Phƣơng pháp nghiên cứu sự phát triển của trứng và khả năng sống của

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun xoăn dạ múi khế trâu, bò ở hai huyện thuộc tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 55 - 57)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3.3.Phƣơng pháp nghiên cứu sự phát triển của trứng và khả năng sống của

* Phương pháp thu thập mẫu phân bò chỉ nhiễm H. contortus:

Cách xác định trâu bò chỉ nhiễm giun H. contortus đƣợc thực hiện nhƣ sau: Trong quá trình thu thập mẫu phân trâu bò để xác định tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun xoăn dạ múi khế, chúng tôi thấy một số trâu bò chỉ nhiễm một loài giun xoăn dạ múi khế. Bằng phƣơng pháp nuôi cấy, phân lập và xác định loài giun qua đặc điểm hình thái và cấu tạo, chúng tôi đã xác định đƣợc những trâu bò chỉ nhiễm H. contortus, trong khi phần lớn trâu bò thƣờng nhiễm hỗn hợp các loài . Chúng tôi đã mua 2 bò nhiễm H. contortus với cƣờng độ nặng, nuôi cách ly tại chuồng và thu thập phân của 2 bò này. Sau khi đã thu thập giun ở dạ múi khế và ruột non, rồi định loài trên giun trƣởng thành tại phòng Ký sinh trùng - viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật. Theo kết quả định loài thì loài giun đó chính là H. contortus.

* Phương pháp thu nhận trứng và ấu trùng

- Thu nhận trứng H. contortus từ những mẫu phân của 2 bò bằng phƣơng pháp Darling.

- Thu nhận ấu trùng H. contortus, cảm nhiễm từ những mẫu phân đã nuôi cấy trứng bằng phƣơng pháp phân ly ấu trùng Baerman.

2.3.3.1. Nghiên cứu sự phát triển của trứng H. contortus trong phân bò

* Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm đƣợc tiến hành 2 đợt,

đợt I vào mùa Hè, đợt II vào mùa Đông.

- Nuôi trứng H. contortus trong những mẫu phân ở phòng thí nghiệm. Mỗi mẫu để trong 1 chậu nhựa đƣờng kính 20cm, cao 10 cm. Mỗi ngày lấy 3 - 5 gam phân/mẫu, xét nghiệm bằng phƣơng pháp Fullerborn để kiểm tra sự phát triển của trứng. Mô tả sự phát triển của trứng trong quá trình theo dõi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Sử dụng phƣơng pháp Baerman để phân ly ấu trùng. Ghi thời gian trứng nở thành ấu trùng, mô tả hình thái và đo kích thƣớc ấu trùng. Từ đó xác định đƣợc thời gian phát triển của trứng H. contortus trong phân thành ấu trùng cảm nhiễm.

2.3.3.2. Nghiên cứu sự phát triển của trứng và khả năng sống của ấu trùng cảm nhiễm H. contortus có sức gây bệnh trong lớp đất bề mặt có ẩm độ khác nhau

* Phương pháp bố trí thí nghiệm: Bố trí 2 đợt thí nghiệm theo dõi, đợt

I vào mùa Hè, đợt II vào mùa Đông.

- Lấy mẫu đất bề mặt (trong khoảng từ bề mặt xuống 2 - 3cm) ở khu vực xung quang chuồng nuôi và ở khu vực bãi chăn thả trâu, bò. Trộn đều 2 loại đất theo tỷ lệ 1:1, sau đó chia vào các chậu nhựa đƣờng kính 35 cm, cao 15 cm. Bổ sung nƣớc hàng ngày để duy trì ẩm độ đất ở các chậu khác nhau: dƣới 5%, 5 - 10%, 10 - 20%, 20 - 30%, 30 - 40%, trên 40%.

* Phương pháp xác định và duy trì độ ẩm đất

Xác định ẩm độ của đất trƣớc khi thí nghiệm theo tài liệu của Lê Văn Khoa và cs (1996) [12]. Độ ẩm của đất đƣợc xác định bằng cách: Lấy một lƣợng đất khoảng 20 - 30g, sấy ở 1050C cho đến khi khối lƣợng giữa các lần cân không đổi thì dừng lại và tính ẩm độ theo công thức:

Wt(%) = (a/b)x 100

Trong đó: a : lƣợng nƣớc mất sau khi sấy (g)

b : khối lƣợng đất trƣớc khi sấy (g) Wt : độ ẩm của đất (%)

Hằng ngày kiểm tra độ ẩm của đất ở các chậu bằng phƣơng pháp cảm quan (quan sát bằng mắt và dùng tay nắm đất để kiểm tra). Duy trì độ ẩm nhƣ vậy trong suốt thời gian thí nghiệm (dùng bình phun sƣơng bổ sung nƣớc để duy trì độ ẩm cần thiết).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đặt các chậu thí nghiệm ở lan can phòng thí nghiệm, có đủ ánh sáng tự nhiên và ẩm độ không khí tƣơng tự điều kiện ở ngoài trời.

* Phương pháp xác định sự phát triển của trứng và khả năng sống của ấu trùng cảm nhiễm H. contortus trong lớp đất bề mặt có ẩm độ khác nhau

- Trứng (hoặc ấu trùng cảm nhiễm H. contortus) sau khi thu nhận đƣợc đặt với một số lƣợng lớn lên bề mặt đất ở các chậu có ẩm độ khác nhau.

- Theo dõi sự phát triển của trứng và khả năng sống của ấu trùng cảm nhiễm H. contortus: Kiểm tra ngày 1 lần đối với lô thí nghiệm ẩm độ đất

dƣới 5% và trên 40%, 5 ngày 1 lần đối với các lô thí nghiệm có các độ ẩm khác. Mỗi lần lấy 3 - 5 gam đất bề mặt ở mỗi chậu, xét nghiệm bằng phƣơng pháp ly tâm lắng cặn, quan sát dƣới kính hiển vi tìm trứng và ấu trùng để xác định sự phát triển của trứng và thời gian chết của ấu trùng. Quan sát sự biến đổi của trứng trong quá trình phát triển và nở thành ấu trùng, quan sát sự biến đổi của ấu trùng cảm nhiễm khi chết và thời gian chết của ấu trùng.

- Xác định sự phát triển của trứng và ấu trùng ở 2 thời điểm:

+ Ấu trùng kỳ I: là ấu trùng nở ra từ trứng (căn cứ vào đặc điểm hình thái, cấu tạo của ấu trùng: ấu trùng chƣa có tế bào ruột).

+ Ấu trùng cảm nhiễm: là những ấu trùng đã có đủ các phần của ống tiêu hóa (xoang miệng, thực quản, ruột và các tế bào ruột).

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun xoăn dạ múi khế trâu, bò ở hai huyện thuộc tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị (Trang 55 - 57)