Bối cảnh quốc tế và khu vực.

Một phần của tài liệu Đường lối xây dựng nền văn hóa của Đảng cộng sản Việt Nam trong thời kì đổi mới. (Trang 28 - 30)

Trong bối cảnh quốc tế ngày nay, tồn cầu hóa đã trở thành một xu thế khách quan. Xu thế này tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có văn hóa và đang trở thành cơn lốc cuốn hút hầu hết các khu vực và các nước, chi phối những biến đổi của tình hình thế giới. Bất kì mơt sự đóng cửa, khép kín nào cũng phải trả giá. Tồn cầu hóa đã mở ra các cơ hội cho quốc gia như thương mại, dịch vụ, đầu tư...ra phạm vi toàn cầu. Q trình tồn cầu hóa trong vịng hai thập kỉ qua cho thấy các nước phát triển đều ở thế chủ động, các nước đang phát triển ở vào thế bị động, đi sau, thậm chí bị gạt ra ngồi lề của tồn cầu hóa.

Tồn cầu hóa kinh tế đã và đang tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. Để phát triển đất nước và khẳng định vị thế xứng đáng của đất nước trên trường quốc tế,

nước ta cần phải chủ động tham gia vào q trình tồn cầu hóa, tùy theo khả năng, mục tiêu phát triển của đất nước mà có chính sách hội nhập phù hợp, muốn làm được điều đó, chúng ta phải đẩy mạnh phát triển đất nước toàn diện trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, con người.

Bước vào thế kỉ XXI, loài người cũng đạt được những thành tựu khoa học cơng nghệ ở trình độ cao chưa từng thấy như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ hàng không vũ trụ.... những thành tựu khoa học công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nó thúc đẩy các nước nhanh chóng mở cửa tiếp thu và hội nhập. Tuy nhiên để tiếp thu được những thành tựu phát triển khoa học – cơng nghệ ấy địi hỏi mỗi quốc gia phải đẩy mạnh vấn đề phát triển văn hóa, nước ta là nước đang phát triển, nếu không nắm bắt được cơ hội do khoa học kĩ thuật đem lại sẽ làm tăng nguy cơ tụt hậu xa về kinh tế… Bối cảnh đó đã và đang tạo ra những thời cơ, thách thức không nhỏ đối với tất cả các nước. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.

Sau chiến tranh lạnh, hịa bình ổn định để phát triển trở thành xu thế chung cho toàn thế giới, đặc biệt những năm đầu đầu thế kỉ XXI, tình hình thế giới đang diễn biến hết sức phức tạp, mâu thuẫn lớn của thời đại cũng hết sức gay gắt. Chạy đua vũ trang giữa các nước vẫn diễn ra mạnh mẽ, hoạt động khủng bố diễn ra phức tạp… Muốn tận dụng cơ hội, vượt qua những thách thức của thế giới địi hỏi Đảng phải có đường lối phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị - xã hội phù hợp. Trong đó việc đề ra đường lối xây dựng nền văn hóa là hồn tồn cần thiết.

Cùng với xu thế hội nhập và hợp tác trên thế giới, khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đơng Nam Á nói riêng xu thế hịa bình hợp tác, phát triển tiếp tục gia tăng. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực rộng lớn, bao gồm các nước nằm ven bờ đại dương với các nền kinh tế, văn hóa có trình độ và đặc điểm khác biệt, đa dạng về chính trị - xã hội. Trong mấy thập kỉ trở lại đây, châu Á - Thái Bình Dương nổi lên như một khu vực tăng trưởng nhanh và phát triển năng động nhất thế giới. Trong khu vực, các nền kinh tế phát triển

nhanh và mạnh mẽ, điều ấy đã tác động lớn đến các nước, trong đó có Việt Nam.

Bên cạnh xu thế hịa bình, hợp tác, phát triển, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói chung, Đơng Nam Á nói riêng cịn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, như tranh chấp về ảnh hưởng quyền lực, về biên giới, lãnh thổ…Một số nước có nguy cơ bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội. Tuy vậy, khu vực này vẫn sẽ tiếp tục phát triển thịnh vượng và thuộc khu vực kinh tế, văn hóa xã hội phát triển năng động nhất thế giới.

Xu thế trên của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Đơng Nam Á đã và đang tạo ra những tác động trực tiếp đến Việt Nam, vừa đem đến cho nước ta những thời cơ và không tránh khỏi những thách thức. Chúng ta có điều kiện thuận lợi để giao lưu, trao đổi về kinh tế, văn hóa với tất cả các nước trong khu vực, giúp ta khắc phục những khó khăn trong nước như nắm bắt được khoa học - cơng nghệ, kinh nghiệm quản lí, ngồi ra, giao lưu văn hóa giữa các nước giúp cho các nền văn hóa của các nước xích lại gần nhau…Bên cạnh đó, nước ta cũng chịu thách thức như trong quá trình giao lưu với các nước, văn hóa nước ta có thể bị đồng hóa, nền văn hóa nước ta bị lai căng, pha tạp, các lối sống và phong tục tập quán bị lãng quên… Vì vậy, khi nắm được tình hình chung của khu vực và thế giới, Việt Nam cần thiết phải tiến hành đổi mới nền văn hóa.

Như vậy, trong bối cảnh quốc tế và khu vực nói trên, nước ta có cơ hội học hỏi nhiều điều ở các nền văn hóa của thế giới và khu vực, đây là điều kiện để chúng ta thực hiện tốt sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa nước nhà.

Một phần của tài liệu Đường lối xây dựng nền văn hóa của Đảng cộng sản Việt Nam trong thời kì đổi mới. (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)