá, lúc đi tả lúc đi táo, kém ăn, đi tụt lại sau đàn; con đực nhảy kém. Bệnh thấy ở tất cả các lứa tuổi, nhƣng nặng nhất ở dê dƣới 1 năm tuổi. Bệnh phát mạnh vào mùa Hè - Thu.
Những biến đổi bệnh lý và lâm sàng ở súc vật bệnh còn chịu ảnh hƣởng của chế độ chăm sóc nuôi dƣỡng. Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [16] cho biết, triệu chứng và những biến đổi bệnh lý của Haemonchosis thể
hiện ở những gia súc đƣợc nuôi dƣỡng kém rõ rệt hơn là những con vật đƣợc nuôi dƣỡng bình thƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Mất máu nên cơ thể bị thiếu máu nghiêm trọng là triệu chứng thấy rất rõ ở gia súc mắc bệnh do Haemonchus. Andrews (1942) đã xác định lƣợng
máu thải theo phân ở hai cừu con nhiễm liều chí tử ấu trùng Haemonchus.
Sau khi nhiễm 6 - 10 ngày, phân bắt đầu có máu. Trong 10 ngày tác giả tính đƣợc ở một con mất 1,5 lít máu, còn con kia mất 2,4 lít máu trong phân (Dẫn theo Skrjabin, 1963; Trịnh Văn Thịnh và cs, 1982; Phan Địch Lân và cs, 1989; Phạm Văn Khuê và cs, 1996).
Về biểu hiện lâm sàng của con vật bị Haemonchosis, Phan Địch Lân, Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2002) [24] cho biết, ngoài các triệu chứng thiếu máu, kém hoạt động, ăn uống giảm sút, kiết lỵ và táo bón xen kẽ, con vật còn bị thuỷ thũng dƣới cổ, trƣớc họng và ngực. Biểu hiện rõ rệt nhất là ở những chỉ số máu: giảm hồng cầu, giảm huyết sắc tố, bạch cầu tăng. Khi quá yếu, con vật thƣờng chết.
Có thể gặp Haemonchosis ở ba dạng hay là ba giai đoạn. Skrjabin K.I và Petrov A.M (1963) [45] đã phân biệt ba giai đoạn đó nhƣ sau:
- Trong giai đoạn đầu, ở dạ múi khế có số lƣợng Haemonchus không nhiều lắm (một con đến một vài trăm con). Trƣờng hợp này triệu chứng lâm sàng không xuất hiện.
- Trong giai đoạn hai, triệu chứng lâm sàng và bệnh tích (biến đổi giải phẫu bệnh lý) cũng chƣa thể hiện rõ rệt. Số lƣợng giun nhiều hơn ở giai đoạn một.
Giai đoạn một và hai của Haemonchosis không thể coi là nguyên nhân làm vật chết, nếu nhƣ không ghép cùng với các bệnh khác.
- Giai đoạn ba là giai đoạn con vật thể hiện triệu chứng điển hình, số lƣợng giun nhiều hơn hai giai đoạn trên.
Nguyễn Thị Kim Lan (2000) [14] đã theo dõi 41 dê bị bệnh giun xoăn dạ múi khế, thấy: 82,93% thiếu máu nặng, 100% gầy xơ xác, 63,41% ỉa lỏng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
liên miên, 36,59% ỉa chảy xen táo bón từng đợt, 39,02% bị thuỷ thũng ở ngực, bụng và 4 chân. Mổ khám dê chết do giun xoăn dạ múi khế thấy, niêm mạc dạ múi khế phủ màng dầy, có nhiều chỗ chảy máu. Chất chứa trong dạ múi khế thƣờng loãng, màu nâu. Dạ múi khế và ruột non viêm cataz mãn tính, niêm mạc thuỷ thũng, có nhiều mụn loét. Trong chất chứa dạ múi khế và trên niêm mạc có nhiều giun xoăn ký sinh.
Theo Phan Địch Lân, Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2002) [24], dê bị bệnh giun xoăn dạ múi khế thƣờng thiếu máu, kém hoạt bát, ăn uống sút kém, ỉa chảy và táo bón xen kẽ. Thuỷ thũng dƣới cổ, trƣớc bụng, ngực và 4 chân. Con vật gầy yếu dần, đi lại khó khăn, hay bị bỏ rơi sau đàn. Khi quá gầy yếu và thiếu máu, con vật chết.
*Bệnh do các loài giun xoăn khác ở dạ múi khế
Một số loài giun thuộc giống Trichostrongylus, Cooperia, Mecistocirrus ký sinh ở dạ múi khế có thể gây bệnh cho gia súc nhai lại,
hoặc hỗn hợp nhiều loài, hoặc riêng lẻ từng loài.
Bệnh lý của Trichostrongylosis phụ thuộc vào cƣờng độ cảm nhiễm.
Ngƣời ta đã biết là gia súc bị chết khi nhiễm tới 60 - 120 nghìn ấu trùng cảm nhiễm Trichostrongylus axei. Những con vật non nhiễm mức độ nặng chậm lớn và kém phát triển. Bệnh chia làm hai thời kỳ. Thời kỳ thứ nhất - cấp tính, kéo dài gần 6 tuần (ở thời kỳ này một số con non bị cảm nhiễm nặng, ngừng phát triển, sút cân và chết. Mổ khám thấy dạ múi khế bị viêm cấp tính có kèm theo những nốt loét). Thời kỳ thứ hai - mãn tính, triệu chứng giảm dần, con vật lên cân, những nốt loét trong dạ múi khế dần dần lành thành sẹo. Giun Trichostrongylus gây bệnh yếu hơn Haemonchus (Skrjabin K.I và
Petrov A.M,1963) [45].
Theo Drozdz và Malczewski (1967) [44], vai trò gây bệnh của các loài giun thuộc giống Trichostrongylus nhƣ sau: trong giai đoạn ấu trùng, giun
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
xâm nhập niêm mạc dạ múi khế và tá tràng, gây tác động đầu độc ở cục bộ và toàn thân, biểu thị bằng sự thiếu máu dần, ỉa chảy và suy nhƣợc ở con vật bệnh. Beker và Douglas cho biết, bệnh do Trichostrongylus có triệu chứng
thiếu máu là do tuổi thọ của hồng cầu ngắn đi 5 lần và tuỷ xƣơng không còn khả năng tái sinh hồng cầu để bù lại. Nhƣng nếu súc vật đƣợc nuôi tốt thì không có những tổn thƣơng về máu. Vì lý do này mà một số nhà nghiên cứu cho là, sự thiếu máu trong bệnh do Trichostrongylus ở gia súc nuôi dƣỡng
kém có thể là do giun chiếm đoạt những nguyên tố vi lƣợng có trong ruột ký chủ. Khi cảm nhiễm nặng, thấy viêm cấp tính niêm mạc dạ múi khế, trên đó có những tổn thƣơng hình miệng phễu đƣờng kính 0,25 - 20 mm, bờ trắng, lồi. Súc vật ốm giảm uống nƣớc, tăng cân rất ít hoặc sút cân.
Trong bệnh do Cooperia, ngƣời ta thấy quá trình viêm ở ruột non dẫn đến tổn thƣơng niêm mạc, trên niêm mạc hình thành những hạt màu trắng. Tuyến lâm ba bên cạnh bị teo. Tác động toàn thân của giun Cooperia - theo
Andrews (1938) - biểu hiện bằng sự trao đổi vật chất tăng nhanh ở súc vật bệnh, kèm theo giảm đồng hoá thức ăn làm cho con vật bị giảm thể trọng. Những gia súc gây nhiễm thí nghiệm dù nuôi tốt hơn những con đối chứng nhƣng vẫn tăng trọng ít (Drozdz và Malcrewski, 1967 [44]; Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996) [11].
Theo Skrjabin K.I và Petrov A.M (1963) [45], khi con vật bị bệnh nặng, Cooperia có thể gây ra viêm niêm mạc ruột. Một số giun Cooperia
(Cooperia punctata) có thể xâm nhập vào thành ruột, gây viêm và tạo thành áp xe ruột. Các hạch lâm ba gần đó bị sƣng, thoái hoá bã đậu. Ấu trùng giun khi cƣ trú trong niêm mạc ruột tạo thành những hạt ký sinh, kích thƣớc từ 3 - 5 mm. Vật nhiễm Cooperia nặng bị rối loạn chức năng tiêu hoá, ỉa chảy và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Mamedov A. K. (1959) thấy rằng, ở trong tuyến hạ vị Cooperia punctata bám chắc sâu vào nhu mô bằng phần trƣớc của chúng, chứng tỏ là
có sự cƣ trú ngẫu nhiên của giun này trong tuyến hạ vị.
Mecistocirrus digitatus cũng sống bằng máu ký chủ nhƣ nhiều loài
giun xoăn khác. Vai trò gây bệnh của nó (theo Ivaszkin, 1949) là: giun lấy dinh dƣỡng bằng máu và phá hoại niêm mạc nơi giun sống, gây viêm niêm mạc, do đó gây nên những rối loạn tiêu hoá. Bệnh làm con vật kiệt sức, giảm hiệu suất và thƣờng dẫn đến chết.
Skrjabin K.I và Petrov A.M (1963) [45] cho biết, giun Mecistocirrus digitatus là loài giun ăn máu. Bệnh làm gia súc non kém phát triển và thƣờng
thấy chết vào mùa xuân. Mổ khám thấy hiện tƣợng viêm cataz dạ múi khế, niêm mạc bị xuất huyết điểm hoặc xuất huyết vùng.
Nhiều tác giả khác (Trịnh Văn Thịnh, 1978 [34]; Trịnh Văn Thịnh,