NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH GIUN XOĂN

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun xoăn dạ múi khế trâu, bò ở hai huyện thuộc tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 51 - 53)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH GIUN XOĂN

2.3.1.1. Phương pháp xác định thành phần loài giun xoăn dạ múi khế ký sinh ở trâu, bò

Mổ khám, thu thập giun ký sinh ở dạ múi khế và ruột non của trâu, bò; bảo quản giun trong dung dịch Barbagallo.

* Chuẩn bị mẫu vật giun để định loại

Các mẫu vật sau khi thu về đều đƣợc thay dung dịch bảo quản để tránh hƣ hỏng. Trƣớc khi định loại, ngâm giun trong dung dịch Lactophenol để làm trong giun.

* Định loại

Đặt giun đã làm trong lên phiến kính, quan sát dƣới kính hiển vi hình thái các bộ phận: đầu, miệng, phễu miệng, gai cổ, túi đầu, thực quản, túi đuôi, gai giao hợp (giun đực); âm hộ, cơ quan thải trứng (giun cái). Từ đó phân loại giun theo khóa định loại của Skrjabin và cs (1963) [45], Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [25]; chụp ảnh hình thái các bộ phận chủ yếu của giun trong quá trình định loại.

Sau khi định loại tại phòng ký sinh trùng - viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, mẫu vật đƣợc bảo quản tại phòng thí nghiệm Ký sinh trùng - Khoa Chăn nuôi Thú y - Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

2.3.1.2. Phương pháp xác định tuổi trâu, bò

Kết hợp xem răng và hỏi chủ gia súc để xác định tuổi trâu, bò.

2.3.1.3. Phương pháp thu thập mẫu và xét nghiệm mẫu phân trâu, bò

- Phƣơng pháp thu thập mẫu phân trâu, bò:

Thu thập ngẫu nhiên ở trâu, bò nuôi tại nông hộ, trại tập thể và gia đình. Lấy phân trực tiếp từ trực tràng con vật vào buổi sáng sớm, để riêng mỗi mẫu phân vào một túi nilon nhỏ, mỗi túi đều có nhãn ghi: loại gia súc (trâu, bò), địa điểm, tuổi, trạng thái phân, thời gian lấy mẫu và các biểu hiện lâm sàng của trâu, bò (Những thông tin này cũng đƣợc ghi vào nhật ký đề

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

tài). Ngoài ra, căn cứ vào yếu tố cần xác định có liên quan đến đặc điểm dịch tễ để lấy mẫu cho tƣơng đối đồng đều về các yếu tố khác.

- Mẫu đƣợc xét nghiệm ngay trong ngày, những mẫu chƣa xét nghiệm đƣợc bảo quản ở nhiệt độ 2 - 40

C, không quá 3 ngày.

* Phƣơng pháp xét nghiệm mẫu

Sử dụng phương pháp Fulleborn :

- Nguyên lý: Sử dụng dung dịch NaCl bão hòa để làm trứng giun tròn

Trichostrongylidae nổi lên trên bề mặt của dung dịch.

- Cách tiến hành: Lấy 5 - 10g phân cho vào cốc thuỷ tinh rồi cho khoảng 40 - 50 ml nƣớc muối bão hoà, dùng đũa thuỷ tinh khuấy cho tan phân, lọc qua lƣới thép bỏ bớt cặn bã. Cho nƣớc lọc vào lọ nhỏ sao cho đầy đến miệng lọ, đặt phiến kính lên cho tiếp xúc với bề mặt dung dịch. Để yên khoảng 30 phút, trứng giun sẽ nổi lên dính vào phiến kính. Lấy phiến kính soi dƣới kính hiển vi (độ phóng đại 100 lần) tìm trứng giun xoăn dạ múi khế.

2.3.1.4. Phương pháp xác định trâu, bò nhiễm và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế ở một số xã thuộc huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên

* Phƣơng pháp xác định trâu, bò nhiễm: Xét nghiệm tất cả mẫu phân thu thập bằng phƣơng pháp Fulleborn. Những mẫu phân phát hiện thấy có trứng giun xoăn dạ múi khế đƣợc đánh giá là nhiễm giun tròn này. Những mẫu phân không phát hiện thấy trứng đƣợc đánh giá là không nhiễm.

* Phƣơng pháp xác định cƣờng độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế:

Cƣờng độ nhiễm đƣợc xác định bằng phƣơng pháp đếm trứng giun xoăn dạ múi khế trên buồng đếm Mc. Master (Theo tài liệu của Jorgen Hansen và Brian Perry (1994) [49]).

Cho 3g phân vào cốc thuỷ tinh có vạch chia độ, rồi đổ từ từ dung dịch NaCl bão hoà vào tới mức 100ml, dùng đũa thuỷ tinh khuấy cho tan phân,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

lọc qua lƣới thép bỏ bớt cặn. Khuấy đều nƣớc lọc, dùng pipet hút 1ml nhỏ vào hai buồng đếm. Để yên khoảng 15-20 phút để trứng đƣợc đẩy lên bề mặt buồng đếm. Đếm tất cả số trứng giun xoăn dạ múi khế trên hai buồng đếm. Từ đó tính ra số trứng giun xoăn dạ múi khế trên 1g phân theo công thức:

Tổng số trứng ở 2 buồng đếm

Số trứng/gam phân = x 100 3

Căn cứ vào kết quả đếm số trứng/gam phân và biểu hiện lâm sàng của trâu bò, quy định 4 mức cƣờng độ nhiễm:

500 trứng/g phân : Cƣờng độ nhiễm nhẹ (+).

>500-800 trứng/g phân : Cƣờng độ nhiễm trung bình (++). >800-1000 trứng/g phân : Cƣờng độ nhiễm nặng (+++).

>1000 trứng/g phân : Cƣờng độ nhiễm rất nặng (++++).

2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu sự ô nhiễm trứng và ấu trùng giun xoăn dạ múi khế ở chuồng nuôi, khu vực xung quanh chuồng nuôi và trên bãi dạ múi khế ở chuồng nuôi, khu vực xung quanh chuồng nuôi và trên bãi chăn thả trâu, bò

2.3.2.1. Phương pháp nghiên cứu sự ô nhiễm trứng và ấu trùng giun xoăn dạ múi khế ở chuồng nuôi, khu vực xung quanh chuồng nuôi trâu, bò

* Phương pháp thu thập mẫu

- Mẫu đất hoặc cặn nền chuồng nuôi trâu bò: Tại mỗi ô chuồng, lấy mẫu đất (cặn) ở 4 góc chuồng và ở giữa chuồng, trộn đều đƣợc một mẫu xét nghiệm (khoảng 80 - 100g/mẫu). Mỗi mẫu đƣợc để riêng trong túi nilon có nhãn ghi địa điểm và thời gian lấy mẫu.

- Mẫu đất bề mặt khu vực xung quanh chuồng: Trong khoảng cách 5m xung quang chuồng nuôi trâu bò, cứ 10 - 15m2 lấy 1 mẫu đất bề mặt (1 mẫu khối lƣợng 80 - 100 g, đƣợc phối hợp bởi 4 mẫu ở 4 góc và 1 mẫu ở giữa).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các mẫu thu thập đƣợc xét nghiệm ngay trong ngày, những mẫu chƣa xét nghiệm ngay thì đƣợc bảo quản ở nhiệt độ 2 - 40

C, thời gian bảo quản không quá 3 ngày.

* Phương pháp xét nghiệm mẫu

Áp dụng phƣơng pháp Fullerborn để phát hiện trứng, áp dụng phƣơng pháp Baerman để phát hiện ấu trùng giun xoăn dạ múi khế.

2.3.2.2. Phương pháp nghiên cứu sự ô nhiễm trứng và ấu trùng giun xoăn dạ múi khế ở khu vực bãi chăn thả

* Phương pháp thu thập mẫu ở khu vực bãi chăn thả trâu, bò

- Mẫu đất bề mặt ở khu vực bãi chăn thả trâu, bò: Tại mỗi khu vực chăn thả, cứ khoảng 20 - 30 m2

lấy ngẫu nhiên ở vị trí 4 góc và ở giữa, trộn đều đƣợc một mẫu xét nghiệm, khối lƣợng khoảng 80 - 100g/mẫu.

- Mẫu nƣớc ở những vũng nƣớc trên khu vực bãi chăn thả: Dùng que khuấy đều vũng nƣớc, lấy cốc thuỷ tinh múc khoảng 200 - 300 ml/vũng.

- Mẫu cỏ mọc trên khu vực bãi chăn thả: Dùng kéo cắt ngẫu nhiên cỏ ở các vị trí khác nhau trên bãi chăn, cắt cách mặt đất khoảng 1- 2 cm, cứ 20 - 30m2 thu một mẫu ở 5 vị trí khác nhau (4 góc và ở giữa), trộn đều đƣợc 1 mẫu (khoảng 150 - 200g/mẫu). Mỗi loại mẫu trên đều đƣợc để riêng mỗi mẫu vào một túi nilon nhỏ, có nhãn ghi địa điểm và thời gian lấy mẫu.

* Phương pháp xét nghiệm mẫu: Xét nghiệm mẫu bằng phƣơng pháp

Fullerborn để phát hiện trứng, bằng phƣơng pháp Baerman để phát hiện ấu trùng giun xoăn dạ múi khế.

Riêng đối với mẫu nƣớc: ly tâm mẫu mẫu nƣớc với vận tốc 3000 vòng/phút trong 5 phút, gạn nƣớc giữ lại cặn. Cho dung dịch muối Nacl bão hòa vào khuấy tan cặn. Để yên 20 phút rồi dùng vòng thép vớt lớp váng nổi trên bề mặt, soi kính hiển vi tìm trứng giun xoăn dạ múi khế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu sự phát triển của trứng và khả năng sống của ấu trùng cảm nhiễm H. contortus ở ngoại cảnh sống của ấu trùng cảm nhiễm H. contortus ở ngoại cảnh

* Phương pháp thu thập mẫu phân bò chỉ nhiễm H. contortus:

Cách xác định trâu bò chỉ nhiễm giun H. contortus đƣợc thực hiện nhƣ sau: Trong quá trình thu thập mẫu phân trâu bò để xác định tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế, chúng tôi thấy một số trâu bò chỉ nhiễm một loài giun xoăn dạ múi khế. Bằng phƣơng pháp nuôi cấy, phân lập và xác định loài giun qua đặc điểm hình thái và cấu tạo, chúng tôi đã xác định đƣợc những trâu bò chỉ nhiễm H. contortus, trong khi phần lớn trâu bò thƣờng nhiễm hỗn hợp các loài . Chúng tôi đã mua 2 bò nhiễm H. contortus với cƣờng độ nặng, nuôi cách ly tại chuồng và thu thập phân của 2 bò này. Sau khi đã thu thập giun ở dạ múi khế và ruột non, rồi định loài trên giun trƣởng thành tại phòng Ký sinh trùng - viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật. Theo kết quả định loài thì loài giun đó chính là H. contortus.

* Phương pháp thu nhận trứng và ấu trùng

- Thu nhận trứng H. contortus từ những mẫu phân của 2 bò bằng phƣơng pháp Darling.

- Thu nhận ấu trùng H. contortus, cảm nhiễm từ những mẫu phân đã nuôi cấy trứng bằng phƣơng pháp phân ly ấu trùng Baerman.

2.3.3.1. Nghiên cứu sự phát triển của trứng H. contortus trong phân bò

* Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm đƣợc tiến hành 2 đợt,

đợt I vào mùa Hè, đợt II vào mùa Đông.

- Nuôi trứng H. contortus trong những mẫu phân ở phòng thí nghiệm. Mỗi mẫu để trong 1 chậu nhựa đƣờng kính 20cm, cao 10 cm. Mỗi ngày lấy 3 - 5 gam phân/mẫu, xét nghiệm bằng phƣơng pháp Fullerborn để kiểm tra sự phát triển của trứng. Mô tả sự phát triển của trứng trong quá trình theo dõi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Sử dụng phƣơng pháp Baerman để phân ly ấu trùng. Ghi thời gian trứng nở thành ấu trùng, mô tả hình thái và đo kích thƣớc ấu trùng. Từ đó xác định đƣợc thời gian phát triển của trứng H. contortus trong phân thành ấu trùng cảm nhiễm.

2.3.3.2. Nghiên cứu sự phát triển của trứng và khả năng sống của ấu trùng cảm nhiễm H. contortus có sức gây bệnh trong lớp đất bề mặt có ẩm độ khác nhau

* Phương pháp bố trí thí nghiệm: Bố trí 2 đợt thí nghiệm theo dõi, đợt

I vào mùa Hè, đợt II vào mùa Đông.

- Lấy mẫu đất bề mặt (trong khoảng từ bề mặt xuống 2 - 3cm) ở khu vực xung quang chuồng nuôi và ở khu vực bãi chăn thả trâu, bò. Trộn đều 2 loại đất theo tỷ lệ 1:1, sau đó chia vào các chậu nhựa đƣờng kính 35 cm, cao 15 cm. Bổ sung nƣớc hàng ngày để duy trì ẩm độ đất ở các chậu khác nhau: dƣới 5%, 5 - 10%, 10 - 20%, 20 - 30%, 30 - 40%, trên 40%.

* Phương pháp xác định và duy trì độ ẩm đất

Xác định ẩm độ của đất trƣớc khi thí nghiệm theo tài liệu của Lê Văn Khoa và cs (1996) [12]. Độ ẩm của đất đƣợc xác định bằng cách: Lấy một lƣợng đất khoảng 20 - 30g, sấy ở 1050C cho đến khi khối lƣợng giữa các lần cân không đổi thì dừng lại và tính ẩm độ theo công thức:

Wt(%) = (a/b)x 100

Trong đó: a : lƣợng nƣớc mất sau khi sấy (g)

b : khối lƣợng đất trƣớc khi sấy (g) Wt : độ ẩm của đất (%)

Hằng ngày kiểm tra độ ẩm của đất ở các chậu bằng phƣơng pháp cảm quan (quan sát bằng mắt và dùng tay nắm đất để kiểm tra). Duy trì độ ẩm nhƣ vậy trong suốt thời gian thí nghiệm (dùng bình phun sƣơng bổ sung nƣớc để duy trì độ ẩm cần thiết).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đặt các chậu thí nghiệm ở lan can phòng thí nghiệm, có đủ ánh sáng tự nhiên và ẩm độ không khí tƣơng tự điều kiện ở ngoài trời.

* Phương pháp xác định sự phát triển của trứng và khả năng sống của ấu trùng cảm nhiễm H. contortus trong lớp đất bề mặt có ẩm độ khác nhau

- Trứng (hoặc ấu trùng cảm nhiễm H. contortus) sau khi thu nhận đƣợc đặt với một số lƣợng lớn lên bề mặt đất ở các chậu có ẩm độ khác nhau.

- Theo dõi sự phát triển của trứng và khả năng sống của ấu trùng cảm nhiễm H. contortus: Kiểm tra ngày 1 lần đối với lô thí nghiệm ẩm độ đất

dƣới 5% và trên 40%, 5 ngày 1 lần đối với các lô thí nghiệm có các độ ẩm khác. Mỗi lần lấy 3 - 5 gam đất bề mặt ở mỗi chậu, xét nghiệm bằng phƣơng pháp ly tâm lắng cặn, quan sát dƣới kính hiển vi tìm trứng và ấu trùng để xác định sự phát triển của trứng và thời gian chết của ấu trùng. Quan sát sự biến đổi của trứng trong quá trình phát triển và nở thành ấu trùng, quan sát sự biến đổi của ấu trùng cảm nhiễm khi chết và thời gian chết của ấu trùng.

- Xác định sự phát triển của trứng và ấu trùng ở 2 thời điểm:

+ Ấu trùng kỳ I: là ấu trùng nở ra từ trứng (căn cứ vào đặc điểm hình thái, cấu tạo của ấu trùng: ấu trùng chƣa có tế bào ruột).

+ Ấu trùng cảm nhiễm: là những ấu trùng đã có đủ các phần của ống tiêu hóa (xoang miệng, thực quản, ruột và các tế bào ruột).

2.3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu hiệu quả của một số biện pháp phòng trị bệnh giun xoăn dạ múi khế ở trâu, bò bệnh giun xoăn dạ múi khế ở trâu, bò

2.3.4.1. Xác định hiệu quả của biện pháp ủ phân nhiệt sinh học * Bố trí thí nghiệm:

Bố trí 1 đống ủ nổi và 1 hố ủ chìm, hố ủ có kích thƣớc 1 x 1 x 1m, đống ủ có kích thƣớc đáy là 1,2 m, cao 1m, bên ngoài đống ủ và phía trên mặt hố ủ đƣợc trát bùn dầy 5 - 7 cm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Nguyên liệu và công thức ủ: Đƣợc thực hiện theo tài liệu của Phạm Văn Khuê và cs (1996) [11], Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [12].

* Theo dõi tác dụng diệt trứng và ấu trùng giun xoăn dạ múi khế bằng phương pháp ủ phân.

- Trộn đều khoảng 800 - 1000 gam phân trâu, bò có trứng giun xoăn dạ

múi khế (đạt tới trên 1000 trứng/gam phân) với nguyên liệu ủ (theo công thức). Cho vào mỗi túi vải nhỏ khoảng 5 - 10 gam hỗn hợp vừa trộn, dùng dây nilon buộc miệng túi . Đặt những mẫu này vào các vị trí khác nhau trong đống (hố) ủ (xung quanh và trung tâm), đầu dây nilon thò ra ngoài lớp bùn trát để có thể lấy ra dễ dàng và không ảnh hƣởng đến nhiệt độ trong đống (hố) ủ.

- Đối với ấu trùng cảm nhiễm giun xoăn dạ múi khế tiến hành theo phƣơng pháp tƣơng tự (sau khi đã nuôi cho trứng nở thành ấu trùng và ấu trùng phát triển thành ấu trùng cảm nhiễm trong các mẫu phân có cƣờng độ nhiễm trên 1000 trứng/gam phân).

- Cách theo dõi:

+ Theo dõi nhiệt độ phân ủ và sự tồn tại của trứng: Hàng ngày dùng nhiệt kế 100o

C theo dõi nhiệt độ đống (hố) ủ và lấy 1 túi ra xét nghiệm tìm trứng giun xoăn dạ múi khế. Đếm số trứng giun/3 vi trƣờng, đếm số trứng giun chết/3 vi trƣờng. Từ đó tính đƣợc tỷ lệ và thời gian trứng giun chết trong phân ủ.

+ Theo dõi sự tồn tại của ấu trùng:

Mỗi ngày lấy ra 1 túi vải xét nghiệm bằng phƣơng pháp lắng cặn. Đếm tổng số ấu trùng trong 3 vi trƣờng, số ấu trùng chết trong 3 vi trƣờng. Tính tỷ lệ chết, mô tả sự biến đổi của ấu trùng khi chết và thời gian chết của ấu trùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3.4.2. Hiệu quả của thuốc tẩy giun xoăn dạ múi khế cho trâu, bò

Chọn một số những trâu, bò nhiễm giun xoăn dạ múi khế với cƣờng độ trung bình và nặng, không nhiễm các loại giun sán khác. Dùng thuốc tẩy giun xoăn dạ múi khế theo liều lƣợng hƣớng dẫn của nhà sản xuất. Theo dõi số trứng/gam phân trƣớc khi dùng thuốc và sau dùng thuốc 15 ngày. Từ đó đánh giá hiệu quả tẩy giun xoăn dạ múi khế ở bê, nghé.

2.3.5. Phƣơng pháp thử nghiệm các biện pháp phòng trị trên thực địa

-Nội dung này đƣợc thực hiện ở huyện Phú Bình.

2.3.5.1. Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế của bò

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun xoăn dạ múi khế trâu, bò ở hai huyện thuộc tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)