Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.1. Ty lê măc bênh viêm tư cung ơ đan lơn nai ngoai nuôi tai trung tâm giông
4.1.2. Tình hình lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở các lứa đẻ khác nhau
Để khảo sát tỷ lệ mắc viêm tử cung qua các lứa đẻ chúng tôi đã tiến hành theo dõi 452 lợn nái ngoại nuôi tại trung tâm giống gia súc, gia cầm tỉnh Nam Định. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái ngoại theo từng lứa đẻ
Lứa đẻ Số nái theo dõi
Số nái mắc bệnh VTC Số con Tỷ lệ (%) 1 54 15 27,78a 2 92 13 14,13b 3 77 6 7,79c 4 81 5 6,17c 5 87 9 10,34b 6 61 19 31,15a Tổng hợp 452 67 14,82
Nguồn: Phòng Kỹ thuật của Trung tâm
Qua kết quả bảng 4.2 và hình 4.2, chúng tơi có nhận xét: Có sự khác nhau về tỷ lệ viêm tử cung ở các lứa đẻ, cụ thể lứa 1 là 27,78% sau đó giảm thấp ở lứa 2, 3, đến lứa đẻ thứ 4 giảm ở mức 6,17% và có xu hướng tăng mạnh ở lứa thứ 6. Tỷ lệ mắc viêm tử cung ở lứa đẻ thứ 6 cao nhất, chiếm tỷ lệ 31,15%.
Tỷ lệ mắc bệnh VTC ở đàn lợn nái ngoại giữa các lứa đẻ trong cùng 1 nhóm (lứa đẻ 1 và 6; lứa đẻ 2 và 5; lứa đẻ 3 và 4) là khơng có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Tuy nhiên, tỷ lệ này giữa các nhóm khác nhau đều khác nhau có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Theo chúng tơi có kết quả như vậy là do ở những đàn nái đẻ lứa đầu có sự thay đổi lớn về sinh lý nhất là cơ quan sinh dục, sức đề kháng kém, hoạt động sinh lý sinh chưa ổn định, khớp bán động háng mới mở lần đầu, lợn thường khó đẻ, trong q trình đỡ đẻ phải can thiệp bằng dụng cụ và tay dẫn đến xây sát niêm mạc, quá trình thao tác vệ sinh kém từ đó vi khuẩn xâm nhập gây viêm. Mặt khác khả năng thích nghi của lợn nái ngoại ở những lứa đẻ đầu với điều kiện khí hậu, nuôi dưỡng và quản lý khi nhập nội chưa tốt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tỷ lệ mắc viêm tử cung cao. Tỷ lệ viêm tử cung có xu hưởng giảm ở các lứa đẻ thứ 2, 3, 4 do giai đoạn này gia súc cái đã có hoạt động sinh lý sinh sản ổn đinh, lợn nái có thể ra thai bình thường ít phải can thiệp bằng tay nên hạn chế được sự tiếp xúc, xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Đối với đàn nái đẻ nhiều lứa do trương lực cơ tử cung giảm, dẫn tới co bóp yếu, không đủ cường độ để đẩy các sản phẩm trung gian sau đẻ ra ngoài, do sự hồi phục của tử cung chậm, cổ tử cung đóng muộn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm.
Bệnh có thể xảy ra trong giai đoạn phối giống nhân tạo nếu các công đoạn của phối giống nhân tạo thực hiện không tốt, dụng cụ sử dụng sát trùng không đảm bảo vệ sinh hoặc kỹ thuật dẫn tinh kém làm xây sát niêm mạc đường sinh dục, tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm vi khuẩn gầy mủ xâm nhập gây viêm đường sinh dục. Đặc biệt khi đỡ đẻ cho lợn nái can thiệp bằng tay do nhiều nguyên nhân như kiểm tra thai hết hay chưa, do đẻ khó hoặc muốn rút ngắn thời gian sổ thai, nhưng khi can thiệp không đảm bảo vệ sinh, không đúng kỹ thuật làm tổnthương niêm mạc đường sinh dục là một trong những nguyên nhân chính gây lên bệnh Viêm tử cung.
Nhận xét của chúng tôi phù hợp với thông báo của tác giả Nguyễn Văn Thanh (2007); Ngô Thị Giang (2013); Phạm Huy Hân (2014). Theo các tác giả này lợn nái ở lứa đầu ở lợn nái đã đẻ nhiều lứa có tỉ lệ mắc viêm tử cung sau đẻ cao hơn ở các lứa khác. Tác giả cho rằng, ở lứa 1 do xoang chậu cịn nhỏ nên lợn thường đẻ khó dẫn đến phải can thiệp và xây sát. Khi lợn nái đã đẻ nhiều lứa do trương lực của cơ tử cung đã giảm nên lợn gặp khó khăn trong việc đẩy thai và các sản dịch ra khỏi tử cung sau khi đẻ. Các nguyên nhân trên làm cho tỉ lệ viêm tử cung sau đẻ ở các lứa đầu và nhiều lứa cao hơn ở các lứa khác. Biksi I. et al. (2002) thấy rằng, lứa đẻ không làm ảnh hưởng tới tình trạng viêm tử cung ở lợn, trong khi tình trạng sỏi niệu mới có liên quan chặt chẽ tới bệnh viêm tử cung ở lợn nái. Boma M. H. and Bilkei G. (2006) cho biết, lợn ở các lứa đẻ 5 và > 5 thì sự biến đổi bệnh lí ở hệ sinh dục tiết niệu nói chung và ở tử cung nói riêng lần lượt tăng dần lên. Glock X. T. P. and Bilkei G. (2006) cũng cho rằng, lợn ở lứa đẻ càng cao thì càng có nhiều nguy cơ mắc các bệnh ở đường sinh dục tiết niệu điều đó làm cho tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung tăng lên. Trong một số nghiên cứu khác như Dial G.D. and MacLachion N.J. (1988); Dee S.A. (1992), lứa đẻ cao được cho là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm tử cung ở lợn nái.
4.1.3. Bệnh viêm tử cung ở lợn nái ngoại theo mùa vụ trong năm
Ở Miền Bắc nước ta có sự phân chia mùa rất rõ rệt (Xuân, Hè, Thu, Đơng), điều kiện khí hậu tại mỗi mùa có ảnh hưởng rất lớn đến bệnh dịch ở động vật.Mặc dù đàn lợn nái được nuôi trong mơi trường kín, điều kiện mơi trường chăn nuôi tương đối ổn định. Tuy nhiên sự biến động thời tiết theo mùa, sự thay đổi các yếu tố nhiệt độ, ẩm độ, áng sáng mặt trời, điều kiện điện, nước,.. tác động tới hệ thống trang, thiết bị tạo mơi trường kín trong chăn ni từ đó sẽ gây ra các tác động cho cơ thể động vật như làm giảm sức đề kháng của cơ thể dẫn đến khả năng mẫn cảm với mầm bệnh tăng cao, trong đó có các bệnh về sinh sản đặc biệt là bệnh Viêm tử cung.
Tiến hành điều tra tình hình lợn nái mắc bệnh Viêm tử cung theo mùa, kết quả thu được trình bày ở bảng 4.3 và hình 4.3.
Bảng 4.3. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo mùa qua các năm
Xuân Hạ Thu Đông
Số lợn đẻ theo dõi (con) Số lợn đẻ mắc bệnh (con) Tỷ lệ % Số lợn đẻ theo dõi (con) Số lợn đẻ mắc bệnh (con) Tỷ lệ % Số lợn đẻ theo dõi (con) Số lợn đẻ mắc bệnh (con) Tỷ lệ % Số lợn đẻ theo dõi (con) Số lợn đẻ mắc bệnh (con) Tỷ lệ % 2013 95 30 31,58 56 25 44,64 90 16 17,78 95 20 21,05 2014 115 45 39,13 96 37 38,54 102 30 29,41 100 35 35,00 2015 130 27 20,77 91 20 21,98 125 11 8,80 120 15 12,50 2016 125 45 36,00 100 40 40,00 105 31 29,52 115 37 32,17 2017 123 22 17,89 102 17 16,67 118 13 11,02 109 15 13,76 Tổng hợp 588 169 28,74a 445 139 31,24a 540 101 18,70b 539 122 22,63b
Hình 4.3. Tỷ lệ mắc viêm tử cung theo mùa ở lợn nái ngoại
Từ bảng 4.3, các kết quả thu được cho thấy tỷ lệ lợn nái mắc bệnh VTC ở mùa hè chiếm tỷ lệ cao nhất (31,24%), sau đó đến mùa Xuân (28,74%); mùa Đông (22,63%) và thấp nhất ở mùa Thu (chỉ chiếm 18,7%). Tỷ lệ mắc bệnh VTC ở đàn nái ngoại giữa mùa Xuân và mùa Hè; giữa mùa Thu và màu Đơng là khơng có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Tuy nhiên, sự sai khác về tỷ lệ này giữa mùa Xuân, mùa Hè so với mùa Thu và mùa Đơng là có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Kết quả nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng và cs. (2005) cho biết: Bệnh xảy ra có tính chất mùa vụ, mùa vụ có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thì bệnh sẽ xảy ra nhiều. Do đó phải chú ý quan tâm chăm sóc đàn lợn nái, nhất là ở thời điểm thay đổi thời tiết khí hậu.
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Dung (2011) nghiên cứu bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại tại một số địa phương thuộc tỉnh Hà Nam, Nguyễn Thị Dịu (2014) nghiên cứu bệnh sản khoa ở đàn lợn nái ngoại tại một số địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, Trần Thùy Anh (2014) nghiên cứu về bệnh viêm tử cung trên đàn lợn ni tại tỉnh Bình Phước, Đinh Văn Liêu (2017) nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn nái ngoại tại một số trang trại thuộc tỉnh Ninh Bình cũng có kết quả đưa ra kết quả và nhận xét tương đồng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.
Theo chúng tôi sở dĩ mùa Xuân lợn nái mắc bệnh Viêm tử cung cao nhất do có sự biến đổi phức tạp của điều kiện ngoại cảnh, những đợt mưa xuân đầu mùa kèm theo nhiệt độ môi trường tăng cao, biên độ dao động nhiệt độ trong ngày lớn. Sự kết hợp của nhiệt độ mơi trường cùng ẩm độ khơng khí là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển cộng với việc quản lý, chăm sóc ni dưỡng
kém, khử trùng, tiêu độc dụng cụ, môi trường chăn nuôi không triệt để tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh, đặc biệt các bệnh sinh sản ở lợn nái. Mặt khác ở mùa Đông, nhiệt độ môi trường giảm thấp, đồng thời khơng có ánh nắng mặt trời, vệ sinh khử trùng chuồng trại môi trường chăn nuôi không triệt để nên mầm bệnh có thể tồn tại và phát triển tốt và có khả năng gây bệnh.
Từ những kết quả trên ta thấy khí hậu có ảnh hưởng đến tỷ lệ viêm tử cung của lợn. Bệnh xuất hiện với tỷ lệ cao vào các mùa Xuân và mùa Đông. Vì vậy cần phải có chế độ chăm sóc ni dưỡng hợp lý trong giai đoạn mùa vụ này. Đặc biệt phải chú ý tới khâu vệ sinh, khử trùng.