CUNG Ở ĐÀN LỢN NÁI NGOẠI
Căn cứ vào kết quả thử kháng sinh đồ và kết quả đo đường kính đường tròn vô khuẩn từ các vi khuẩn phân lập được từ dịch viêm tử cung. Chúng tôi lựa chọn một số kháng sinh Amoxycillin, Ceftiofur và Gentamycin tiến hành thử nghiệm điều trị cho 45 lợn nái mắc bệnh viêm tử cung, chia thành 3 lô, mỗi lô 15 con, theo nguyên tắc ức chế, tiêu diệt vi khuẩn, hạ sốt, tăng cường bổ trợ nâng cao sức đề kháng của cơ thể, làm tốt công tác vệ sinh chăm sóc, nuôi dưỡng theo như 3 phác đồ điều trị đã nêu ở phần phương pháp nghiên cứu. Thời gian điều trị từ 3 - 5 ngày.
Điều kiện môi trường, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng lợn bệnh được điều trị theo 3 phác đồ trên là như nhau.
Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: Tỷ lệ khỏi bệnh, thời gian điều trị, tỷ lệ và thời gian động dục trở lại.
Bảng 4.9. Kết quả thử nghiệm điều trị bệnh viêm nội mạc tử cung và một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái ngoại khỏi bệnh Phác đồ điều trị Số điều trị (con) Số khỏi bệnh (con) Tỷ lệ (%) số ngày điều trị X±mx Số động dục trở lại (con) Tỷ lệ (%) Thời gian động dục lại X±mx Số có thai lần phối đầu (con) Tỷ lệ (%) I 15 15 100 4,69±0,52 12 80,00 8,3±0,39 10 66,67 II 15 15 100 4,27±0,23 13 86,67 6,22±0,15 10 76,92 III 15 15 100 3,16±0,12 15 100 5,38±0,17 13 86,67
Hình 4.5a. Kết quả thử nghiệm điều trị bệnh viêm nội mạc tử cung lợn nái ngoại
Hình 4.5b. Kết quả thử nghiệm điều trị bệnh viêm nội mạc tử cung ở lợn nái ngoại
Qua bảng 4.9 và hình 4.5a, 4.5b cho thấy:
Kết quả điều trị có khác biệt rõ rệt về thời gian điều trị, thời gian động dục trở lại và tỷ lệ động dục ở lần phối đầu sau khi điều trị. Cụ thể:
Phác đồ I có thời gian điều trị kéo dài 4,69 ± 0,52 (ngày), tỷ lệ động dục trở lại thấp nhất (80%), thời động dục trở lại muộn 8,3 ± 0,39 (ngày) và tỷ lệ đậu thai ở lần phối đầu chỉ đạt 66,67%.
Ở phác đồ II: thời gian điều trị là 4,27 ± 0,23 ngày và tỷ lệ đậu thai sau lần phối đầu thấp hơn (86,67%), thời gian độc dục trở lại là 6,22 ngày, tỷ lệ lợn có thai ở lần phối đầu chiếm 76,92%.
Phác đồ III là phác đồ điều trị có hiệu quả nhất, thời gian điều trị ngắn 3,16 ± 0,12 (ngày), tỷ lệ động dục trở lại đạt 100%, thời gian động dục trở lại ổn định, phù hợp với sinh lý động dục ở gia súc cái bình thường 5,38 ± 0,17 (ngày) và tỷ lệ có thai ở lần phối đầu đạt 86,67%. Theo chúng tôi sở dĩ có kết quả như vậy là do kháng sinh Ceftiofur là kháng sinh thế hệ mới có phổ tác dụng rộng và chưa được sử dụng điều trị bệnh cho lợn tại trại trước đó, các vi khuẩn mẫn cảm chưa có khả năng quen thuốc nên nhanh chóng bị tiêu diệt khi gặp Ceftiofur. Mặc
dù Amoxycillin và Gentamycin là kháng phổ rộng.
Bên cạnh đó, ở các phác đồ điều trị chúng tôi sở dụng chế phẩm Lutalyze chứa hoạt chất PGF2α có tác dụng kích thích tử cung co bóp, tống hết dịch viêm ra ngoài, đồng thời có tác dụng phá vỡ thể vàng, kích thích nang trứng phát triển gây hiện tượng động dục, góp phần làm tăng hiệu quả điều trị bệnh. Nhận xét của chúng tôi phù hợp với báo cáo của tác giả Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương (1997); Nguyễn Văn Thanh (2007); Trần Thùy Anh (2014); Đinh Văn Liêu (2017) .Theo các tác giả này, dùng PGF2α điều trị viêm tử cung có tác dụng làm tử cung nhu động đẩy hết các chất bẩn từ bên trong tử cung ra ngoài, đồng thời giúp cho cơ quan sinh dục mau chóng hồi phục và trở lại hoạt động bình thường.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN
Trên cơ sở các nội dung được nghiên cứu trong phần kết quả và thảo luận, chúng tôi có những kết luận sau:
- Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái tại trung tâm giống gia súc gia cầm tỉnh Nam Định theo quy mô đàn qua các năm (2013-2017) là ở mức cao: biến động từ 14,82% tới 35,59%.
- Có sự khác nhau về tỷ lệ viêm tử cung ở các lứa đẻ: lứa 1 có tỷ lệ mắc cao nhất (27,78%) sau đó giảm thấp ở lứa 2, 3, đến lứa đẻ thứ 4 giảm ở mức 6,17% và có xu hướng tăng mạnh ở lứa thứ 6 (31,15%).
- Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh VTC ở mùa hè chiếm tỷ lệ cao nhất (31,24%), sau đó đến mùa Xuân 28,74%; mùa Đông 22,63% và thấp nhất ở mùa Thu (chỉ chiếm 18,7%).
- Có sự khác biệt rố ràng về một số chỉ tiêu lâm sàng giữa lợn khỏe và lợn bị viêm tử cung. Lợn nái bị viêm tử cung nhiệt độ tăng lên l,98°C so với lợn nái bình thường, tần số hô hấp của lợn bị viêm tử cung tăng 28,52 lần so với lợn nái bình thường. Dựa vào sự khác biệt chỉ tiêu lâm sàng và màu sắc dịch viêm kết luận lợn nái ngoại viêm tử cung ở thể viêm nội mạc tử cung.
- Khi tử cung, âm đạo bị viêm, 100% các mẫu bệnh phẩm đều xuất hiện các vi khuẩn E.coli, Staphylococcus aureus, Streptococcus và Salmonella. Đặc biệt trong dịch viêm xuất hiện thêm loại vi khuẩn Pseudomonas với tỷ lệ 16,67%. - Các kháng sinh Gentamycin, Amoxycillin, Ceftiofur mẫn cảm cao với tập đoàn vi khuẩn phân lập được từ dịch viêm tử cung, số ca khỏi bệnh đạt tỷ lệ cao 100%. Ceftiofur là kháng sinh thế hệ mới hiệu quả điều trị cao nhất, số ngày điều trị ngắn nhất 3,46 ± 0,12 (ngày), thời gian động dục trở lại sau khi lành bệnh sớm nhất 5,38 ± 0,17 (ngày) và số có thai lần phối đầu cao nhất đạt tỷ lệ 86,67%.
5.2. KIẾN NGHỊ
1. Cần tiếp tục nghiên cứu và điều tra để có thêm kết quả chi tiết hơn về tình hình lợn nái sinh sản nuôi theo mô hình trang trại mắc bệnh viêm tử cung của các trại ở nhiều địa phương khác nhau mắc bệnh theo mùa và theo các lứa đẻ khác nhau.
2. Nghiên cứu sâu hơn nữa tập đoàn vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung ở lợn nái sinh sản, từ đó có cơ sở khoa học đầy đủ hơn để hoàn thiện quy trình phòng và trị bệnh do tập đoàn vi khuẩn gây ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt
1. Bùi Thị Tho (2003). Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn nuôi. Nhà xuất bản Hà Nội.
2. Cù Xuân Dần và Lê Khắc Thận (1985). Sinh lý sinh sản gia súc. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
3. Cù Xuân Dần, Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi và Lê Mộng Loan (1996). Sinh lý học gia súc. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 4. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ và Huỳnh Văn Kháng
(2000). Bệnh ở lợn nái và lợn con. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
5. Đặng Đình Tín (1985). Sản khoa và bệnh sản khoa thú y. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
6. Đinh Văn Liêu (2017). Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại tỉnh Ninh Bình và thử nghiệm biện pháp điều trị. Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp. Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
7. F.Madec and C.Neva (1995). Viêm tử cung và chức năng sinh sản của lợn nái. Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y. 2.
8. Khuất Văn Dũng (2005). Thực trạng khả năng sinh sản và hiện tượng rối loạn sinh sản, ứng dụng hormone và chế phẩm hormone điều trị một vài hiện tượng rối loạn sinh sản trên đàn bò cái Redsindhy nuôi tại nông trường Hữu Nghị Việt Nam - Mông cổ, Ba Vì Hà Tây. Luận Văn thạc sỹ Nông nghiệp. Hà Nội.
9. Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương (1997). Công nghệ sinh sản trong chăn nuôi bò. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Lê Văn Năm (1997). Kinh nghiệm phòng và trị bệnh lợn cao sản. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
11. Lê Xuân Cương (1986). Năng suất sinh sản của lợn nái. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
12. Ngô Thị Giang (2013). Thực trạng bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại khu vực Hà Nam và đề xuất biện pháp phòng trị. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
13. Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Văn Thanh (2016). Một số yếu tố liên quan tới viêm tử cung sau đẻ ở lơn nái. Tạp chí KH Nông nghiệp Việt Nam. 4 (5). tr. 720- 726.
14. Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong (2000). Bệnh sinh sản gia súc. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Dịu (2014). Đánh giá một số chỉ tiêu sinh sản và bệnh sản khoa ở đàn lợn nái ngoại tại một số địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng. Luận Văn Thạc sỹ. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Hồng Minh (2008). Nghiên cứu thực trạng và thử nghiệm biện pháp phòng, trị bệnh Viêm tử cung ở đàn lợn Nái ngoại nuôi theo mô hình trang trại thuộc huyện Tiên Du — Bắc Ninh. Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp. Hà Nội. 17. Nguyễn Thị Mỹ Dung (2011). Nghiên cứu xác định một số chỉ tiêu sinh sản,
bệnh ở cơ quan sinh dục và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại huyên Yên Khánh tỉnh Ninh Bình. Luận Văn Thạc sỹ. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
18. Nguyễn Văn Thanh (1999). Một số chỉ tiêu sinh sản và bệnh đường sinh dục cái thường gặp ở đàn trâu các tỉnh phía bắc Việt Nam. Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp. 19. Nguyễn Văn Thanh (2003). Khảo sát tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn
nái ngoại nuôi tại đồng bằng sông Hồng và thử nghiệm điều trị. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú Y. (10). tr. 11-17.
20. Nguyễn Văn Thanh (2007). Mối liên hệ giữa bệnh viêm tử cung của lợn nái ngoại với hội chứng tiêu chảy ở ỉợn con đang bú mẹ và thử nghiệm biện pháp phòng trị. Tạp chí khoa học kỹ thuật Nông nghiệp. 5.
21. Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi và Lê Mộng Loan (2002). Giáo trình sinh lý học gia súc.Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
22. Phạm Huy Hân (2014). Tình hình bệnh viêm tử cung và thử nghiệm một số phác đồ điều trị trên đàn heo nái ngoại nuôi tại huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Luận Văn Thạc sỹ. Trường Đại học Tây Nguyên.
23. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân và Trương Văn Dung (2005). Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị. Tập 2. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
24. Trần Thùy Anh (2014). Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản và bệnh sản khoa thường gặp trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại tỉnh Bình phước. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Tây Nguyên.
25. Trần Thị Dân (2004). Sinh sản heo nái và sinh lý heo con. Nhà xuất bản Nông Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
26. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long và Nguyễn Văn Thanh (2002). Giáo trình sinh sản gia súc. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
27. Trần Tiến Dũng (2004). Kết quả ứng dụng Hormone, so sánh điều trị hiện tượng chậm động dục lại sau đẻ ở lợn nái. Tạp chí KHKT Nông nghiệp. 2 (l).
28. Trần Tiến Dũng (2007). Môn học Bệnh sinh sản gia súc. Tài liệu dùng cho Cao học chuyên ngành Thú y - Trường Đại Học Nông nghiệp Hà Nội.
29. Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh (2010). Tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại và các biện pháp phòng trị. Khoa học Kỹ thuật Thú Y. số 17. tr. 72-76.
30. Trương Lăng (2000). Hướng dẫn điều trị các bệnh lợn. Nhà xuất bản Đà Nẵng.
II. Tiếng Anh:
31. A.Ban (1986). Control and Prevention of infherited disorder causing infertility. Technical Managemen A.I Programmes Swisdish University of Agricultural sciences. Uppsala Sweden.
32. Arthur G.H (1964). Wrights Veterinary obsterics. The Williams and Wilkins Company.
33. Anberth Youssef (1997). Reproductive diseases in livestocks. Egyptian International Center for Agriculture. Course on Animal Production and Healthy 34. Black W.G (1983). Inflammatory response of the bovine endometrium. Am.
Jour. Vet. Res. 14; 179.
35. Biksi I., Takacs N., Vetesi F., Fodor L., Szenci O and Fenyo E. (2002). Association between endometritis and urocystitis in culled sows. Acta Vet Hung. (50).pp. 413-423.
36. Boma M. H. and Bilkei G. (2006). Gross pathological findings in sows of different parity, culled due to recurring swine urogenital disease (SUGD) in Kenya. Onderstepoort J Vet Res. (73). pp. 139-142.
37. Debois.C.H.W. (1989). Endometritis and fertility in the cow. Thesis, Utrecht. 38. Dee S.A. (1992). Porcine urogenital disease. In: Veterinary Clinics of North
America. Food Animal Practice, Swine Reproduction. Vol (8). pp. 641–660. 39. Dial G.D. and MacLachion N.J. (1988). Urogenital Infections of Swine Part I:
Clinical Manifestations and Pathogenesis. Compendium of Continuing Education for the Practicing Veterinarian. Vol. 10 (No.1). pp. 63-70.
40. Glock X. T. P. and Bilkei G. (2005). The effect of postparturient urogenital diseases on the lifetime reproductive performance of sows. The Canadian Veterinary Journal. (46). pp. 1103-1107.
41. Kirwood R. N. (1999). Influence of cloprostenol postpartum injection on sow and litter performance. Swine Health Prod. pp. 121-122.
42. Ivashkevich O. P., Lilenko A. V. Botyanovskij A. G., Lemeshevskij P. V.. and Kurochkin D. V. (2011). Treatment and prevention of postpartum endometritis of sows. Epizootiology, Immunobiology, Pharmacology, Sanitary Science: international scientific and practical. Vol 1. pp. 48-53.
43. Mekay.W.M.(1975). The use of antibiotics in animal feeds in the United Kingdom, The impact and importande of legislative controls. Worlds pautry.Sciences jounal 31. 116 - 28. (A rejoinder to the oreview of Smith. Sebelow, Arguing Strongly that there is no Cause for concern).
44. Urban VP, V. Schnus, Grechukin, D. G. and Maes (1983). The Metritis Mastitis agalactia sydome of sow as seen on a larghe pig farm. Vetnik sel skhozyaitvenoinauki. Vol 6. pp. 69-75.
45. Yao-Ac (1989). Changes in reproductive organs that lead to infertility and the relative effectiveness. lavMagyar allatorvosok Lapja.