Quan điểm chỉ đạo

Một phần của tài liệu Đường lối xây dựng nền văn hóa của Đảng cộng sản Việt Nam trong thời kì đổi mới. (Trang 44 - 53)

* Một là, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là

động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội.

Theo ý kiến của nguyên Tổng giám đốc UNESCO: Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại; qua hàng bao thế kỉ nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống và lối sống mà trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình.

Nền tảng tinh thần của xã hội khơng chia cắt với q trình giao lưu và tiếp nhận có chọn lọc các giá trị văn hố nhân loại. Văn hóa Việt Nam hơm nay tiếp cận ngày một cởi mở những giá trị của thế giới hiện đại, không ngừng làm phong phú nền văn hóa của mình trên cơ sở truyền thống dân tộc và những giá trị cách mạng. Nền tảng tinh thần của xã hội Việt Nam hôm nay không ngừng được bồi đắp bởi sự phát triển văn hoá trong Đảng, sự khẳng định vai trò dẫn dắt văn hố của chính Đảng giai cấp cơng nhân. Nhiệm vụ xây dựng chỉnh đốn Đảng nâng cao phẩm chất tốt đẹp và tính gương mẫu của cán bộ đảng viên có ý nghĩa ngày càng to lớn đối với sự phát triển văn hoá dân tộc.

Các giá trị văn hóa nói trên tạo thành nền tảng tinh thần của xã hội, vì nó được thấm nhuần trong cả con người và cộng đồng, được truyền lại, tiếp nối và phát huy qua các thế hệ, được vật chất hóa và khẳng định vững chắc trong cấu trúc xã hội của từng dân tộc đồng thời nó tác động hàng ngày đến cuộc sống, tư tưởng, tình cảm của mọi thành viên xã hội bằng mơi trường xã hội - văn hóa. Văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tồn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng Việt Nam vượt qua biết bao khó khăn để tồn tại và khơng ngừng phát triển.

Vì vậy, chúng ta chủ trương làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội để các giá trị văn hóa trở thành nền tảng tinh thần bền vững của xã hội, trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, có những truyền thống ăn sâu vào máu mỗi con người Việt Nam như truyền thống “tôn sư trọng

đạo”, “uống nước nhớ nguồn”… các truyền thống ấy có những giá trị rất điển hình cho văn hóa của dân tộc Việt Nam mà thế hệ chúng ta cần gìn giữ và phát triển.

Văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển.

Nguồn lực nội sinh của sự phát triển của mỗi dân tộc thấm sâu trong văn hóa. Sự phát triển của một dân tộc phải vươn tới cái mới, tiếp nhận cái mới, tạo ra cái mới nhưng lại không được phép tách khỏi cội nguồn. Phát triển phải dựa trên cội nguồn, bằng cách phát huy cội nguồn. Cội nguồn đó của mỗi quốc gia dân tộc là văn hóa.

Trong quá trình đổi mới, tiềm năng sáng tạo để đưa đất nước phát triển chính là yếu tố cấu thành văn hóa, nghĩa là trong tri thức và khả năng sáng tạo trong bản lĩnh tự đổi mới của cả cá nhân và của cả cộng đồng.

Trong nền kinh tế thị trường, một mặt văn hóa dựa vào tiêu chuẩn của cái đúng, cái tốt, cái đẹp để hướng dẫn và thúc đẩy người lao động không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, nâng cao tay nghề, sản xuất ra hàng hóa với số lượng và chất lượng ngày càng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội. Mặt khác, văn hóa sử dụng sức mạnh của các giá trị truyền thống của đạo lí dân tộc để hạn chế xu hướng sùng bái lợi ích vật chất dẫn tới suy thối xã hội.

Nền văn hóa Việt Nam đương đại với những giá trị mới sẽ là một tiền đề quan trọng đưa nước ta hội nhập ngày càng sâu hơn và toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới.

Trong vấn đề bảo vệ mơi trường vì sự phát triển bền vững, văn hóa giúp hạn chế việc chạy theo lối sống ham muốn quá mức của xã hội tiêu thụ, dẫn đến chỗ làm cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường sinh thái. Điều này đã được các doanh nghiệp kinh tế áp dụng một cách triệt để, bằng cách là thường xuyên tham gia hay tổ chức các vấn đề văn hóa, đưa văn hóa vào trong doanh nghiệp, doanh nghiệp này có đạo đức về văn hóa. Văn hóa nhất là văn hóa phương Đơng đã cổ vũ, hướng dẫn cho chúng ta một lối sống hài hòa, chừng mực, phù hợp với chúng ta. Nó đưa ra mơ hình ứng xử thân thiện giữa con người với thiên nhiên, vì sự phát triển bền vững của xã hội cho thế hệ hiện nay và mai sau.

Văn hóa là một mục tiêu phát triển.

Mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, cơng bằng văn minh” chính là mục tiêu của văn hóa.

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 1991 – 2000 xác định “Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người”, đồng thời nêu rõ yêu cầu “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và cơng bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ mơi trường”. Phát triển hướng tới mục tiêu văn hóa – xã hội mới bảo đảm phát triển bền vững, trường tồn.

Để làm cho văn hóa trở thành động lực và mục tiêu của sự phát triển chúng ta chủ trương phát triển văn hóa phải liên kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội.

Văn hóa có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người và xây dựng xã hội mới.

Việc phát triển kinh tế - xã hội cần đến nhiều nguồn lực khác nhau như: tài nguyên thiên nhiên, vốn,… Những nguồn lực này đều có hạn và có thể bị khai thác cạn kiệt. Chỉ có tri thức con người mới là nguồn lực vơ hạn, có khả năng tái sinh và tự sinh khơng bao giờ cạn kiệt. Các nguồn lực khác sẽ không được sử dụng có hiệu quả nếu khơng có những con người đủ trí tuệ và năng lực khai thác chúng. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội” Đảng ta đã chỉ rõ: phương hướng lớn của chính sách xã hội là phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo cơng bằng, bình đẳng vầ nghĩa vụ và quyền lợi cơng dân kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa đáp ứng nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội.

Việt Nam là một nước nơng nghiệp lạc hậu, đi vào cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa có lợi thế về chỉ số phát triển con người như mong muốn. Theo báo cáo quốc gia về phát triển con người năm 2011 của Chương trình phát triển Liên hợp quốc, chỉ số phát triển con người (HDI), thước đo tổng hợp về sức khỏe,

giáo dục và thu nhập của Việt Nam là 0,728 - tăng 11,8% so với năm 2001. Đây là bước tiến đầy ấn tượng, phản ánh những thành tựu to lớn của Việt Nam về tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống. Tuy nhiên, chỉ số thu nhập đóng góp tới 55,7% vào tăng trưởng HDI so với mức 31,8% về chỉ số tuổi thọ trung bình và chỉ số giáo dục là 12,6%. Điều đó có nghĩa bước tiến về giáo dục và y tế cịn chậm. Việc đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước địi hỏi chúng ta phải nhận thức một cách sâu sắc những giá trị lớn lao và có ý nghĩa quyết định chủ thể con người của mọi nguồn của cải vật chất và văn hóa tinh thần. Văn hóa đã tác động một cách sâu sắc, mạnh mẽ cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động của con người về việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người Việt Nam hiện đại như một cuộc cách mạng. Nền cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là vì mục tiêu phát triển con người tồn diện thì con người ở đây không chỉ hiểu với tư cách là người lao động sản xuất mà cịn với tư cách là cơng dân của xã hội, một cá nhân trong tập thể, một thành viên trong cộng đồng dân tộc, một con người trí tuệ trước vận mệnh quốc gia. Đó khơng chỉ là những người lao động có năng suất cao, những nhà khoa học giỏi, có chuyên gia kĩ thuật, các nhà doạnh nghiệp biết làm ăn, những quản lí, những lãnh đạo có tài mà đó cịn là hàng triệu những cơng dân yêu nước, ý thức được cuộc sống đói nghèo có nguy cơ tụt hậu và phấn đấu vì sự nghiệp chung.

Như vậy, để phát triển nhanh và mạnh hơn về sự phát triển đất nước, chúng ta cần phải đặc biệt chú trọng tới việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người trong quá trình xây dựng một xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa.

Hai là, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu tất cả vì con người. Tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cịn ở hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội dung.

Cũng như mọi lĩnh vực hoạt động khác, văn hóa có cấu trúc nội tại của mình và mối liên hệ giữa nó với kinh tế - xã hội, giữa nó với các nền văn hóa liên

bang, khu vực và thế giới. Nhu cầu học hỏi, trao đổi, hiểu biết lẫn nhau là một quy luật phát triển. Nhưng mỗi dân tộc cũng có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc của văn hóa của nước mình trên cơ sở tâm lí, thị hiếu, phong tục, trình độ của nước mình, dân mình.

Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của cộng đồng dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước - đó là lịng u nước, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết ý thức cộng đồng gắn kết các cá nhân gia đình - làng xã - Tổ Quốc; đó là lịng nhân ái khoan dung trọng đạo lí; là đức tính hịa hợp đề hịa đồng, cần cù, khiêm tốn, giản dị trong lối sống,… Tất cả tạo thành nhân cách của con người và được nhân dân làm thành nhân cách, cốt cách của dân tộc Việt Nam. Bản sắc của một dân tộc là tổng thể những phẩm chất, tính cách, khuynh hướng cơ bản thuộc về sức mạnh tiềm tàng và sức sáng tạo giúp cho dân tộc đó giữ vững được tính duy nhất, tính thống nhất, tính nhất qn so với bản thân mình trong q trình phát triển.

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam có ý nghĩa thiêng liêng cao quý, nó là tài sản vô giá, là linh hồn của núi sông, được hun đúc, tạo dựng qua bao biến thiên của lịch sử và thăng trầm của vận nước mà trong đó nhân dân ta đã phải trả bằng máu, mồ hơi và nước mắt. Bản sắc văn hóa Việt Nam là biểu hiện sự trường tồn của giống nòi, là dấu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của dân tộc.

Bản sắc dân tộc là sức sống bên trong của dân tộc, là quá trình dân tộc thường xuyên tự ý thức, tự khám phá, tự vượt qua chính bản thân mình, biết cạnh tranh và hợp tác để tồn tại và phát triển. Bản sắc dân tộc phát triển theo sự phát triển của thể chế kinh tế, thể chế xã hội và thể chế chính trị của các quốc gia. Nó cũng phát triển theo quá trình hội nhập kinh tế thế giới, quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia khác và sự tiếp nhận tích cực văn hóa, văn minh nhân loại. Văn hóa khắc họa bản sắc và phương thức tồn tại của một cộng đồng, khiến cộng đồng ấy có một đặc thù riêng. Như vậy, văn hóa mang bản sắc dân tộc. Và yếu tố dân tộc là yếu tố quyết định nhất của một nền văn hóa.

Bản sắc văn hóa dân tộc là cái "hồn", là sức sống nội sinh, là cái thẻ căn

cước của mỗi dân tộc, để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, từ đó nó có thể

biểu lộ một cách trọn vẹn nhất sự hiện diện của mình trong quá trình giao lưu và hội nhập. Bản sắc dân tộc phát triển theo thể chế kinh tế, thể chế xã hội và thể chế chính trị của các quốc gia. Nó cũng phát triển theo q trình hội nhập kinh tế thế giới, q trình giao lưu văn hóa với các quốc gia khác và sự tiếp nhận tích cực văn hóa, văn minh nhân loại. Hiện nay, xu thế tồn cầu hóa về kinh tế và q trình hội nhập kinh tế quốc tế thế giới đang diễn ra ở mọi quốc gia. Tình hình đó đặt cho nền văn hóa mỗi dân tộc đứng trước những biến động lớn. Mở cửa, giao lưu, hội nhập vừa là sự cởi mở, vừ là sự hứng chịu. Chúng ta cần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đương nhiên, nói giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc khơng có nghĩa là rơi vào chủ nghĩa dân tộc hẹp hịi, đóng cửa, khép kín, trái lại phải biết tiếp thu những yếu tố tiên tiến của thời đại, những tinh hoa văn hóa của thế giới. Ngay trong việc kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc cũng phải biết “gạn đục khơi

trong”, phê phán và loại bỏ những tập tục lạc hậu, cổ hủ, nâng cao trình độ văn

hóa của nhân dân, chống ảnh hưởng văn hóa nơ dịch của đế quốc và phong kiến. Trong việc học tập văn hóa tiên tiến cũng phải chọn lọc, có sáng tạo, khơng phải học vẹt, bắt chước, bê nguyên xi.

Bản sắc dân tộc và tính chất tiên tiến của nền văn hóa phải được thấm đượm trong mọi hoạt động xây dựng, sáng tạo vật chất, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo… sao cho mọi lĩnh vực mọi lĩnh vực hoạt động chúng ta có tư cách tư duy độc lập, có cách làm vừa hiện đại, vừa mang sắc thái Việt Nam, đi vào kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, song phải luôn tiếp thu những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc. Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống những cái lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán và lề thói cũ.

Ba là, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Nước ta có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những giá trị và bản sắc văn hóa riêng. Bản sắc văn hóa dân tộc là tồn bộ những hoạt động sáng tạo, giá trị của nhân dân một nước, một dân tộc về mặt sản xuất vật chất và tinh thần trong quá trình dựng nước và giữ nước từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại nhất đến những phong tục tập quán, lối sống và tín ngưỡng. Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của cộng đồng dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước - đó là lịng u nước, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết ý thức cộng đồng gắn kết các cá nhân gia đình - làng xã - Tổ quốc; đó là lịng nhân ái khoan dung

Một phần của tài liệu Đường lối xây dựng nền văn hóa của Đảng cộng sản Việt Nam trong thời kì đổi mới. (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)