Tình hình nghiên cứu bệnh giun xoăn dạ múi khế trong nƣớc

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun xoăn dạ múi khế trâu, bò ở hai huyện thuộc tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 46 - 48)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2.2.Tình hình nghiên cứu bệnh giun xoăn dạ múi khế trong nƣớc

Nƣớc ta có điều kiện thời tiết và khí hậu thuận lợi cho trứng và ấu trùng giun xoăn dạ múi khế phát triển. Giun xoăn dạ múi khế thƣờng nhiễm và gây nhiều thiệt hại cho trâu, bò ở nƣớc ta. Chính vì vậy, có nhiều tác giả đã và đang nghiên cứu bệnh giun xoăn dạ múi khế.

Phan Địch Lân và cs (1996) [23] cho biết, bệnh giun xoăn dạ múi khế phân bố rất rộng, các cơ sở chăn nuôi ở miền núi, trung du, đồng bằng có tỷ lệ nhiễm từ 30,7 - 100%.

Trần Minh Châu (1996) [3] đã dùng một trong các thuốc sau để tẩy giun xoăn dạ múi khế:

- Phenothiazin: Liều 0,1 - 0,2 g/kg TT trâu, bò. Thuốc không tan trong nƣớc, có thể hòa lẫn cháo cho ăn. Không cần bắt con vật nhịn ăn trƣớc mà chỉ cần nhịn ăn 3 giờ sau khi uống thuốc.

- Dung dịch CuSo41%: Liều 2 - 5 ml/kg TT.

Ngoài ra có thể dùng các thuốc sau đây để tẩy tất cả các loài giun trong dạ dày trâu, bò:

+ Menbenvet : Liều 100 mg/kg TT + Ivermectin : Liều 0,2 mg/ kg TT + Hanmectin : Liều 0,8 - 1,2ml/kg TT + Vimectin : Liều 1 ml/14- 16kg TT

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lan và Phan Địch Lân (2000) [15] trên 748 dê từ 1- 4 năm tuổi ở 4 tỉnh miền núi cho thấy: Qua mổ khám, dê nhiễm giun xoăn họ Trichostrongylidae rất cao tỷ lệ 71,79% và cƣờng độ từ 3 - 798 giun/dê. Xét nghiệm phân của 2050 dê từ 1 tháng đến 24 tháng tuổi thấy tỷ lệ nhiễm giun xoăn 74,63%.

Nguyễn Thị Lan Anh và cs (2000) [1] đã nghiên cứu và thấy trứng 4 loài giun xoăn là: Cooperia, Haemonchus, Trichostrongylus

Oesophagostomum trong phân bò của xã Hải Bối - Đông Anh - Hà Nội. Trong đó, nhiễm chủ yếu là Cooperia, sau đó là Haemonchus. Vụ Thu -

Đông có tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun xoăn cao nhất là 74,2 - 77,5%.

Phan Địch Lân, Nguyễn Thị Kim Lan và Nguyễn Văn Quang (2002) [24] cho biết, tỷ lệ nhiễm giun xoăn ở dê trong vụ Hè - Thu cao hơn vụ Đông - Xuân

Theo Nguyễn Đức Tân và cs (2004) [28], tùy từng vùng sinh thái mà một số ký sinh trùng thƣờng gặp phổ biến ở nơi này nhƣng lại hiếm gặp ở nơi khác và ngƣợc lại. Qua điều tra 708 bê tại 5 địa điểm thuộc 3 tỉnh: Khánh Hòa, Phú Yên và Đắc Lắc, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng tƣơng đối cao: cầu trùng 56,78% giun lƣơn 13,42%, sán lá gan 14,41%, sán lá dạ cỏ 30,79%, giun xoăn dạ múi khế 27,54%.

Nguyễn Văn Diên và cs (2006) [4] đã kiểm tra 179 mẫu phân bò thu thập từ 3 địa điểm của Đắc Lắc và thu thập mẫu giun sán qua mổ khám 29 bò, đã xác định đƣợc 16 loài giun sán ký sinh đƣờng tiêu hóa của bò trong đó có 11 loài ký sinh ở dạ cỏ, 1 loài ở dạ múi khế (Haemonchus contortus), 2 loài ký sinh ở ruột non, 1 loài ở ruột già (Oesphagostomum radiatum) và 1 loài ở gan. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun xoăn của bò qua mổ khám là 48,21%, với 31 - 1105 giun/bò.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun xoăn dạ múi khế trâu, bò ở hai huyện thuộc tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 46 - 48)