Quá trình đổi mới tư duy của Đảng về văn hóa từ Đại hội lần thứ VI đến Đại hội lần thứ

Một phần của tài liệu Đường lối xây dựng nền văn hóa của Đảng cộng sản Việt Nam trong thời kì đổi mới. (Trang 33 - 43)

đến Đại hội lần thứ XI

Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới từ Đại hội VI đến đại hội XI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những bước tiến mới trong tư duy lí luận về văn hóa, quan niệm về xây dựng nền văn hóa trong thời kì đổi mới tịan diện đất nước, về mối quan hệ giữa văn hóa - kinh tế, và vai trị của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta trong thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với hội nhập kinh tế quốc tế.

Đại hội lần thứ VI (12/1986) với chủ trương xây dựng nền văn hóa Việt Nam có nội dung xã hội chủ nghĩa, có tính dân tộc, có tính Đảng và tính nhân dân.

Đại hội VI (1986) đánh dấu bước ngoặt trọng đại đưa đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện. Trên lĩnh vực văn hóa, tư duy đổi mới thể hiện ở việc đánh giá cao vị thế của văn hóa trong phát triển; hình thành hệ thống lý luận văn hóa phù hợp với những biến động của đất nước; chú trọng đến trình độ phát triển con người và mối quan hệ giữa con người và con người trong xã hội. Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng giai đoạn này đã chú ý đến việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống. Đời sống văn hóa của con người và xã hội được xác định như một vấn đề trọng tâm, lâu dài trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới.

Đại hội lần thứ VI của Đảng khởi xướng cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước, Đảng dần đi tới những nhận thức mới về văn hóa. Việc coi trọng các chính sách đối với văn hóa, đối với con người nhưng thực chất là trở về tư tưởng Hồ Chí Minh, là cơ sở cho những nhận thức mới, quan điểm mới về văn hóa của Đảng. Trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước từ năm 1986, những nhận thức mới của Đảng về văn hóa có bước chuyển quan trọng. Nền văn hóa mà

Đảng xác định phải xây dựng là nền văn hóa với đặc trưng dân tộc, hiện đại, nhân văn. Một hệ thống lý luận văn hóa mới được hình thành trong tổng thể với lý luận chung của Đảng và Nhà nước ta định huớng cho quá trình đổi mới của toàn xã hội.

Về vai trị của văn hóa, đại hội VI đánh giá: “khơng hình thái tư tưởng nào có thể thay thế được vai trò của văn học và nghệ thuật trong việc xây dựng tình cảm lành mạnh, tác động sâu sắc vào việc đổi mới nếp nghĩ, nếp sống của con người”.

Đại hội VI cũng đề cao vai trị của văn hóa trong q trình phát triển, đổi mới xã hội. Đảng khẳng định đồng thời với xây dựng kinh tế chúng ta phải coi trọng các vấn đề văn hóa, xã hội, tạo ra mơi trường văn hóa thích hợp cho sự phát triển. Với Đại hội VI Đảng ta chưa bàn đến tổng thể diện mạo nền văn hóa Việt Nam tronh thời kì đổi mới, mà chủ yếu đề cập đến vai trò của khoa học. Kinh tế là động lực to lớn thúc đẩy cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế xã hội; kinh tế - xã hội có vị trí then chốt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Đại hội lần thứ VII (6/1991) tiếp tục chủ trương xây dựng nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Trên cơ sở nhận thức bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước trước những biến động phức tạp của Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới (sáu tháng trước khi Liên Xô tan rã), Đại hội lần thứ VII đã vạch ra những phương hướng đường lối xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên cơ sở bám sát những diễn biến phức tạp của tình hình. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (trình bày tại Đại hội VII), Đảng xác định nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Cương lĩnh (năm 1991), lần đầu tiên đưa ra quan niệm nền văn hóa Việt Nam có đặc trưng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thay cho quan niệm nền văn hóa Việt Nam có nội dung xã hội chủ nghĩa, có tính dân tộc, tính Đảng và tính nhân dân được nêu ra trước đây. Cương lĩnh chủ trương xây dựng nền văn hóa mới, tạo ra đời sống tinh thần phong phú, cao đẹp và đa dạng, có nội dung nhân

đạo, dân chủ, tiến bộ, phê phán những lỗi thời thấp kém, khẳng định tiếp tục tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa, làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trị chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mĩ ngày càng cao. Chống tư tưởng văn hóa phản tiến bộ, trái với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những giá trị cao quý của loài người, trái với phương hướng đi lên của chủ nghĩa xã hội. Xác định giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu.

Đại hội lần thứ VIII (01/1996) khẳng định xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Đại hội lần thứ VIII diễn ra trong tình hình hình thế giới diễn biến phức tạp và chứa đựng những yếu tố khó lường. Chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ khiến chủ nghĩa xã hội lâm vào thoái trào, cách mạng khoa học kĩ thuật tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa nền kinh tế và đời sống xã hội; bên cạnh đó khu vực Châu Á - Thái Bình Dương phát triển năng động nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ hịa bình, ổn định và hợp tác để phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc đối với những quốc gia trên thế giới, những điều ấy đã tác động không nhỏ vào sự phát triển kinh tế văn hóa của mỗi đất nước. Ở trong nước, thành tựu của công cuộc đổi mới đã và đang tạo ra thế và lực mới, quan hệ nước ta với các nước trên thế giới mở rộng hơn bao giờ hết. Đảng cũng chỉ ra nguy cơ tụt hậu hơn về kinh tế xã hội so với các nước trong khu vực vẫn là thách thức lớn đối với nước ta. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định: “xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” [10, 107]. Xây dựng con người Việt Nam về

tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát triển văn hóa xã hội. Kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức và thẩm mĩ, các di sản văn hóa, nghệ thuật của dân tộc. Bảo tồn và tơn tạo các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước. Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm gìn giữ và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc. Bên cạnh đó chúng ta cần phải “tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp thêm nền văn hóa Việt Nam” [10, 111]. Hiện nay, q trình tồn cầu hóa và hội nhập thế giới cũng diễn ra hết sức mạnh mẽ, chúng ta cần phải chủ động hơn nữa trong việc tiếp thu các nền văn hóa trên thế giới, chúng ta cần “đấu tranh chống sự xâm nhập của các loại văn hóa độc hại, những khuynh hướng sùng ngoại, lai căng, mất gốc. Khắc phục tâm lí sùng bái đồng tiền, bất chấp đạo lí, coi thường giá trị nhân văn” [10, 111].

Bên cạnh đó, đại hội Đảng lần thứ VIII cũng đề cập tới vấn đề phát huy người tốt, việc tốt. Hình thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời đại. Phát huy trách nhiệm của gia đình trong việc lưu truyền những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc từ đời này sang đời khác. Xây dựng văn hóa là nhiệm vụ chung của tồn xã hội. Có chính sách đầu tư thích đáng cho văn hóa, văn nghệ.

Nghị quyết Ban chấp hành trung ương 2 (khóa VIII) về định hướng chiến lược phát triển khoa học và cơng nghệ trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nghị quyết đưa ra định hướng chiến lược phấn đấu đến năm 2020 nước ta có một nền giáo dục tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng u cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó nghị quyết cũng đưa ra định hướng chiến lược phát triển khoa học và cơng nghệ trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nghị quyết đã khẳng định: Cùng với giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 5 khóa VIII của Đảng cũng đã nêu lên các quan điểm chỉ đạo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Toàn bộ tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã làm sáng lên bức tranh của nền văn hoá đất nước trong trong thời kì đổi mới. Đó là nền văn hố với vai trị là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, gắn với sự nghiệp CNH- HĐH đất nước, gắn với những vấn đề nảy sinh trong xu thế tồn cầu hố và nền kinh tế thị trường. Đối với cơng tác lãnh đạo văn hố, Nghị quyết khẳng định: Để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng về văn hoá, phải xây dựng văn hoá từ trong Đảng, trong bộ máy Nhà nước như Bác Hồ đã dạy “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng, cơ bản và chiến lược không chỉ đối với công tác lãnh đạo mà cả cơng tác quản lý văn hố, với mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Có thể nói Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) đã thể hiện sự phát triển cả nhận thức và tư duy lý luận về văn hoá, lãnh đạo văn hố của Đảng. Đó cũng chính là kết tinh của sự kế thừa và phát triển Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, về xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hoá, về phương pháp lãnh đạo văn hoá, quản lý văn hoá; là sản phẩm từ tổng kết lý luận và thực tiễn trong quá trình trong gần 70 năm lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo sự nghiệp phát triển văn hoá của Đảng. Đảng ta khẳng định Nghị quyết này có ý nghĩa chiến lược về văn hóa ở nước ta trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Văn hóa được xác định là một trong ba chân kiềng: kinh tế là trung tâm, xây dựng chỉnh đốn Đảng là then chốt, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Mục tiêu trong sự phát triển văn hóa thời kỳ mới là nâng cao chất lượng văn hóa trên các lĩnh vực, song, nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu vẫn là xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh trong xã hội. Đây là “nhiệm vụ quan trọng thường xuyên, vừa cấp bách, vừa cơ bản, lâu dài” của toàn xã hội, trong đó, quan trọng hơn cả là xây dựng con người Việt Nam theo 5 đức tính được xác định trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII).

Với những chủ trương đúng đắn nêu trên, có thể khẳng định rằng, bên cạnh đường lối đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta Đại hội VIII đã chú trọng đường lối xây dựng phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Trong tổng thể đường lối về văn hóa, Đảng ta chú trọng xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh cho nhân dân. Đây chính là vấn đề then chốt trong nội dung xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Từ khâu then chốt này, chúng ta sẽ tạo được điều kiện và mơi trường thuận lợi cho việc hồn thành những nhiệm vụ văn hóa mà đường lối của Đảng và Nhà nước cũng như nhu cầu phát triển thực tiễn của xã hội đang đặt ra.

Đại hội lần thứ IX của Đảng (04/2001) xác định: “Phát triển văn hóa đồng bộ với phát triển kinh tế”.

Xuất phát từ những đặc điểm chủ yếu của thế giới đương đại trong những thập niên đầu thế kỉ XXI và nhu cầu phát triển của đất nước cùng những thành tựu đạt được sau mười lăm năm đổi mới, Đại hội IX của Đảng đã đạt đến tầm cao mới trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại và hội nhập kinh tế quốc tế. Điều đó được thể hiện trong đường lối tiếp tục đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng nền văn hóa trong thời kì đổi mới. Đại hội IX đã đề cập đến mối quan hệ giữa kinh tế, chính trị và văn hóa, Đảng xác định: “Phát triển văn hóa đồng bộ với phát triển kinh tế”. Đến Đại hội IX, những tư tưởng chủ yếu của Đảng về phát triển văn hoá được thể hiện trên cơ sở thực tiễn thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII), Nghị quyết Đại hội IX tiếp tục nhấn mạnh vị trí của văn hố trong lịch sử phát triển của dân tộc ta; khẳng định sức sống lâu bền của những quan điểm, tư tưởng nêu trong Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) trong đời sống xã hội, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; về ý nghĩa “văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội”, Nghị quyết nhấn mạnh đó là tầm cao, chiều sâu của sự phát triển của dân tộc,

khẳng định và làm rõ vị trí của văn hố trong đời sống dân tộc, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Tiếp theo, Hội nghị Trung ương 10 Khóa IX (tháng 7/2004) đặt vấn đề đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng chỉnh đốn Đảng là nền tảng then chốt với nhiệm vụ khơng ngừng nâng cao văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội. Đây chính là hình thức phát triển quan trọng trong nhận thức của Đảng về vị trí của văn hóa và cơng tác văn hóa trong quan hệ với các mặt công tác khác. Hội nghị Trung ương 10 Khóa IX đã nhận định về sự biến đổi của văn hóa trong q trình đổi mới kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã làm thay đổi mối quan hệ cá nhân với cộng đồng, thúc đẩy dân chủ hóa đời sống xã hội. Với Hội nghị Trung ương 10 (khoá IX) Đảng đã kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khố VIII) về văn hóa và ra kết luận tiếp

Một phần của tài liệu Đường lối xây dựng nền văn hóa của Đảng cộng sản Việt Nam trong thời kì đổi mới. (Trang 33 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)