Xác định số lượng vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung ở lợn nái ngoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại trung tâm giống gia súc, gia cầm tỉnh nam định và thử nghiệm điều trị (Trang 52 - 55)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. Xác định số lượng vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung ở lợn nái ngoại

CUNG Ở LỢN NÁI NGOẠI

Chúng tôi tiến hành đếm số lượng khuẩn lạc có trong 12 mẫu dịch tử cung của lợn nái khỏe và 12 mẫu dịch viêm tử cung, kết quả được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Số lượng các vi khuẩn phân lập được trong dịch tử cung bình thường và bị viêm ở lợn nái sau đẻ

Loai mẫu Loại vi khuẩn

Dịch tử cung bình thường của nái sau đẻ

Dỉch tử cung của nái bị bệnh viêm tử cung Số mẫu kiểm tra Số mẫu dương tính Số lương Vi khuẩn (triệu/ml) Số mẫu kiểm tra Số mẫu dương tính Số lượng Vi khuẩn (triệu/ml) Escherichia coli 12 9 11,7 12 11 167,8 Staphylococcus 12 10 18,8 12 11 191,6 Streptococcus 12 10 19,2 12 11 186,7 Salmonella 12 7 13,4 12 11 171,2 Pseudomonas 12 0 0 12 2 85,13

Qua bảng 4.6 ta thấy :

+ Điều thấy rõ nhất ở bảng 4.6 là khi lợn bị viêm tử cung, các loại vi khuẩn tăng mạnh về số lượng. Trong lml dịch tử cung của lợn nái khỏe sau đẻ chúng tơi tìm thấy số lượng các vi khuẩn dao động từ 11,7 (triệu/ml) đến 19,2 (triệu/ml). Khi kiểm tra số lượng vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung, số lượng vi khuẩn trong 1 ml dịch viêm tử cung có sự biến động tăng rõ rệt, cụ thể: Số lượng vi khuẩn trong dịch tử cung bị viêm đã biến động tăng cao từ 167,8 triệu/ml vi khuẩn E.coli, tiếp đến vi khuẩn Salmonella171,2 triệu/ml, Streptococcus chiếm 186,7 triệu/ml và cao nhất là vi khuẩn Staphylococcus 191,6 triệu/ml.

Từ những kết quả trên cho thấy rằng nguyên nhân lợn nái mắc bệnh viêm tử cung là do sự rối loạn số lượng các loài vi khuẩn có trong đường sinh dục gia súc cái. Ngồi ra do q trình quản lý, chăm sóc, ni dưỡng đặc biệt là khâu vệ sinh thú y, can thiệp trược và sau đẻ và kỹ thuật chăm sóc nái sinh sản. Do đó, trong điều trị bệnh viêm tử cung, ngồi việc vệ sinh chăm sóc hợp lý, bổ sung thuốc bổ và chất điện giải thì việc chọn kháng sinh thích hợp để tiêu diệt, ức chế vi khuẩn có hại là hết sức cần thiết, cho hiệu quả điều trị cao, tránh tái phát.

Nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc lựa chọn thuốc kháng sinh có tác dụng điều trị viêm tử cung do vi khuẩn tốt, chúng tơi tiến hành xác định tính mẫn cảm của tập đồn vi khuẩn với các thuốc hóa học trị liệu.

4.5. XÁC ĐỊNH TÍNH MẪN CẢM CỦA CÁC LOẠI VI KHUẨN PHÂN LẬP ĐƯỢC TỪ DỊCH VIÊM TỬ CUNG CỦA LỢN NÁI VỚI THUỐC KHÁNG SINH

Theo tác giả Bùi Thị Tho (2003) cho biết: nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất trong sử dụng thuốc kháng sinh là chỉ sử dụng kháng sinh khi có kết luận chắc chắn là nhiễm khuẩn hoặc khi có kết quả làm kháng sinh đồ. Đối với mầm bệnh đã biết thì nên dùng kháng sinh có hiệu lực nhất, ít độc và có phổ tác dụng hợp lý.

Với mục đích làm cơ sở khoa học cho việc lựa chọn thuốc kháng sinh có tác dụng điều trị viêm tử cung ở lợn nái cho phù hợp, chúng tôi tiến hành xác định tính mẫn cảm của những vi khuẩn phân lập được từ dịch viên tử cung, âm đạo với một số thuốc kháng sinh thông dụng bằng phương pháp làm kháng sinh đồ.

Bảng 4.7. Kết quả xác định tính mẫn cảm của các loại vi khuẩn phân lập được từ dịch viêm tử cung lợn với các loại kháng sinh

Loại vi khuẩn Kháng sinh Staphylococcus n=12 Streptococus n=12 E.coli n=12 Salmonella n=12 Mẫn cảm Tỷ lệ (%) Mẫn cảm Tỷ lệ (%) Mẫn cảm Tỷ lệ (%) Mẫn cảm Tỷ lệ (%) Enrofloxacin 8 66,67 7 58,33 6 50,00 7 58,33 Norfloxacin 5 41,67 7 58,33 7 58,33 6 50,00 Amoxycillin 11 91,67 9 75,00 12 100,00 10 83,33 Ceftiofur 11 91,67 12 100,00 10 83,33 9 75,00 Sul,Trimethoprim 7 58,33 9 75,00 4 33,33 6 50,00 Gentamycin 10 83,33 11 91,67 10 83,33 9 75,00 Kanamycin 5 41,67 12 100,00 4 33,33 6 50,00

Từ kết quả bảng 4.7 thấy:

Dựa vào bảng đánh giá đường kính vịng vơ khuẩn chuẩn chúng tơi có nhận xét: Mức độ mẫn cảm của tập đồn vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung âm đạo của lợn nái với thuốc kháng sinh là không cao, độ mẫn cảm cao nhất với các loại kháng sinh như Amoxycillin, Ceftiofur và Gentamicin, cụ thể;

Đối với kháng sinh Amoxycillin: E.coli có tỷ lệ mẫn cảm cao nhất với tỷ

lệ mẫn cảm 100%, tiếp đó đến Staphylococcus 91,67%, Salmonella chiếm tỷ lệ

83,33% và thấp nhất là Streptococcus có tỷ lệ mẫn cảm ở mức 75,00%.

Đối với kháng sinh Ceftiofur: Mẫn cảm cao nhất đối với vi khuẩn

Streptococcus 100% và mẫn cảm thấp nhất đôi với Salmonella ở mức 75,00%.

Đối với kháng sinh Gentamicin: E.coli có tỷ lệ mẫn cảm thấp nhất chiếm

tỷ lệ 75,00% và có mẫn cảm cao nhất với Treptococcus 91,67%, Salmonella và Staphylococcus có mức mẫn cảm trung bình đều là 83,33%.

Theo Đinh Văn Liêu (2017), 4 loại thuốc là Cephachlor, Norfloxacin, Amoxycillin và Neomycin có tỷ lệ vi khuẩn mẫn cảm từ 83,33% trở lên và đường

kính vịng vơ khuẩn đạt trên 20mm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại trung tâm giống gia súc, gia cầm tỉnh nam định và thử nghiệm điều trị (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)