Kết quả xác định mức độ mẫn cảm với kháng sinh thông qua thử kháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại trung tâm giống gia súc, gia cầm tỉnh nam định và thử nghiệm điều trị (Trang 55 - 56)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.6. Kết quả xác định mức độ mẫn cảm với kháng sinh thông qua thử kháng

THÔNG QUA THỬ KHÁNG SINH ĐỒ VÀ ĐO ĐƯỜNG KÍNH VỊNG TRỊN VƠ KHUẨN CỦA CÁC LOẠI VI KHUẨN CÓ TRONG DỊCH VIÊM TỬ CUNG

Bảng 4.8. Kết quả xác định tính mẫn cảm của tập đồn vi khuẩn có trong dịch viêm đường sinh dục của lợn nái với một số thuốc kháng sinh thông dụng

TT Tên thuốc Số mẫu kiểm tra Số mẫu mẫn cảm Tỷ lệ (%) Đường kính vịng vơ khuẩn __ (mm) x m X ± 1 Enrofloxacin 12 7 58,33 16,35 ± 0,42 2 Norfloxacin 12 6 50 15,24 ± 0,61 3 Amoxycillin 12 11 91,67 21,02 ± 0,58 4 Ceftiofur 12 10 83,33 20,14 ± 0,48 5 Sul,Trimethoprim 12 4 33,33 14,52 ± 0,38 6 Gentamycin 12 9 75,00 19,74 ± 0,48

Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong điều trị cũng như yêu cầu thực tiễn sản xuất là phải phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời. Vì vậy để đáp ứng kịp thời công tác điều trị chúng tôi đã làm kháng sinh đồ trực tiếp với cả tập đồn vi khuẩn có dịch viêm tử cung, ân đạo của lợn nái bị mắc bệnh viêm tử cung. Kết quả được trình bày tại bảng 4.8.

Theo tác giả Bùi Thị Tho (2003) cho biết: Bản thân các vi khuẩn có các yếu tố gây bệnh và khả năng kháng sinh làm tăng tính gây bệnh cho vật chủ. Do chứa các yếu tố kháng kháng sinh nên sự mẫn cảm với các thuốc kháng sinh và hóa dược thay đổi theo thời gian, khơng gian, từng cá thể và từng lồi vật ni.

Từ kết quả xác định được ở bảng 4.8 và dựa vào bảng đánh giá đường kính vịng vơ khuẩn chuẩn cho thấy: Mức độ mẫn cảm của tập đồn vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung, âm đạo của lợn nái ngoại mắc bệnh viêm tử cung với thuốc kháng sinh là khơng cao. Trong 7 loại kháng sinh thí nghiệm chỉ có 3 loại thuốc là Amoxycillin, Ceftiofur và Gentamicin có đường kính vịng vơ khuẩn đạt tương ứng 21,02; 20,14 và 19,74 mm. Kết quả này phù hợp với kết quả làm kháng sinh đồ đối với từng loại vi khuẩn phân lập được từ dịch tử cung, âm đạo của lợn bị mắc bệnh viêm tử cung.

Như vậy, việc xác định được mức độ mẫn cảm của vi khuẩn với kháng sinh để từ đó lựa chọn kháng sinh hợp lý, sử dụng đúng liều lượng, đúng liệu trình giúp cho điều trị đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại trung tâm giống gia súc, gia cầm tỉnh nam định và thử nghiệm điều trị (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)