Quy trình thực hiện chính sách đối với ngườicó cơng

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn huyện krông nô, tỉnh đắk nông (Trang 37 - 40)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

1.3.3.Quy trình thực hiện chính sách đối với ngườicó cơng

1.3.2 .Nội dung chính sách đối với ngườicó cơng

1.3.3.Quy trình thực hiện chính sách đối với ngườicó cơng

Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực thi chính sách

Đây là bước cần thiết và rất quan trọng vì tổ chức thực thi chính sách đối với người có cơng là q trình phức tạp, diễn ra trong một thời gian dài, vì thế chúng cần được lập kế hoạch, chương trình để các cơ quan nhà nước triển khai thực hiện chính sách một cách khoa học và chủ động. Kế hoạch triển khai thực thi chính sách đối với người có cơng phải được xây dựng trước khi đưa chính sách đối với người có cơng vào cuộc sống. Các cơ quan triển khai thực thi chính sách từ Trung ương đến địa phương đều phải xây dựng kế hoạch, chương trình thực thi chính sách. Kế hoạch triển khai thực thi chính sách đối với người có cơng bao gồm những kế hoạch sau:

- Kế hoạch tổ chức, điều hành;

- Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực; - Kế hoạch thời gian triển khai thực hiện;

- Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách.

- Dự kiến những nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành; về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước tham gia tổ chức thực thi chính sách đối với người có cơng [9.tr 31, 32].

Bước 2: Phổ biến, tuyên truyền chính sách

Sau khi bản kế hoạch triển khai thực thi chính sách được thơng qua, các cơ quan nhà nước tiến hành triển khai tổ chức thực thi chính sách theo kế hoạch. Việc trước tiên cần làm trong quá trình này là phổ biến, tun truyền chính sách đến cán bộ, cơng chức và các tầng lớp nhân dân tham gia thực thi chính sách. Phổ biến, tuyên truyền chính sách tốt giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân tham gia thực thi chính sách hiểu rõ mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách để họ tự giác thực

hiện theo yêu cầu của quản lý nhà nước. Đồng thời cịn giúp cho mỗi cán bộ, cơng chức có trách nhiệm tổ chức thực thi nhận thức được đầy đủ tính chất, quy mơ của chính sách với đời sống xã hội để chủ động, tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực thi có hiệu quả các kế hoạch tổ chức thực thi chính sách. Phổ biến, tuyên truyền thực thi chính sách đối với người có cơng cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, bằng nhiều hình thức khác nhau để mọi đối tượng thực thi chính sách hiểu, ủng hộ và tích cực tham gia thực thi chính sách [9.tr 32].

Cơng tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về chính sách người có cơng cần được triển khai kịp thời, đầy đủ đến toàn thể nhân dân và người có cơng với cách mạng, tổ chức, cá nhân có liên quan. Từ đó, tạo điều kiện để người có cơng với cách mạng và nhân dân tiếp cận kịp thời, đầy đủ chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng, góp phần tạo sự đồng thuận và tích cực trong quá trình tham gia triển khai và giám sát việc thực hiện chính sách; tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia cùng với Đảng, Nhà nước chăm lo tốt hơn đời sống người có cơng với cách mạng.

Bước 3: Phân cơng, phối hợp thực hiện chính sách

Thực hiện chính sách đối với người có cơng thường được thực hiện trên phạm vi rộng lớn, vì vậy số lượng các cá nhân và tổ chức tham gia thực hiện chính sách là rất lớn. Muốn tổ chức thực hiện chính sách có hiệu quả cần phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương, các chủ thể tham gia vào quá trình thực thi chính sách. Phân cơng công việc phải cụ thể, khoa học và phù hợp. Phối hợp thực thi chính sách đối với người có cơng theo chiều dọc, chiều ngang và phối hợp theo mạng lưới: giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp, hiệp hội. [9.tr 33].

Đây là những hoạt động nhằm bảo đảm cho chính sách tồn tại được và phát huy tác dụng. Muốn vậy phải có sự đồng tâm, hiệp lực của cả người tổ chức thực hiện và người thực thi chính sách. Người tổ chức thực hiện phải thường xuyên vận động người thực thi chính sách tích cực tham gia thực hiện chính sách. Nếu việc thực thi chính sách gặp khó khăn thì người tổ chức thực hiện chính sách sử dụng hệ thống các cơng cụ quản lý tác động để tạo lập môi trường thuận lợi cho việc thực thi chính sách. Chỉ đạo, điều hành việc thực thi chính sách đối với người có cơng phải cụ thể, sát sao, không chung chung, qua loa, đại khái. Để triển khai thực thi chính sách cơng đối với người có cơng hiệu quả cần kết hợp nhiều phương pháp quản lý khác nhau, như tuyên truyền, giáo dục, phương pháp tổ chức, hành chính và phương pháp kinh tế.[9.tr 33].

Bước 5: Kiểm tra, đơn đốc thực thi chính sách

Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách đối với người có cơng là hoạt động của các cơ quan, cán bộ, cơng chức có thẩm quyền nhằm làm cho các chủ thể thực thi chính sách nêu cao tinh thần, ý thức trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ được giao, tránh để sảy ra các sai phạm trong quá trình thực thi chính sách đối với người có cơng. Thơng qua việc kiểm tra, đôn đốc, chủ thể quản lý biết được những khó khăn, vướng mắc trong thực thi chính sách đối với người có cơng để đề ra các giải pháp khắc phục. [9.tr 34]

Bước 6: Điều chỉnh chính sách

Điều chỉnh chính sách đối với người có cơng được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cho chính sách này ngày càng phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tế. Theo quy định, cơ quan nào ban hành chính sách đối với người có cơng thì được quyền điều chỉnh, bổ sung chính sách. Điều chỉnh chính sách đối với người có cơng có thể xem xét, điều chỉnh mục tiêu, biện pháp, cơ chế thực hiện mục tiêu chính sách. Điều chỉnh chính sách đối với người có cơng theo các hình thức sau: bổ sung, thay đổi, tạm

dừng, hủy bỏ mục tiêu và các giải pháp thực thi chính sách để đạt được mục tiêu chính sách. [9.tr 34]

Bước 7: Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm

Tổ chức thực thi chính sách đối với người có cơng được tiến hành liên tục trong thời gian dài. Trong q trình đó, người ta có thể đánh giá từng phần hay tồn bộ kết quả thực thi chính sách. Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm trong thực thi chính sách được hiểu là q trình xem xét, kết luận về cơng tác chỉ đạo, điều hành và chấp hành chính sách của các đối tượng thực thi chính sách. Đối tượng được đánh giá, tổng kết trong chỉ đạo, điều hành thực thi chính sách đối với người có cơng là các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Ngồi ra cịn xem xét cả vai trị, chức năng của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội trong việc tham gia thực thi chính sách đối với người có cơng. Bên cạnh việc tổng kết, đánh giá kết quả chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước, còn xem xét, đánh giá việc thực hiện của các đối tượng tham gia thực thi chính sách đối với người có cơng, bao gồm các đối tượng thụ hưởng lợi ích trực tiếp và gián tiếp từ chính sách. [9.tr 34, 35].

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn huyện krông nô, tỉnh đắk nông (Trang 37 - 40)