Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.7. Kết quả thử nghiệm điều trị bệnh viêm nội mạc tử cung ơ đàn lợn ná
CUNG Ở ĐÀN LỢN NÁI NGOẠI
Căn cứ vào kết quả thử kháng sinh đồ và kết quả đo đường kính đường trịn vơ khuẩn từ các vi khuẩn phân lập được từ dịch viêm tử cung. Chúng tôi lựa chọn một số kháng sinh Amoxycillin, Ceftiofur và Gentamycin tiến hành thử
nghiệm điều trị cho 45 lợn nái mắc bệnh viêm tử cung, chia thành 3 lô, mỗi lô 15 con, theo nguyên tắc ức chế, tiêu diệt vi khuẩn, hạ sốt, tăng cường bổ trợ nâng cao sức đề kháng của cơ thể, làm tốt cơng tác vệ sinh chăm sóc, ni dưỡng theo như 3 phác đồ điều trị đã nêu ở phần phương pháp nghiên cứu. Thời gian điều trị từ 3 - 5 ngày.
Điều kiện môi trường, chế độ chăm sóc, ni dưỡng lợn bệnh được điều trị theo 3 phác đồ trên là như nhau.
Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: Tỷ lệ khỏi bệnh, thời gian điều trị, tỷ lệ và thời gian động dục trở lại.
Bảng 4.9. Kết quả thử nghiệm điều trị bệnh viêm nội mạc tử cung và một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái ngoại khỏi bệnh Phác đồ điều trị Số điều trị (con) Số khỏi bệnh (con) Tỷ lệ (%) số ngày điều trị X±mx Số động dục trở lại (con) Tỷ lệ (%) Thời gian động dục lại X±mx Số có thai lần phối đầu (con) Tỷ lệ (%) I 15 15 100 4,69±0,52 12 80,00 8,3±0,39 10 66,67 II 15 15 100 4,27±0,23 13 86,67 6,22±0,15 10 76,92 III 15 15 100 3,16±0,12 15 100 5,38±0,17 13 86,67
Hình 4.5a. Kết quả thử nghiệm điều trị bệnh viêm nội mạc tử cung lợn nái ngoại
Hình 4.5b. Kết quả thử nghiệm điều trị bệnh viêm nội mạc tử cung ở lợn nái ngoại
Qua bảng 4.9 và hình 4.5a, 4.5b cho thấy:
Kết quả điều trị có khác biệt rõ rệt về thời gian điều trị, thời gian động dục trở lại và tỷ lệ động dục ở lần phối đầu sau khi điều trị. Cụ thể:
Phác đồ I có thời gian điều trị kéo dài 4,69 ± 0,52 (ngày), tỷ lệ động dục trở lại thấp nhất (80%), thời động dục trở lại muộn 8,3 ± 0,39 (ngày) và tỷ lệ đậu thai ở lần phối đầu chỉ đạt 66,67%.
Ở phác đồ II: thời gian điều trị là 4,27 ± 0,23 ngày và tỷ lệ đậu thai sau lần phối đầu thấp hơn (86,67%), thời gian độc dục trở lại là 6,22 ngày, tỷ lệ lợn có thai ở lần phối đầu chiếm 76,92%.
Phác đồ III là phác đồ điều trị có hiệu quả nhất, thời gian điều trị ngắn 3,16 ± 0,12 (ngày), tỷ lệ động dục trở lại đạt 100%, thời gian động dục trở lại ổn định, phù hợp với sinh lý động dục ở gia súc cái bình thường 5,38 ± 0,17 (ngày) và tỷ lệ có thai ở lần phối đầu đạt 86,67%. Theo chúng tơi sở dĩ có kết quả như vậy là do kháng sinh Ceftiofur là kháng sinh thế hệ mới có phổ tác dụng rộng và chưa được sử dụng điều trị bệnh cho lợn tại trại trước đó, các vi khuẩn mẫn cảm chưa có khả năng quen thuốc nên nhanh chóng bị tiêu diệt khi gặp Ceftiofur. Mặc dù Amoxycillin và Gentamycin là kháng phổ rộng.
Bên cạnh đó, ở các phác đồ điều trị chúng tôi sở dụng chế phẩm Lutalyze chứa hoạt chất PGF2α có tác dụng kích thích tử cung co bóp, tống hết dịch viêm ra ngồi, đồng thời có tác dụng phá vỡ thể vàng, kích thích nang trứng phát triển gây hiện tượng động dục, góp phần làm tăng hiệu quả điều trị bệnh. Nhận xét của chúng tôi phù hợp với báo cáo của tác giả Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương (1997); Nguyễn Văn Thanh (2007); Trần Thùy Anh (2014); Đinh Văn Liêu (2017) .Theo các tác giả này, dùng PGF2α điều trị viêm tử cung có tác dụng làm tử cung nhu động đẩy hết các chất bẩn từ bên trong tử cung ra ngoài, đồng thời giúp cho cơ quan sinh dục mau chóng hồi phục và trở lại hoạt động bình thường.