Những năm gần đây, ngành chăn nuôi lợn ở nước ta phát triển mạnh mẽ, số lượng đầu lợn tăng lên không ngừng, song song với nó tình hình dịch bệnh cũng tăng, đặc biệt là bệnh sinh sản.Trong khi đó người chăn nuôi chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết nên năng suất chăn nuôi chưa cao. Mặt khác, các công trình nghiên cứu về bệnh sinh sản, đặc biệt là bệnh viêm tử cung còn rất ít, do đó tỷ lệ lợn nái mắc bệnh đang ngày càng gia tăng.
Theo Lê Xuân Cương (1986), lợn nái chậm sinh sản do nhiều nguyên nhân, trong đó tổn thương bệnh lí sinh dục chiếm tỷ lệ đáng kể. Đặc biệt các lợn nái đẻ khó cần áp dụng các thủ thuật ngoại khoa thì niêm mạc đường sinh dục rất dễ bị tổn thương và dẫn tới viêm tử cung.
Theo Nguyễn Văn Thanh (2003), tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung là tương đối cao, bệnh thường tập trung ở đàn lợn nái đẻ lứa đầu hoặc đã đẻ nhiều lứa, khi thử nghiệm điều trị tác giả nhận thấy dùng PGF2α liều 25mg tiêm dưới da kết hợp với dung dịch Lugol 0,1% thụt cho kết quả điều trị cao.
Theo Trần Tiến Dũng (2004) bệnh viêm đường sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30 - 50%, trong đó viêm cơ quan ngoài ít chiếm khoảng 20%, còn lại 80% là viêm tử cung. Viêm tử cung là một trong nhiều tổn thương đường sinh dục ở lợn nái sau khi sinh. Khi có dịch tiết và dịch lẫn mủ mùi tanh thối, con vật có biểu hiện sốt, bỏ ăn hay ăn ít, có phản xạ đau chính là biểu hiện của bệnh viêm tử cung. Có nhiều nguyên nhân gây viêm tử cung như: Dinh dưỡng, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, chăm sóc, quản lý, vệ sinh thú y, tiểu khí hậu chuồng nuôi... Nhưng nguyên nhân chính luôn hiện diện trong tất cả các trường hợp là do vi sinh vật, các nguyên nhân khác sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể hoặc tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển gây bệnh.
Theo Nguyễn Văn Thanh (2007), Phạm Sỹ Lăng và cs. (2005), tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung là tương đối cao, bệnh thường tập trung ở đàn lợn nái
đẻ lứa đầu hoặc đã đẻ nhiều lứa, khi thử nghiệm điều trị tác giả nhận thấy dùng PGF2a liều 25mg tiêm dưới da kết hợp với dung dịch Lugol 0,1% thụt cho kết quả điều trị cao.
Tác giả Nguyễn Văn Thanh và cs. (2007) cho biết lợn nái sau khi sinh bị viêm tử cung chiếm tỷ lệ 42,40%. Viêm tử cung trên nhóm lợn nái thuần chiếm 25,48%, trên nhóm lợn lai chiếm tỷ lệ 50,84%. Viêm tử cung xảy ra cao nhất ở lứa đẻ 1 và lứa đẻ thứ 2. Tỷ lệ chậm động dục ở lợn bị viêm tử cung cao hơn so với lợn không bị mắc bệnh viêm tử cung.
Theo tác giả Trần Tiến Dũng (2007), những gia súc bị viêm tử cung có thể dùng Prostaglandin F2a để điều trị cho hiệu quả cao. Nhờ tác động của Prostaglandin F2a, tử cung nhu động, co bóp, tống chất bẩn trong tử cung ra ngoài, đồng thời giúp cho sự hoạt động của bộ máy sinh dục trở lại bình thường. Tỷ lệ khỏi viêm đạt 70 - 90%.
Nguyễn Thị Hồng Minh (2008), khi nghiên cứu thực trạng và thử nghiệm biện pháp phòng, trị bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi theo mô hình trang trại thuộc huyện Tiên Du - Bắc Ninh. Kết quả thu được: Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái chiếm 39,54% và tỷ lệ viêm tử cung ở giai đoạn sau đẻ cao, chiếm tỷ lệ 57,14%.
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đàn lợn nái ngoại đang trong giai đoạn sinh sản nuôi tại trung tâm giống gia súc, gia cầm tỉnh Nam Định. Gồm các giống Landrace, Yorkshire và Duroc tuổi từ 8 - 36 tháng, được chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh theo quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt của trung tâm.
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu
- Tại trung tâm giống gia súc gia cầm tỉnh Nam Định. Địa chỉ: 78, Trần Thái Tông, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
- Bộ môn Nội- Chẩn- Dược- Độc chất, khoa Thú y, học Viện Nông nghiệp Việt Nam.
3.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 8 năm 2017.
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Xác định tỷ lệ viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi tại trung tâm giống gia súc gia cầm tỉnh Nam Định qua các năm (2013-2017).
- Tình hình lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở các lứa đẻ khác nhau. - Xác định tỷ lệ viêm tử cung ở đàn lợn nái theo mùa vụ trong năm.
- Xác định sự thay đổi một số chỉ tiêu lâm sàng của lợn nái bình thường và lợn nái mắc bệnh viêm tử cung (nhiệt độ, hô hấp, màu sắc dịch viêm..).
- Xác định thành phần các loại vi khuẩn có trong dịch tiết tử cung lợn bình thường và dịch tiết tử cung lợn bị viêm tử cung.
- Xác định số lượng vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung ở lợn nái ngoại nuôi tại Trung tâm.
- Xác định tính mẫn cảm của các loại vi khuẩn phân lập được từ dịch viêm tử cung của lợn nái với một số thuốc kháng sinh.
- Xác định mức độ mẫn cảm với kháng sinh thông qua thử kháng sinh đồ và đo đường kính vô khuẩn có trong dịch viêm tử cung.
- Thử nghiệm điều trị bệnh viêm nội mạc tử cung bằng các phác đồ khác nhau từ kết quả kháng sinh đồ.
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Xác định tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại
- Xác định tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung bằng phương pháp điều tra thông qua sổ theo dõi của các cán bộ kỹ thuật qua các năm 2013-2017, kết hợp vớp phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý, công nhân làm tại trại, kết hợp với theo dõi trực tiếp trong quá trình thực hiện đề tài.
3.3.2. Phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu lâm sàng của lợn nái khỏe và bị viêm tử cung viêm tử cung
Để xác định một số chỉ tiêu lâm sàng chính như: thân nhiệt, tần số hô hấp, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp quan sát, đo, đếm nhiều lần vào một thời điểm quy định và lấy số bình quân.
- Chỉ tiêu thân nhiệt (°C): dùng nhiệt kế đo ở trực tràng của lợn nái. Đo trong 3 phút. Thời gian tiến hành ngày 2 lần vào lúc 7 - 9 giờ sáng và 16 -18 giờ chiều trước khi cho gia súc ăn.
- Tần số hô hấp (lần/phút): Dùng mắt để quan sát sự lên xuống của lồng ngực hoặc sự phập phồng của cánh mũi, đếm thời gian là một phút. Kiểm tra 3 lần rồi tính trung bình. Thời gian tiến hành ngày 2 lần vào lúc 7 - 9 giờ sáng và 16 -18 giờ chiều trước khi cho gia súc ăn.
3.3.3. Xác định thành phần vi khuẩn trong dịch tử cung, âm đạo
Việc phân lập xác định vi khuẩn hiếu khí được thực hiện theo tiêu chuẩn phòng thí nghiệm ISO - 17025 (Phòng thí nghiệm chỉ định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).
3.3.4. Phương pháp thử kháng sinh đồ
Việc thử tính mẫn cảm của vi khuẩn với một số loại kháng sinh được đánh giá theo “Các tiêu chuẩn lâm sàng trong phòng thí nghiệm của Hội đồng Quốc gia Mỹ” (The United State National Committee for Clinical Laboratory Standards guidelines - NCCLS, 1997).
3.3.5. Phương pháp thử nghiệm phác đồ điều trị
năng sinh sản của lợn nái sau khi được điều trị lành bệnh khi sử dụng 3 phác đồ điều trị để tìm ra phác đồ điều trị hữu hiệu nhất.
*Phác đồ I:
+ Dùng Lutalyze một dẫn xuất của PGF2α tiêm dưới da 2ml (25mg), tiêm 1 lần.
+ Gentamycil 1ml/7-8kg thể trọng/ngày. Kết hợp thụt rửa 2000ml dung dịch Rivanol 0,1% vào tử cung/ngày/1 lần. Liệu trình 3-5 ngày.
+ B.complex tiêm bắp : lml/10kg P ngày 1 lần trong 3- 5 ngày. *Phác đồ II:
+ Dùng Lutalyze một dẫn xuất của PGF2α tiêm dưới da 2ml (25mg), tiêm 1 lần.
+ Amoxycillin:1ml/5kg thể trọng, tiêm bắp, liệu trình 3-5 ngày. Kết hợp thụt rửa 2000ml dung dịch Rivanol 0,1% vào tử cung/ngày/1 lần. Liệu trình 3-5 ngày
+ B.complex tiêm bắp : lml/10kg P ngày 1 lần trong 3- 5 ngày Phác đồ III:
+ Dùng Lutalyze một dẫn xuất của PGF2α tiêm dưới da 2ml (25mg), tiêm 1 lần.
+Ceftiofur:1ml/10kg thể trọng, tiêm bắp, liệu trình 3-5 ngày + Rivanol thụt rửa với liều 2000ml/con/ngày. Liệu trình 3-5 ngày + B.complex tiêm bắp : lml/10kg P ngày 1 lần trong 3- 5 ngày.
3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Tất cả các số liệu đều được theo dõi, ghi chép và xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học, thông qua phần mềm Excel trên máy vi tính.
Tổng số vi khuẩn hiếu khí trong các loại dịch tử cung được lấy logarite tự nhiên để đưa số liệu về phân bố chuẩn. Sau đó việc so sánh tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong hai loại dịch đượcthực hiện bằng phép so sánh t-test với mức ý nghĩa α= 0,5. Phương pháp t-test được thực hiện trên phần mềm SPSS 22.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. TỶ LỆ MẮC BỆNH VIÊM TỬ CUNG Ở ĐÀN LỢN NÁI NGOẠI NUÔI TẠI TRUNG TÂM GIỐNG GIA SÚC GIA CẦM TỈNH NAM ĐỊNH
4.1.1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại trung tâm giống gia súc gia cầm qua các năm 2013-2017 giống gia súc gia cầm qua các năm 2013-2017
Chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái ngoại tại Trung tâm giống gia súc gia cầm thông qua sổ sách theo dõi của cán bộ kỹ thuật, số liệu tổng hợp kết quả sản xuất của trại lưu trong máy vi tính qua các năm theo phương pháp hồi truy, phỏng vấn cán bộ công nhân viên làm tại trại và kết hợp với theo dõi trực tiếp. Kết quả trình bày tại bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại từ năm 2013-2017 Năm Tổng đàn Số con mắc bệnh Tỷ lệ mắc VTC (%) 2013 336 91 27,08b 2014 413 147 35,59a 2015 466 73 15,66c 2016 445 153 34,38a 2017 452 67 14,82c
Nguồn: Phòng kỹ thuật của Trung tâm
Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi tại Trung tâm qua các năm biến động từ 14,82% đến 35,59 %, năm có tỷ lệ mắc viêm tử cung ở đàn lợn nái cao nhất là năm 2014 tới 35,59 %, năm có tỷ lệ mắc thấp nhất là năm 2017 tỷ lệ mắc 14,82%.
Sở dĩ có kết quả như vậy là do đàn lợn nái sinh sản nuôi theo hình thức trang trại mật độ nuôi cao, chuồng trại ẩm thấp, công tác vệ sinh thú y được quan tâm nhưng chưa triệt để, đa số công nhân không qua đào tạo cơ bản, quy trình đỡ đẻ không đúng kỹ thuật, không đảm bảo vệ sinh, nhiều vi khuẩn có điều kiện phát triển và xâm nhập gây bệnh dẫn đến tỷ lệ mắc cao và đây là một trong những nguyên nhân chính gây ảnh hưởng tới năng suất sinh sản của đàn lợn nái ngoại.
Kết quả khảo sát đàn lợn nái ngoại thuộc một số địa phương vùng đồng bằng Sông Hồng của tác giả Nguyễn Văn Thanh (2003) cho biết: Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung là 23,65%, Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh (2010) công bố tại Tiên Du, Bắc Ninh tỉ lệ viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái lên tới 39,54%, cao hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Đinh Văn Liêu (2017) cho biết tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại tỉnh Ninh bình trung bình 26,27%, dao động từ 17,05đến 33,00%. Một số công trình nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài như Kirwood R. N. (1999) đã công bố tỉ lệ viêm tử cung của lợn nái tại Anh được cho là biến động từ 11 - 37,2%. Theo Ivashkevich O. P.
et al. (2011), tỉ lệ viêm tử cung ở lợn nái ở Belarus vào khoảng 33,6 - 55,0%.
Như vậy, kết quả nghiên cứu này nằm trog phạm vi kết quả nghiên cứu của các tác giả nêu trên.
4.1.2. Tình hình lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở các lứa đẻ khác nhau
Để khảo sát tỷ lệ mắc viêm tử cung qua các lứa đẻ chúng tôi đã tiến hành theo dõi 452 lợn nái ngoại nuôi tại trung tâm giống gia súc, gia cầm tỉnh Nam Định. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái ngoại theo từng lứa đẻ
Lứa đẻ Số nái theo dõi
Số nái mắc bệnh VTC Số con Tỷ lệ (%) 1 54 15 27,78a 2 92 13 14,13b 3 77 6 7,79c 4 81 5 6,17c 5 87 9 10,34b 6 61 19 31,15a Tổng hợp 452 67 14,82
Nguồn: Phòng Kỹ thuật của Trung tâm
Qua kết quả bảng 4.2 và hình 4.2, chúng tôi có nhận xét: Có sự khác nhau về tỷ lệ viêm tử cung ở các lứa đẻ, cụ thể lứa 1 là 27,78% sau đó giảm thấp ở lứa 2, 3, đến lứa đẻ thứ 4 giảm ở mức 6,17% và có xu hướng tăng mạnh ở lứa thứ 6. Tỷ lệ mắc viêm tử cung ở lứa đẻ thứ 6 cao nhất, chiếm tỷ lệ 31,15%.
Tỷ lệ mắc bệnh VTC ở đàn lợn nái ngoại giữa các lứa đẻ trong cùng 1 nhóm (lứa đẻ 1 và 6; lứa đẻ 2 và 5; lứa đẻ 3 và 4) là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Tuy nhiên, tỷ lệ này giữa các nhóm khác nhau đều khác nhau có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Theo chúng tôi có kết quả như vậy là do ở những đàn nái đẻ lứa đầu có sự thay đổi lớn về sinh lý nhất là cơ quan sinh dục, sức đề kháng kém, hoạt động sinh lý sinh chưa ổn định, khớp bán động háng mới mở lần đầu, lợn thường khó đẻ, trong quá trình đỡ đẻ phải can thiệp bằng dụng cụ và tay dẫn đến xây sát niêm mạc, quá trình thao tác vệ sinh kém từ đó vi khuẩn xâm nhập gây viêm. Mặt khác khả năng thích nghi của lợn nái ngoại ở những lứa đẻ đầu với điều kiện khí hậu, nuôi dưỡng và quản lý khi nhập nội chưa tốt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tỷ lệ mắc viêm tử cung cao. Tỷ lệ viêm tử cung có xu hưởng giảm ở các lứa đẻ thứ 2, 3, 4 do giai đoạn này gia súc cái đã có hoạt động sinh lý sinh sản ổn đinh, lợn nái có thể ra thai bình thường ít phải can thiệp bằng tay nên hạn chế được sự tiếp xúc, xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Đối với đàn nái đẻ nhiều lứa do trương lực cơ tử cung giảm, dẫn tới co bóp yếu, không đủ cường độ để đẩy các sản phẩm trung gian sau đẻ ra ngoài, do sự hồi phục của tử cung chậm, cổ tử cung đóng muộn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm.
Bệnh có thể xảy ra trong giai đoạn phối giống nhân tạo nếu các công đoạn của phối giống nhân tạo thực hiện không tốt, dụng cụ sử dụng sát trùng không đảm bảo vệ sinh hoặc kỹ thuật dẫn tinh kém làm xây sát niêm mạc đường sinh dục, tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm vi khuẩn gầy mủ xâm nhập gây viêm đường sinh dục. Đặc biệt khi đỡ đẻ cho lợn nái can thiệp bằng tay do nhiều nguyên nhân như kiểm tra thai hết hay chưa, do đẻ khó hoặc muốn rút ngắn thời gian sổ thai, nhưng khi can thiệp không đảm bảo vệ sinh, không đúng kỹ thuật làm tổnthương niêm mạc đường sinh dục là một trong những nguyên nhân chính gây lên bệnh Viêm tử cung.
Nhận xét của chúng tôi phù hợp với thông báo của tác giả Nguyễn Văn