Những thành tựu cơ bản.

Một phần của tài liệu Đường lối xây dựng nền văn hóa của Đảng cộng sản Việt Nam trong thời kì đổi mới. (Trang 60 - 66)

Thực tế đổi mới những năm qua cho thấy phương hướng xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã được thừa nhận trong chính cuộc sống, được sự nhất trí của nhân dân và đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, những người hoạt động văn hóa.

Ngày nay đứng trước q trình tồn cầu hóa và bùng nổ thơng tin, mở rộng giao lưu và hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sâu sắc, phương hướng xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc càng tỏ rõ sức sống vững vàng của nó, mở đường cho nhân dân ta vượt qua thách thức, vươn tới những đỉnh cao của văn minh và tiến bộ. Hướng tới một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cũng chính là hướng đến một nền văn hóa của nhân dân, của các dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc, thống nhất mà đa dạng, khơng ngừng dân chủ hóa và xã hội hóa phương thức hoạt động, bảo đảm q trình sáng tạo đến tay mỗi người, thành quả sáng tạo đối với mỗi người, làm cho xã hội nước ta đạt tới một đời sống văn hóa cao, dân trí phát triển, lối sống lành mạnh.

Ðổi mới nội dung và phương thức hoạt động văn hóa là một thành tựu rõ nét của q trình xây dựng văn hóa 25 năm qua.

Từ chỗ quan niệm văn hóa có quan hệ chặt chẽ với lĩnh vực chính trị, tư tưởng do Nhà nước tổ chức để phục vụ nhân dân, chúng ta đã xây dựng các hoạt động văn hóa thơng tin, khoa học, giáo dục,... thành sự nghiệp của toàn xã hội, đáp ứng nhu cầu lợi ích chính đáng của mọi người dân, đã thu hút tài năng, sáng kiến, công sức của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng văn hóa. Phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” , hoạt động văn hóa trong mỗi khu dân cư, trong các làng bản văn hóa, gia đình văn hóa..., đã trở thành cuộc vận động văn hóa rộng rãi, đi dần vào nền nếp.

Cho đến cuối năm 2009, cả nước đã có 13.162 làng văn hóa, 9,9 triệu gia đình văn hóa, 19.150 cơ quan văn hóa đã được cơng nhận; 5.126 nhà văn hóa, 6.750 điểm bưu điện - văn hóa được xây dựng; hơn 51 nghìn bản hương ước, quy ước văn hóa thơn xóm được phê duyệt; 2.792 di tích văn hóa được xếp hạng quốc gia. Ðã có 6 di sản văn hóa và thiên nhiên nước ta được đưa vào danh mục di sản thế giới. Nhiều di tích văn hóa lịch sử đặc biệt quan trọng của nước ta đã được phát hiện và trùng tu tôn tạo như Hoàng thành Thăng Long, Cung điện Huế, Ðền Hùng, các đền tháp Chăm Pa...

Những thành tựu mới về văn hóa, về tuổi thọ đã góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta. Năm 2010, chỉ số phát triển con người của Việt Nam được xếp vị trí 113 trong 169 nước, nâng lên bốn bậc so với năm trước. Tuổi thọ của con người Việt Nam từ 63 tuổi (năm 1990) lên 75 tuổi (năm 2010). Ðiều đó cho thấy, trong khi thu nhập bình qn đầu người của Việt Nam cịn thấp (630 USD/người) thì những tiến bộ về văn hóa, lối sống cũng đã đưa chỉ số phát triển con người của Việt Nam cao hơn những nước có mức thu nhập tương đương.

Trong văn hóa, hoạt động thơng tin và văn học nghệ thuật ln ln là nhân tố năng động, có tác động thường xuyên đến nhận thức và tình cảm con người. Với sự tham gia của 15 nghìn nhà báo và 17 nghìn văn nghệ sĩ hoạt động trong 10 hội văn học nghệ thuật Trung ương, các hoạt động báo chí, xuất bản, văn học

nghệ thuật nước ta đã trở nên sôi nổi, phong phú, lôi cuốn ngày càng rộng rãi sự hưởng ứng của toàn xã hội. Hệ thống phát thanh đã đáp ứng hơn 90% và truyền hình hơn 85% nhu cầu thông tin của nhân dân cả nước; hệ thống internet mở rộng nhanh chóng với gần 10% dân số truy cập; hệ thống xuất bản đã cung cấp được hơn 3,5 bản sách/đầu người.

Chúng ta đã có những cuộc thi tìm hiểu truyền thống cách mạng, thu hút hơn một chục triệu người tham gia, những tập nhật ký của Ðặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc in trên 200 nghìn bản; những lễ hội dân tộc hàng vạn người tham dự, những chương trình âm nhạc qua sóng truyền hình có hàng vạn người theo dõi, những nghệ sĩ trẻ được xã hội chào đón từ những tác phẩm đầu tiên... Quyết tâm và lòng tin vào sự nghiệp đổi mới văn học nghệ thuật, khoa học kỹ thuật, văn hóa thơng tin ngày càng đậm nét trong tâm trí nhân dân và đội ngũ trí thức sáng tạo. Các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của giới trí thức, văn nghệ sĩ, báo chí đang mở rộng sức tập hợp và nâng cao chất lượng hoạt động. Tinh thần tự do sáng tạo và sự giúp đỡ vật chất của Nhà nước và xã hội cho hoạt động văn học nghệ thuật, báo chí, xuất bản ngày càng thiết thực, có hiệu quả. Phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng và các hình thức, sáng kiến xây dựng văn hóa trong nhân dân phong phú, sinh động hơn trước. Trong thành tựu chung, những chuyển biến trong xây dựng văn hóa các dân tộc thiểu số là rất đáng kể. Ý thức về bình đẳng dân tộc, mối quan tâm về những giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số và quyết tâm nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân các dân tộc anh em là những chuyển biến có ý nghĩa. Nhà nước đã có nhiều chính sách để đưa sản phẩm văn hóa, thơng tin đến vùng sâu, vùng xa, vùng các dân tộc thiểu số. Cơng tác sưu tập, bảo tồn văn hóa dân tộc được đẩy mạnh. Các chương trình phát thanh, truyền hình quốc gia và địa phương đã phát sóng hàng chục ngơn ngữ dân tộc. Các lễ hội văn hóa dân tộc được tổ chức. Con em các dân tộc thiểu số được tạo điều kiện đến trường. Nếp sống văn minh được hình thành trong nhiều thơn bản.

Nếu nói một chính sách văn hóa đúng là khi chính sách đó được cộng đồng yếu thế nhất tiếp nhận và tham gia, thì sự phát triển văn hóa, tinh thần trong

đồng bào dân tộc thiểu số vừa qua đã chứng minh thắng lợi của đường lối, chính sách đổi mới trong sự nghiệp văn hóa Việt Nam.

Những tiến bộ đạt được khơng tách rời q trình đổi mới tư duy quản lý văn hóa của nước ta. Cùng với nhiều ngành quản lý khác, quản lý văn hóa đặt trọng tâm vào ban hành, hướng dẫn và thực thi luật pháp. Trong những năm qua, các cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành hàng trăm văn bản luật pháp liên quan đến sự nghiệp văn hóa, trong đó đáng chú ý là các văn bản luật pháp trực tiếp quy định cơng tác báo chí, xuất bản, bản quyền, di sản văn hóa, thư viện, điện ảnh, quảng cáo, biểu diễn nghệ thuật...

Những quy định luật pháp đã mở đường cho sự tham gia của xã hội vào các hoạt động văn hóa, giữ vững định hướng xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời đẩy lùi những tiêu cực, sai trái trong hoạt động văn hóa. Bên cạnh luật pháp, nhiều chính sách phát triển văn hóa được ban hành, hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở được tăng cường. Nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa trong Ðảng gắn liền với Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Ðảng, nâng cao phẩm chất đảng viên được đặt ra, góp phần thúc đẩy cơng cuộc đổi mới nói chung và đổi mới văn hóa nói riêng.

Đổi mới khơng phải là dài đối với đời sống văn hóa dân tộc và sự phát triển tinh thần của con người. Nhưng sự chuyển mình của văn hóa Việt Nam và thành tựu bước đầu của văn hóa dân tộc đã cho thấy đường lối đổi mới văn hóa của Ðảng là đúng đắn, quy tụ được năng lực sáng tạo và tâm hồn nhân dân, xây dựng lịng tin, mở ra hướng phát triển tích cực và lành mạnh trong những thập kỷ đầu

Những giá trị và đặc sắc văn hóa của 54 dân tộc anh em được kế thừa và phát triển, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng.

Giao lưu hợp tác văn hóa với nước ngồi được mở rộng. Một số nét mới trong chuẩn mực văn hóa của con người Việt Nam từng bước được hình thành. Các tài năng văn hóa - nghệ thuật được khuyến khích. Nhiều di sản văn hóa cả vật thể và phi vật thể được giữ gìn, tơn tạo. Có nhiều di sản văn hóa được thế

giới công nhận. Việc phân phối các sản phẩm văn hóa đã nhanh và đều khắp hơn. Hệ thống các sản phẩm văn hóa góp phần trực tiếp vào sự phát triển, tăng trưởng của nghành du lịch, của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa thực sự khởi sắc, góp phần làm cho vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao; văn hóa, con người và cuộc sống Việt Nam được bạn bè trên thế giới hiểu biết rõ hơn. Dân trí được nâng lên. Cùng với văn hóa phát triển đã góp phần khơi dậy tính chủ động sáng tạo của nhân dân và nâng cao tính đồng thuận xã hội, tạo ra bầu khơng khí dân chủ, niềm tin của nhân dân được nâng lên không ngừng. Công cuộc bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá của dân tộc đã đạt được nhiều tiến bộ. Nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể được bảo vệ và phát huy giá trị, các nghệ nhân được tôn vinh, công tác xã hội hoá được tăng cường và thu hút được đông đảo các tổ chức và cá nhân tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hố. Cả nước hiện có 127 bảo tàng; có hơn 4 vạn di tích đã được kiểm kê, 11 di sản được UNESCO vinh danh là di sản thế giới (trong đó có 6 di sản văn hoá vật thể và 5 di sản văn hoá phi vật thể).

Tư tưởng, đạo đức và lối sống - lĩnh vực then chốt của văn hóa đã có những chuyển biến tích cực.

Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng thấm sâu vào nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nhiều giá trị mới về văn hóa, chuẩn mực đạo đức được khẳng định và nhân rộng, phát huy tính dân chủ trong xã hội. Thế hệ trẻ hăng hái tiếp thu những kiến thức khoa học công nghệ tiên tiến, thể hiện mạnh mẽ ý chí vươn lên, lập thân, lập nghiệp để phát triển đất nước. Cuộc vận động Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các phong trào thi đua yêu nước ngày càng được mở rộng và từng bước đi vào thực chất trong đời sống xã hội.

Văn hóa tiếp tục phát triển đúng hướng và đa dạng, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Đã chú trọng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và từng bước hình

thành những giá trị mới tốt đẹp trong lối sống và nhân cách con người Việt Nam. Các thiết chế văn hóa như thư viện, bảo tàng, điểm bưu điện - văn hóa xã, các cơ sở đào tạo, các đơn vị biểu diễn nghệ thuật, các hoạt động dịch vụ văn hóa… từng bước được đầu tư, củng cố và phát triển.

Xã hội hóa hoạt động văn hóa được đẩy mạnh và có những kết quả tích cực. Thị trường sản phẩm văn hóa từng bước được phát triển, đã có những sản phẩm văn hóa có giá trị. Lĩnh vực thơng tin, báo chí, xuất bản, viễn thông và công nghệ truyền thông phát triển nhanh về số lượng, chất lượng và có mặt được nâng lên. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lí văn hóa, thơng tin, báo chí, thơng tin xuất bản có tiến bộ.

Trong những năm qua, cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền văn hóa mới đã bước đầu được tạo dựng, quá trình đổi mới tư duy về văn hóa, về xây dựng con người và nguồn nhân lực có bước phát triển rõ rệt, mơi trường văn hóa có những chuyển biến theo hướng tích cực, hợp tác quốc tế về văn hóa được mở rộng.

Giáo dục và đào tạo có bước phát triển mới khoa học và cơng nghệ gắn kết với cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Quy mơ giáo dục và đào tạo tăng ở tất cả các cấp, các bậc học. Chất lượng đội ngũ giáo viên phổ thơng có chuyển biến, cơ sở vật chất - kỹ thuật cho trường học trên cả nước được tăng cường đáng kể. Dân trí tiếp tục được nâng cao. Hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm các cấp học, bậc học, các loại hình nhà trường và các phương thức giáo dục tiếp tục phát triển. Mạng lưới cơ sở được mở rộng. Năm 2010, cả nước có tới 11.930 trường mầm non, 15.390 trường tiểu học, 10.820 trường trung học cơ sở và 2.894 trường trung học phổ thơng. Chất lượng giáo dục bước đầu có chuyển biến tích cực, tỷ lệ lưu ban bỏ học giảm dần, nhiều học sinh đoạt giải quốc gia và quốc tế. Bên cạnh đó, quy mơ đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tiếp tục được mở rộng. Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho giáo dục, đào tạo được cải thiện. Nội dung, chương trình giảng dạy có đổi mới, chất lượng bước đầu được cải thiện. Đổi mới tồn bộ sách giáo khoa giáo dục phổ thơng từ lớp 1 đến lớp 12 theo chương trình giáo dục mới và được áp dụng rộng rãi trên cả nước từ năm học 2008 - 2009. Việc ứng

dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học và quản lí giáo dục từng bước được mở rộng. Năm 2010, gần 100% số trường được kết nối internet. Đội ngũ giáo viên được tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng.

Khoa học và cơng nghệ có bước phát triển, phục vụ thiết thực hơn nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Văn hóa phát triển, việc xây dựng đời sống văn hóa và nếp sống văn minh có tiến bộ ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước.

Những thành tựu trong sự nghiệp xây dựng văn hóa chứng tỏ đường lối và các chính sách mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang phát huy tác dụng tích cực, định hướng đúng đắn cho sự phát triển đời sống văn hóa. Những thành tựu này cũng là kết quả của sự tham gia tích cực của nhân dân và những nổ lực rất lớn của các lực lượng hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, góp phần vào sự phát triển của đất nước.

Một phần của tài liệu Đường lối xây dựng nền văn hóa của Đảng cộng sản Việt Nam trong thời kì đổi mới. (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)