Tình hình trong nước.

Một phần của tài liệu Đường lối xây dựng nền văn hóa của Đảng cộng sản Việt Nam trong thời kì đổi mới. (Trang 30 - 33)

Đường lối xây dựng và phát triển văn hóa trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa được hình thành và bắt đầu từ Đại hội lần thứ III (1960) mà điểm cốt lõi là chủ trương tiến hành cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa đồng thời với cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất . Mà chủ trương cốt lõi là tiến hành cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa. Mục tiêu là làm cho nhân dân thoát nạn mù chữ và khắc phục thói hư tật xấu do xã hội cũ để lại, có trình độ văn hóa ngày càng

cao, có trình độ về khoa học kĩ thuật ngày càng tiên tiến để xây dựng chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống vật chất văn hóa và tinh thần cho nhân dân.

Đại hội IV và V tiếp tục đường lối phát triển văn hóa của Đại hội III, xác định nền văn hóa mới là nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và có tính chất dân tộc, có tính đảng và tính nhân dân. Nhiệm vụ văn hóa quan trọng của giai đoạn này là tiến hành cải cách giáo dục trong nước, phát triển khoa học,công nghệ, chống các tư tưởng tàn dư của chế độ phong kiến.

Trước năm 1976, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà…với cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, mà đỉnh cao là chiến dich Hồ Chí Minh lịch sử, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước toàn thắng. Đồng thời nhân dân cả nước tự hào về những thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc sau 20 năm thực hiện. Tuy nhiên, nước ta cũng gặp khơng ít khó khăn. Cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong một thời gian khá dài không đạt được hiệu quả. Sau năm 1975, Đảng đã mắc sai lầm trong việc đánh giá tình hình đất nước, khơng lường hết những khó khăn của một đất nước ở trình độ thấp lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Từ những sai lầm trong nhận thức, dẫn đến sai lầm trong thực tiễn đã làm cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nước ta không đạt được kết quả như mong đợi, đất nước vẫn trong tình trạng đói nghèo, trì trệ và chậm phát triển, kinh tế - xã hội lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Từ khủng hoảng về kinh tế dẫn đến những khó khăn, sai lầm, xuống cấp và hạn chế về văn hóa, giáo dục, đạo đức, lối sống trong xã hội. Một số hạn chế như: công tác tư tưởng và văn hóa thiếu sắc bén, thiếu tính chiến đấu; việc xây dựng thể chế văn hóa cịn chậm; sự suy thối về đạo đức, lối sống có chiều hướng gia tăng; đời sống văn học nghệ thuật cịn những mặt bất cập. Đứng trước tình hình ấy, đường lối đổi mới của Đảng nhằm đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Cơng cuộc đổi mới tồn diện đặt ra yêu cầu đổi mới văn hóa.

Như vậy, cùng với việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta cũng chú trọng phát triển đường lối văn hóa, nhằm tiến hành đổi mới văn hóa

sao cho phù hợp với xu thế phát triển chung của toàn thế giới, nhằm tiếp thu được trình độ khoa học kĩ thuật, bồi dưỡng nhân tài, nâng cao vị thế của đất nước ta.

Trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay, việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội phải ln đi kèm với việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Sở dĩ cần phải xây dựng một nền văn hóa tiên tiến để chúng ta khơng tụt hậu so với thế giới, nhưng cần giữ vững bản sắc văn hóa của dân tộc để khơng bị mất đi những giá trị đích thực của dân tộc ta. Mỗi dân tộc trên thế giới có nền văn hóa của riêng mình và nó là cái để phân biệt dân tộc này với dân tộc kia. Vì vậy, nếu chúng ta đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc mình, có khác gì chúng ta là những người mất nước? Việc giữ vững văn hóa dân tộc thể hiện bản ngã của dân tộc, và làm cơ sở để khẳng định vị trí của dân tộc trên thế giới.

Văn hóa khơng được trau dồi, tiếp thu sẽ là một thứ văn hóa khơng phù hợp với sự phát triển của xã hội. Và khi đó văn hóa sẽ khơng cịn là động lực để phát triển xã hội nữa. Vì vậy, trong điều kiện đất nước ta lúc bấy giờ, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra đường lối xây dựng nền văn hóa trong thời kì đổi mới.

Chương 2

Một phần của tài liệu Đường lối xây dựng nền văn hóa của Đảng cộng sản Việt Nam trong thời kì đổi mới. (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)