1.1. Một số vấn đề lý luận về thực thi chính sách thiđua, khen thưởng
1.1.6. Khái niệm thực thi chính sách thiđua, khen thưởng
Nhà nước là chủ thể có thẩm quyền quyết định ban hành các chính sách về thi đua, khen thưởng, với những nguồn lực cơng để đảm bảo thực thi chính sách thi đua, khen thưởng được thực hiện theo cách tốt nhất có thể và thực thi sao cho hiệu lực, hiệu quả.
Thực thi chính sách thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hồn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh. Đối tượng thụ hưởng thực thi chính sách thi đua, khen thưởng là cá nhân, tập thể người Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài và cá nhân, tập thể người nước ngồi.
Thực thi chính sách thi đua, khen thưởng là giai đoạn quan trọng trong quy trình của chính sách, là giai đoạn hiện thực hóa mục tiêu chính sách thi đua, khen thưởng. Chính sách tốt, thực thi tốt dẫn đến thành cơng; chính sách tốt, thực thi tồi dẫn đến thất bại; chính sách tồi thực thi tốt dẫn đến thành cơng; chính sách tồi, thực thi tồi dẫn đến thất bại kép.
Theo tác giả Nguyễn Mạnh Tuấn quan niệm: Chính sách thi đua, khen thưởng là tập hợp các văn bản quy định về thi đua, danh hiệu thi đua, các quy định về khen thưởng, hình thức khen thưởng và các quy định về thẩm quyền, thủ tục và hồ sơ đề nghị, quyết định khen thưởng có liên quan đến nhau do Nhà nước ban hành. [39, tr.36].
Từ quan niệm trên cùng với khái niệm chung của chính sách, thực thi chính sách; các khái niệm về thi đua, khen thưởng tác giả có thể định nghĩa: “Thực thi
20
chính sách thi đua, khen thưởng là q trình đưa chính sách thi đua, khen thưởng vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua việc ban hành các văn bản, quy định, chương trình, dự án về thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng và tổ chức thực hiện chúng nhằm hiện thực hố mục tiêu động viên, khích lệ các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua do các cấp, các ngành, các địa phương đơn vị phát động”.
1.1.7. Mục tiêu, vai trị, chủ thể thực thi chính sách thi đua, khen thưởng
1.1.7.1. Mục tiêu của thực thi chính sách thi đua, khen thưởng
Thứ nhất, thực thi chính sách thi đua, khen thưởng là một công cụ để quản lý
nhà nước. Mọi công việc suy cho cùng đều do nhân dân và các tổ chức cơ sở thực hiện. Do đó ai làm tốt, tập thể nào làm tốt phải biết và khen ngợi, phải tuyên dương để học tập. Có như vậy những việc tốt, việc tích cực mới nhiều lên, mới phát triển lấn át và đẩy lùi cái xấu, tiêu cực.
Thứ hai, thực thi chính sách thi đua, khen thưởng là hoạt động diễn ra trong
mọi ngành, lĩnh vực với quy mơ đa dạng và dưới hình thức phong phú do đó rất cần có sự định hướng và hoạch định của Nhà nước về việc xây dựng kế hoạch thi đua, khen thưởng trong từng giai đoạn cụ thể. Nhà nước định ra các tiêu chuẩn, quy định rõ ràng, cụ thể cho từng danh hiệu thi đua hạn chế việc thưởng phạt theo ý chí của cá nhân. Nhà nước phải định hướng công tác thi đua, khen thưởng phù hợp với trình độ phát triển xã hội nhằm phát huy hết ý nghĩa, lợi ích và giá trị của hoạt động, tạo nên phong trào thi đua công bằng, khách quan, cơ chế khen thưởng thông suốt, rõ ràng.
Thứ ba, điều hòa, phối hợp và hướng dẫn hoạt động của các cá nhân, tổ chức
trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng để đối tượng khen thưởng hiểu rõ quy định mà thực hiện. Cơng tác thi đua, khen thưởng cần có sự phối hợp chặt chẽ nhiều bên tham gia, vì vậy cần có nhà nước đứng ra hướng dẫn, điều hòa hoạt động cho các cấp thuộc thẩm quyền để đảm bảo tính thống nhất, kịp thời trong tồn xã hội trên cơ chế đảm bảo yếu tố đặc thù của từng địa phương khi triển khai hoạt động.
Thứ tư, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm khắc phục những hạn chế của công
21
chẽ công tác thi đua rất dễ bị biến chất thành cạnh tranh, thậm chí là tha hố làm mất đi bản chất tốt đẹp của phong trào thi đua. Cịn cơng tác quản lý khen thưởng bị buông lỏng sẽ dễ dẫn đến hàng loạt các hành động tiêu cực như mua danh hiệu, chạy thủ tục, lạm dụng ngân sách khen thưởng để tư lợi, tranh thủ lợi ích nhóm, bất bình đẳng đối với một số đối tượng khác.... Nhà nước cần can thiệp kịp thời phòng ngừa, chấn chỉnh và xử lý các sai phạm đó, đề xuất biện pháp khắc phục những bất hợp lý của thi đua, khen thưởng trong thực tiễn hoạt động.
Thứ năm, lịch sử cho thấy các nhà nước trước đây trên thế giới cũng như ở
Việt Nam đều thực hiện vai trị thưởng phạt, đó là ban thưởng những người có cơng và trách phạt những người có tội.
1.1.7.2. Vai trị của thực thi chính sách thi đua, khen thưởng
Thực thi chính sách thi đua, khen thưởng có vai trị quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước ở giai đoạn hiện nay, được thể hiện ở một số nội dung sau:
Thứ nhất, Nhà nước thơng qua thực thi chính sách thi đua, khen thưởng để
kích hoạt, định hướng sự phát triển xã hội bền vững. Góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ chế độ chính trị - xã hội. Thực thi chính sách thi đua, khen thưởng cịn là động lực của sự phát triển tích cực, là công cụ quản lý quan trọng, tham gia thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, xây dựng con người mới, lay động mạnh mẽ đến tình cảm, trách nhiệm, ý thức, ý chí tự lực tự cường, lịng tự hào của cộng đồng và sức sáng tạo của tập thể, cá nhân. Thông qua việc hoạch định và thực thi chính sách thi đua, khen thưởng, cho phép Chính phủ tiến hành lựa chọn mục tiêu tăng trưởng hiệu quả và bền vững. Do đó, hiệu quả của thực thi chính sách thi đua, khen thưởng sẽ góp phần thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của các nhân tố khác trong xã hội.
Thứ hai, thực thi chính sách thi đua, khen thưởng góp phần cụ thể hóa những
chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhanh chóng đi vào thực tiễn.
Thứ ba, góp phần vào kết quả thành công của công cuộc đổi mới đất nước
22
biết vai trị này thơng qua các phong trào thi đua. “Nhiều phong trào thi đua được phát động, khơi dậy và nhân rộng. Từ những phong trào này, đã xuất hiện ngày càng nhiều các tập thể, cá nhân anh hùng, chiến sĩ thi đua và các tấm gương điểnhình tiên tiến, tiêu biểu cho ý chí vươn lên, tinh thần vượt khó, dám nghĩ dám làm, phát huy sức mạnh và sức sáng tạo của con người Việt Nam; tạo động lực mạnh mẽ và góp phần thiết thực vào những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước”. [14].
Thứ tư, vai trị khuyến khích hỗ trợ. Đảng và Nhà nước ban hành nhiều văn
bản, nhiều quy định về công tác thi đua, khen thưởng, những quy định này đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc tổ chức, phát động và triển khai các phong trào thi đua cũng như việc bình xét, suy tôn, đề nghị khen thưởng của các địa phương, đơn vị; thực sự đã tạo ra động lực mạnh mẽ, khuyến khích, động viên các nhân tố là các tập thể, cá nhân ra sức lao động, học tập, cơng tác nhằm hồn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Thứ năm, vai trị thơng tin về thực thi chính sách thi đua, khen thưởng.
Thơng tin có ở nhiều loại hình hoạt động khác nhau như: báo chí, truyền hình, phát thanh… mỗi loại hình có những vai trị, thế mạnh riêng trong việc thực hiện chức năng thơng tin, tun truyền. Vai trị thơng tin thể hiện sự nhận biết đối với thực thi chính sách thi đua, khen thưởng hiện thời mà thơng qua các văn bản tuy khơng cịn hiệu lực pháp luật thi hành nhưng vẫn còn giá trị nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển chính sách thi đua, khen thưởng của quốc gia. Cũng thông qua quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
1.1.7.3. Chủ thể thực thi chính sách thi đua, khen thưởng
Là những tổ chức, nhóm xã hội hoặc cá nhân mà những hành động cụ thể của họ có tác dụng đưa chính sách từ lý thuyết trở thành hiện thực, từ đó tạo ra những biến đổi trong thực tế đời sống xã hội. Lực lượng tham gia thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng rất đơng đảo, gồm các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân hoặc các đối tượng của chính sách; trong đó, chủ thể
23
triển khai trước hết và quan trọng nhất là các cơ quan hành chính nhà nước cùng với các cơng chức của các cơ quan đó.
Như vậy, có rất nhiểu chủ thể tham gia vào q trình thực thi chính sách thi đua, khen thưởng và các chủ thể này có mối quan hệ tương tác với nhau trong q trình thực hiện chính sách; số lượng chủ thể và vai trò của từng chủ thề tham gia tùy thuộc vào từng chính sách cụ thể và bối cảnh của từng nước. Tuy nhiên, có thể nhóm các chủ thể tham gia vào thực thi chính sách thi đua, khen thưởng thành các nhóm sau:
Một là, Chủ thể thực thi chính sách thi đua, khen thưởng là các cơ quan nhà
nước và nhân sự của các cơ quan đó, đây là chủ thể chịu trách nhiệm thực thi chính sách (Chính phủ; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các ban, ngành, cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở trung ương, địa phương; Ủy ban nhân dân các cấp… các cơng chức trong các cơ quan, đơn vị đó).
Hai là, Chủ thể tham gia là các đối tác phi nhà nước (các doanh nghiệp, các
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước…).
Ba là, Chủ thể tham gia với tư cách là đối tượng thụ hưởng chính sách (các
tập thể, cá nhân, người lao động…).
1.1.8. Tính chất, đặc điểm thực thi chính sách thi đua, khen thưởng
Từ khái niệm về thực thi chính sách thi đua, khen thưởng ở trên, chúng ta có thể rút ra những đặc điểm cơ bản của thực thi chính sách thi đua, khen thưởng như sau:
Thứ nhất, thực hiện các quyết định về thi đua, khen thưởng do Nhà nước ban
hành và nội dung thực hiện các chính sách về thi đua, khen thưởng được thể hiện trong các văn bản, quyết định của Nhà nước.
Thứ hai, thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng bao gồm thực hiện một
tập hợp các quyết định, chương trình, dự án trong một thời gian dài. Bởi vì thực hiện một quyết định sẽ không thể hiện được nội dung của chính sách thi đua, khen thưởng.
24
Thứ ba, thực hiện, giải quyết vấn đề về chính sách thi đua, khen thưởng và
tác động của chính sách đến lợi ích của của người lao động, lợi ích của tập thể, địa phương, đơn vị và lợi ích của xã hội.
Thứ tư, thực hiện mục tiêu và giải pháp của chính sách thi đua, khen thưởng
nhằm đạt được mục tiêu là phát huy động viên sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, của cả hệ thống chính trị để thực hiện cơng cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thứ năm, thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ln thay đổi theo thời
gian vì các quyết định sau có những điều chỉnh so với các quyết định trước đó...
Cuối cùng, đặc điểm của thực thi chính sách thi đua, khen thưởng là các cơ
quan trong bộ máy nhà nước từ Trung ương xuống tới địa phương, trong đó chủ yếu là các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước cùng với đội ngũ cán bộ, cơng chức hành chính nhà nước có thẩm quyền.
1.1.9. Quy trình tổ chức thực thi chính sách thi đua, khen thưởng
Q trình hiện thực hóa việc thực thi các chính sách thi đua, khen thưởng trên thực tiễn có ý nghĩa vơ cùng quan trọng nên ln được các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp ở địa phương chỉ đạo sát sao. Vì vậy, các nhà quản lý cùng với các đối tác có liên quan phải cùng nhau nỗ lực thực thi các bước cơ bản theo chu trình thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng. Quy trình thực thi chính sách thi đua, khen thưởng bao gồm các bước sau:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực thi chính sách thi đua, khen thưởng.
Việc triển khai thực thi chính sách thi đua, khen thưởng là q trình tổ chức thực thi chính sách phức tạp, diễn ra trong một thời gian dài liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đối tượng vì thế chúng cần được lập kế hoạch. Để đảm bảo cho thực thi các chính sách thi đua, khen thưởng nhanh chóng và dễ dàng đi vào đời sống xã hội, chúng cần phải được cụ thể hóa bằng những kế hoạch hành động cụ thể để các cơ quan nhà nước triển khai thực hiện một cách chủ động và có kết quả, hiệu quả. Gồm các kế hoạch cụ thể như sau :
25
- Kế hoạch về tổ chức điều hành: lập kế hoạch tổ chức điều hành cần đảm bảo những dự kiến về hệ thống các cơ quan chủ trì và phối hợp triển khai thực hiện chính sách; số lượng và chất lượng nhân sự tham gia tổ chức thực hiện chính sách; những dự kiến về cơ chế trách nhiệm của cán bộ quản lý và công chức thực hiện; cơ chế tác động giữa các cấp thực hiện chính sách.
- Kế hoạch cung cấp các nguồn lực: như dự kiến về cơ sở kiến trúc, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho tổ chức thực hiện chính sách; các nguồn lực tài chính, vật tư văn phịng phẩm.
- Kế hoạch thời gian triển khai thực hiện: xác định thời gian triển khai thực hiện thơng qua dự kiến về thời gian duy trì chính sách; dự kiến các bước tổ chức triển khai thực hiện từ tuyên truyền đến tổng kết rút kinh nghiệm. Mỗi bước đều có mục tiêu cần đạt được và thời gian dự kiến cho việc thực hiện mục tiêu, có thể dự kiến mỗi bước cho phù hợp với một chương trình cụ thể của chính sách.
- Kế hoạch kiểm tra, đơn đốc thực thi chính sách: là những dự kiến về tiến độ, hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện chính sách.
- Xây dựng dự kiến những nội quy, quy chế trong thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng bao gồm nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành; về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức và các cơ quan quản lý nhà nước tham gia tổ chức điều hành chính sách; về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong tổ chức thực hiện chính sách.
Dự kiến kế hoạch thực hiện chính sách ở cấp nào do lãnh đạo cấp đó phê duyệt. Sau khi kế hoạch thực hiện chính sách được phê duyệt sẽ mang giá trị pháp lý, được mọi người chấp hành, thực hiện. Việc điều chỉnh kế hoạch cũng do cấp phê duyệt kế hoạch quyết định.
Bước 2: Phổ biến tuyên truyền thực thi chính sách thi đua, khen thưởng. Sau khi bản kế hoạch tổ chức thực thi chính sách thi đua, khen thưởng được thông qua, các cơ quan nhà nước tiến hành tổ chức triển khai thực hiện theo kế hoạch. Việc trước tiên cần làm trong quá trình này là tuyên truyền vận động nhân dân tham gia thực thi chính sách thi đua, khen thưởng. Đây là một hoạt động quan
26
trọng, có ý nghĩa lớn với cơ quan nhà nước và các đối tượng thực hiện chính sách. Phổ biến, tuyên truyền chính sách tốt giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn khả thi của chính sách trong điều kiện hồn cảnh nhất định để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của nhà nước. Đồng thời phổ biến, tuyên truyền chính sách cịn giúp cho mỗi cán bộ, cơng chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhận thức được đầy đủ