Tình hình nghiên cứu bệnh giun xoăn dạ múi khế ở nƣớc ngoài

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun xoăn dạ múi khế trâu, bò ở hai huyện thuộc tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 43 - 46)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1.Tình hình nghiên cứu bệnh giun xoăn dạ múi khế ở nƣớc ngoài

Bệnh giun xoăn dạ múi khế phổ biến khắp các nƣớc trên thế giới, gây tổn hại lớn cho ngành chăn nuôi. Chính vì vậy có rất nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu về tác hại của bệnh này, đồng thời đƣa ra các biện pháp phòng và trị cho gia súc nhai lại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo Soulsby E.J.L (1982) [54], nhìn chung sự phát triển của các loài giun xoăn họ Trichostrongylidae ở giai đoạn sống tự do (ở ngoài ngoại cảnh) phụ thuộc vào điều kiện khí hậu. Ở nƣớc Anh, ấu trùng có thể phát triển đến giai đoạn gây nhiễm trong 2 tuần, nhƣng thƣờng thì dài hơn và phụ thuộc vào khí hậu trong thời gian đồng cỏ ô nhiễm. Trâu, bò nhiễm giun vào tất cả các tháng trong năm, nhƣng nhiễm nhiều và nặng hơn ở những tháng mùa Hè ấm và ẩm.

Wharton D.A (1982) [58] báo cáo rằng, ấu trùng Trichostrongylus colubriformis phát triển qua 4 - 6 ngày ở nhiệt độ 270C thành ấu trùng gây nhiễm. Nhiệt độ tối thiểu để ấu trùng có thể tồn tại là 10 – 150

C. Chúng phát triển nhanh nhất trong mùa Hè, ấu trùng không thể sống đƣợc ở nhiệt độ cao và thấp quá.

Hoste H. và Chartier C. (1993) [28] đã làm thí nghiệm về ảnh hƣởng của giun xoăn dạ múi khế đến khả năng sản xuất sữa của dê. 48 con dê ở tháng thứ 2 của thời kỳ sản xuất sữa đƣợc chia thành 2 nhóm. Nhóm 1 đƣợc gây nhiễm 5.000 ấu trùng Haemonchus và 2.000 ấu trùng Trichostrongylus.

Nhóm 2 không gây nhiễm giun. Các số liệu về ký sinh trùng, về huyết học, về sữa đƣợc thu thập 2 tuần 1 lần trong vòng 5 tháng. Tình trạng cơ thể dê đƣợc cho điểm qua mỗi thời điểm tƣơng ứng. Kết quả là nhóm dê 1 đã biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Giun xoăn gây bệnh và làm giảm lƣợng sữa của dê nhóm 1 từ 2,5 - 10% so với nhóm đối chứng. Tác giả cũng phát hiện ra ảnh hƣởng khác nhau của giun đến lƣợng sữa của những dê cho sữa cao và những dê cho sữa thấp: với 6 con dê cho sữa cao ở thời điểm đầu thí nghiệm, lƣợng sữa giảm từ 13 đến 25,1% và dê gầy đi. Còn 6 dê có lƣợng sữa thấp ở thời điểm đầu thí nghiệm thì lƣợng sữa giảm ít hơn (mặc dù gây nhiễm ấu trùng giun với số lƣợng nhƣ nhau). Theo những số liệu về ký sinh trùng học và bệnh lý học, tác giả kết luận: những dê cho lƣợng sữa cao khả năng chống lại ký sinh trùng kém hơn và chịu tác động gây bệnh nghiêm trọng hơn những dê cho lƣợng sữa thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nghiên cứu về dịch tễ học các bệnh giun sán ở gia súc nhai lại nhỏ, Teklye - Bekele (1993) [55] cho biết, giun tròn đƣờng tiêu hoá, giun phổi và sán lá gan là những giun sán ký sinh chủ yếu ở gia súc nhai lại nhỏ tại những vùng sinh thái khác nhau ở vùng Saharan - Châu Phi. Tỷ lệ lây nhiễm và tần số xuất hiện cao đối với các loài H. contortus, Oes. columbianum, Trichostrongylus sp., Cooperia sp., trong mùa mƣa. Bệnh giun xoăn do vậy

trở nên nghiêm trọng ở những vùng ẩm, nửa ẩm và vùng trung du - miền núi của châu Phi.

Để biết sự phân bố giun xoăn theo mùa, Wahab - A - Rahman đã đếm số lƣợng trứng giun ở phân dê tại các trang trại ở Penang (Malaysia). Tác giả thấy giun xuất hiện cao điểm ở những tháng có lƣợng mƣa cao (những nhân tố khác nhƣ nhiệt độ, độ ẩm thay đổi rất ít trong suốt thời gian nghiên cứu). Môi trƣờng nhiệt đới ẩm ở vùng này rất thuận lợi cho sự phát triển của giun

Trichostrongylus, Haemonchus và một số giun ký sinh ở ruột

(Oesophagostomum, Bunostomum). Trong đó, giống Haemonchus là phổ biến nhất ở cả 2 trang trại (Wahab - A - Rahman, 1995 [57]).

Những nơi tập trung vật nuôi và các đồng cỏ là những nơi có tỷ lệ nhiễm cao. Vì vậy, việc nghiên cứu dịch tễ học, chiến lƣợc kiểm soát các loài giun đƣờng ruột của súc vật nhai lại cần đƣợc tiến hành để bảo vệ và tăng số lƣợng đàn trong các tháng mùa hè ẩm ƣớt; đồng thời điều trị bệnh giun sán ở những vật nuôi trƣởng thành và dƣới 1 năm tuổi vào cuối mùa hè và đầu mùa đông để vật nuôi có thể không bị nhiễm giun, hoặc tỷ lệ nhiễm tối thiểu trong các tháng mùa đông và mùa hè (Joshi B. R., 1996 [50]).

Tiếp theo những công trình nghiên cứu trên, Joshi B. R. và Jacobs D. E. (1997) [52] tiếp tục nghiên cứu về dịch tễ học của sự lây nhiễm giun tròn đƣờng ruột ở cừu và dê. Hai tác giả cho biết: ở Nepal có khoảng 65% số cừu và 35% số dê đƣợc chăn thả cùng đàn. Chúng luôn đƣợc di chuyển nơi chăn thả theo mùa. Về mùa đông và những tháng hè khô ráo, đàn dê cừu gặm cỏ ở các vùng rừng hoang, dƣới thung lũng. Trong những tháng mùa hè có mƣa,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

chúng lại đƣợc chăn thả trên những đồng cỏ cao của dãy núi Himalaya. Sau 1 năm nghiên cứu thấy tỷ lệ lây nhiễm trong năm thấp, trừ các tháng mùa mƣa (tháng 4 đến tháng 10). Khu vực chăn thả xung quanh Kharka và những đồng cỏ trên núi là những ổ bệnh chính. Loài Trichostrongylus spp. và Osrertagia spp. có khả năng sống cao hơn các loài khác. Loài Haemonchus contortus dễ bị nhiễm vào các tháng đầu mùa hè. Khả năng nhiễm bệnh đối

với từng loài tuỳ thuộc vào mùa và vị trí đồng cỏ. Ở những đồng cỏ cao hơn mặt nƣớc biển 2.300 m thì dê, cừu dễ bị lây nhiễm cả 3 loài giun trên. Ở độ cao 2.300 - 3.500 m thì dê, cừu dễ nhiễm bệnh giun Trichostrongylus và Ostertagia. Ở độ cao hơn nữa chỉ thấy mắc bệnh do giun Ostertagia.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun xoăn dạ múi khế trâu, bò ở hai huyện thuộc tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 43 - 46)