Thực hiện chính sách và thực hiện chính sách đối với ngườicó cơng

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn huyện krông nô, tỉnh đắk nông (Trang 30 - 35)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

7. Kết cấu luận văn

1.3. Thực hiện chính sách và thực hiện chính sách đối với ngườicó cơng

nào đời sống vật chất, tinh thần đối với người có cơng [18.tr132]

1.3. Thực hiện chính sách và thực hiện chính sách đối với người có cơng cơng

Sau khi một chính sách được hoạch định, chính sách đó cần được thực hiện trong cuộc sống, đây là giai đoạn thứ hai trong cả q trình chính sách, nhằm biến chính sách thành những hoạt động và kết quả trên thực tế.

Bộ máy hành chính nhà nước chịu trách nhiệm chính đối với tổ chức thực hiện chính sách.

Như vậy, tổ chức thực hiện chính sách là q trình biến các chính sách thành những kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nước, nhằm hiện thực hoá những mục tiêu mà chính sách đã đề ra.[17.tr119]

Có thể nói, q trình tổ chức thực hiện chính sách có ý nghĩa quyết định đối với sự thành cơng hay thất bại của một chính sách và có tầm quan trọng lớn lao đối với hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Vì:

phải hoạch định chính sách. Nhưng đó chỉ mới là điều kiện cần và điều kiện tiên quyết để có một chính sách thành cơng. Tiếp theo, phải biến chính sách thành hành động cụ thể, tức là phải có sự can thiệp của Nhà nước vào quá trình kinh tế - xã hội, tiến hành các giải pháp chính sách trên thực tế để thực hiện được các mục tiêu chính sách. Một chính sách được hoạch định có tốt đến đâu chăng nữa, nhưng nếu tổ chức thực hiện khơng tốt thì cuối cùng mục tiêu chính sách cũng khơng được thực hiện trên thực tế tức là dẫn đến sự thất bại của chính sách.

Tổ chức thực hiện chính sách nếu được tiến hành không tốt sẽ dẫn đến sự thiếu tin tưởng, thậm chí sự chống đối của nhân dân với Nhà nước. Điều này hồn tồn bất lợi về mặt chính trị và xã hội, gây ra những khó khăn cho Nhà nước trong quản lý kinh tế - xã hội.

Có những vấn đề thực tiễn mà trong giai đoạn hoạch định chính sách chưa phát sinh hoặc đã phát sinh nhưng các nhà hoạch định không nhận thấy, đến giai đoạn tổ chức thực hiện mới phát hiện được.

Cuối cùng, việc đánh giá một chính sách chỉ có thể đầy đủ và có sức thuyết phục sau khi thực hiện chính sách đó trên thực tế.

Như vậy: “thực hiện chính sách là giai đoạn tổng hợp có liên quan đến giai đoạn hoạch định và phân tích chính sách” [ 17.tr120]

Từ quan niệm nêu trên, theo tác giả thực thi chính sách đối với người có cơng là giai đoạn đưa những chủ trương, đường lối, chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với người có cơng vào thực tiễn thông qua các văn bản, quy định nhằm hỗ trợ phần nào về vật chất và tinh thần để người có cơng giảm bớt gánh nặng trong đời sống hàng ngày.

Chính vì tầm quan trọng của giai đoạn hiện thực hóa chính sách nên các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, các ban ngành có liên quan cần đặc biệt quan tâm chỉ đạo sát sao công tác tổ chức triển khai thực

hiện này. Theo đó, tuỳ theo phạm vi và chức năng, các tổ chức, cá nhân nhận thức đầy đủ mục đích, ý nghĩa, nội dung của chính sách; làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến đến các đối tượng và nhân dân; chuẩn bị đẩy đủ các nguồn lực và tổ chức thực hiện khoa học, hợp lý, dân chủ, công khai, công bằng; phân công trách nhiệm cụ thể; tổ chức thanh tra, kiểm tra phát hiện, phòng ngừa và xử lý vi phạm trong thực hiện chính sách đối với người có cơng.

1.3.1. Ý nghĩa của thực hiện chính sách đối với người có cơng

Trải qua cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ để giành độc lập, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, số lượng người có cơng với cách mạng ở nước ta rất lớn.

Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có cơng thể hiện ngay trong bản chất và chức năng quản lý nhà nước. Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị cơng cộng đặc biệt, đại diện chính thức cho giai cấp công nhân và tuyệt đại đa số nhân dân lao động là những tầng lớp vừa giữ vai trò lãnh đạo xa hội vừa là đại diện cho dân tộc. Vì vậy, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có cơng là sự kết hợp lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc, giữ vai trị quan trọng và có ý nghĩa như sau:

Thứ nhất, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có cơng bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh chính sách của Đảng và Nhà nước.

Chính sách đối với người có cơng là một chính sách lớn, có bề dày lịch sử, được khởi đầu từ tư tưởng của Bác Hồ. Trong thời kỳ đổi mới của đất nước, từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, qua 7 kỳ Đại hội, chính sách đối với người có cơng đều được ghi nhận, được nêu lên với nhiều nội dung lớn trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ở từng thời kỳ lịch sử Đảng và Nhà nước đề ra đường lối chỉ đạo, hoạch định chính sách đối với người có cơng.

phần quan trọng chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, là phương tiện để thực hiện chức năng quản lý xã hội của Nhà nước. Bằng các văn bản pháp luật về thực hiện chính sách đối với người có cơng, Nhà nước xác định cụ thể các hình thức, phương pháp quản lý phù hợp của các cơ quan Nhà nước trên cơ sở nhận thức đầy đủ, chính xác đối tượng thụ hưởng chính sách có cơng và các biện pháp bảo đảm hiệu quả quản lí nhà nước đối với việc thực hiện chính sách đối với người có cơng.

Thứ hai, thực hiện chính sách đối với người có cơng góp phần ổn định chính trị - xã hội của đất nước.

Thực hiện tốt chính sách đối với người có cơng là một lĩnh vực xã hội rộng lớn, nhạy cảm. Sự nghiệp cách mạng, kháng chiến giải phóng dân tộc thống nhất Tổ quốc đã hoàn thành thắng lợi cách đây hơn 40 năm, tuy nhiên hậu quả sau chiến tranh, thực hiện trách nhiệm với lịch sử về vấn chính sách đối với người có cơng vẫn cịn là một vấn đề xã hội rất lớn ở Việt Nam. Nhiệm vụ quan trọng là giải quyết những vấn đề xã hội có tính lịch sử, thực hiện ưu tiên, ưu đãi đối với những người đã cống hiến, hy sinh, đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Thực hiện chính sách đối với người có cơng trên cả hai phương diện như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần”. đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đời sống văn hố mới, góp phần ổn định về chính trị - xã hội của đất nước.

Thực hiện chính sách đối với người có cơng với nhiều nội dung đa dạng, phức tạp, mỗi giai đoạn lại có những đặc trưng riêng mà nếu không được giải quyết kịp thời, hiệu quả thì sẽ gây ra nhiều bức xúc, có thể bị kẻ xấu lợi dụng để xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy thực hiện tốt chính sách đối với người có cơng có ý nghĩa quan trọng, góp phần ổn định tình hình chính trị - xã hội của Đất nước. Chính sách đối với

người có cơng khẳng định thành quả to lớn của cách mạng Việt Nam, làm lành mạnh hố bầu khơng khí chính trị, tinh thần xã hội. Nó quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong mọi giai đoạn lịch sử.

Thứ ba, thực hiện chính sách đối với người có cơng là bảo tồn, phát huy và giáo dục truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc.

Từ ngàn đời này người Việt Nam đều khắc ghi câu ngạn ngữ: “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đạo lý cao đẹp ấy trở thành phương châm sống của bao thế hệ người Việt Nam. Thực hiện việc đền ơn đáp nghĩa, trân trọng, tơn vinh đối với những người đã có nhiều cống hiến, hy sinh cho Đất nước là tình cảm và trách nhiệm của tồn Đảng, của dân tộc ta. Qua từng thời kỳ, Đảng và Nhà Nước ta đã ban hành và điều chỉnh kịp thời các chính sách đối với người có cơng, đảm bảo người có cơng phải được thụ hưởng các chế độ ưu đãi về vật chất, tinh thần của Nhà nước, của xã hội, phù hợp với sự cống hiến, đóng góp, hy sinh của họ và khả năng hiện thực trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.

Thực hiện tốt chính sách đối với người có cơng sẽ góp phần vào việc giáo dục sâu sắc ý thức, đạo đức của các thế hệ con cháu về lịng kính trọng, biết ơn sự hy sinh vơ bờ bến của người có cơng, có tác dụng giáo dục truyền thống anh hùng cách mạng của lớp cha anh đi trước cho thế hệ trẻ cổ vũ thế hệ trẻ tiếp bước cha anh bảo vệ tổ quốc, gìn giữ thành quả cách mạng mà thế hệ cha anh đã đổ máu hy sinh mới giành lại được.

Thứ tư, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có cơng góp phần khơng ngừng ổn định, năng cao đời sống người có cơng phù hợp với sự phát triển đi lên của Đất nước trong từng thời kỳ.

Một trong những ý nghĩa lớn lao của chính sách đối với người có cơng là sự ghi nhận cơng lao, góp phần đền đáp cơng lao đối với những người có cống hiến, hy sinh vì nền độc lập, tự do của đất nước.

Chính sách đối với người có cơng thực chất là chính sách đền ơn đáp nghĩa, là thực hiện nghĩa vụ công dân và thực hiện công bằng xã hội. Trong những năm đất nước cịn chiến tranh, thực hiện chính sách đối với người có cơng là thực hiện chính sách “Hậu phương quân đội” đã thay mặt các chiến sỹ chăm sóc chu đáo những người thân yêu của họ, làm an lòng các chiến sỹ nơi tiền tuyến.

Tuỳ từng điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể, khả năng ngân sách của nhà nước, khả năng kinh tế của các địa phương trong từng giai đoạn lịch sử chung của đất nước, thì chính sách đối với người có cơng cách mạng lại có nơi dung, hình thức, đối tượng thuộc diện thụ hưởng và biện pháp bảo đảm thực hiện khác nhau.

Chính sách đối với người có cơng bao gồm các chính sách ưu đãi về đời sống vật chất và đời sống văn hố, tinh thần, được xây dựng, hồn thiện ngày càng toàn diện đầy đủ hơn trong mối tương quan mật thiết với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và phù hợp với khả năng của nền kinh tế, góp phần ổn định và nâng cao đời sống người có cơng. Tồn Đảng, tồn dân có trách nhiệm chăm lo đời sống cho người có cơng, nhưng trước hết trách nhiệm đó thuộc về Nhà nước thơng qua phương tiện hữu hiệu là quản lý nhà nước bằng các chính sách đối với người có cơng.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn huyện krông nô, tỉnh đắk nông (Trang 30 - 35)