3.2. Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách thiđua, khen
3.2.7. Đẩy mạnh việc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện chính sách thiđua,
Sơ kết, tổng kết phong trào thi đua là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Mục đích của cơng tác sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả cơng tác thi đua khen thưởng là nhằm nhìn nhận những mặt đã làm được, những mặt còn tồn tại, hạn chế, yếu kém từ đó chỉ ra nguyên nhân và nêu lên giải pháp nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong thời gian tiếp theo. Vì vậy, để cơng tác sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng được thực hiện một cách kịp thời, chính xác; Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ và các ban ngành cần thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, đổi mới công tác phát động, chỉ đạo thực hiện, sơ kết, tổng kết và
khen thưởng các phong trào thi đua yêu nước. Hằng năm Hội đồng Thi đua, khen thưởng các cơ quan chuyên môn phải tổ chức đăng ký, ký giao ước thi đua, phát động. Các phong trào thi đua phải đặt các nhiệm vụ chính trị cụ thể của cơ quan, đơn vị làm nội dung thi đua, tập trung vào mục tiêu hoàn thành toàn diện, vượt mức các nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao. Trong phong trào thi đua cần xác định mục tiêu,
109
chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá và các biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể, rõ ràng, thiết thực, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và điều kiện thực tế của mỗi cơ quan, đơn vị. Cần xây dựng, hồn thiện các tiêu chí để đánh giá chính xác kết quả phong trào thi đua, thành tích của mỗi tập thể, cá nhân. Khi phát động phong trào thi đua, cần vận động, tuyên truyền sâu rộng tới tồn thể cán bộ, cơng chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị, để mọi người chủ động, nhiệt tình, tự giác tham gia. Các tổ chức cơng đồn, đồn thanh niên cần phối hợp làm tốt công tác vận động, tổ chức, triển khai thực hiện phong trào thi đua. Kết thúc đợt thi đua phải tổ chức sơ kết, tổng kết kịp thời để đánh giá và rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc tổ chức các phong trào thi đua tiếp theo… Cùng với việc tổ chức phát động phong trào thi đua hàng năm, căn cứ nhiệm vụ, có thể phát động các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề để giải quyết những vấn đề khó khăn, cấp bách của từng ngành, từng địa phương, từng cơ quan, tổ chức trong những thời điểm, giai đoạn cụ thể.
Việc phát động phong trào thi đua được tổ chức vào dịp đầu năm và được tổ chức dưới nhiều hình thức như: Mở hội nghị phát động thi đua riêng biệt, của năm sau gắn với hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng của năm trước với việc phát động phong trào thi đua hoặc gắn với các cuộc mít tinh kỷ niệm ngày lễ lớncủa dân tộc, ngày truyền thống hoặc sự kiện quan trọng của địa phương, đơn vị...
Nội dung tổ chức phong trào thi đua cần xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng, nội dung, khẩu hiệu và thời hạn thi đua; đề ra những biện pháp để tổ chức phong trào thi đua, đồng thời tổ chức phát động, đăng ký thi đua. Cần kịp thời tổ chức sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua yêu nước, tập trung chỉ đạo phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến để cổ vũ, động viên mọi người học tập và làm theo.
Nâng cao chất lượng công tác sơ kết, tổng kết phải hướng tới tính thiết thực, hiệu quả, tránh phơ trương, hình thức. Tăng cường khen thưởng đột xuất, khen thưởng chuyên đề hơn là khen thưởng định kỳ cuối năm, chú trọng khen thưởng người lao động trực tiếp, đặc biệt những tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong các phong trào thi đua tại các cơ quan, đơn vị. Công tác khen thưởng cần lấy
110
kết quả thi đua làm căn cứ xem xét, đảm bảo khách quan, cơng bằng, dân chủ, chính xác; khen thưởng theo hướng thành tích đến đâu, khen thưởng đến đó, khơng cộng dồn thành tích, khơng lấy danh hiệu thi đua làm căn cứ xét khen thưởng nhằm tránh khen thưởng trùng lặp, chỉ tập trung vào đối tượng là cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Thống nhất thực hiện nguyên tắc một thành tích khơng đề nghị nhiều hình thức khen thưởng khác nhau trong cùng một thời điểm, cũng như không đề nghị các cấp khác nhau cùng khen thưởng cho một thành tích, như vậy mới nâng cao chất lượng cơng tác khen thưởng đúng người, đúng thành tích và giá trị khen thưởng mới thực sự được nâng lên.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển
hình tiên tiến trên các phương tiện thông tin đại chúng: Thông qua các phong trào thi đua, cần phải tăng cường phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến. Cơng tác xây dựng điển hình tiên tiến phải được thực hiện từ cơ sở và thực hiện đồng bộ cả 4 khâu: Phát hiện - bồi dưỡng - tổng kết – nhân rộng điển hình tiên tiến. Các cơ quan, đơn vị có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng, xây dựng các mơ hình mới, nhân tố mới trong từng năm và trong từng giai đoạn; phấn đấu mỗi ngành, lĩnh vực, địa phương lựa chọn được các điển hình tiêu biểu, xuất sắc tồn diện để phổ biến, nêu gương và nhân rộng. Tổ chức đăng ký thi đua cùng các điển hình tiên tiến để các phong trào thi đua thực sự phát huy tác dụng và đi vào chiều sâu. Xác định đây là nội dung trọng tâm trong đổi mới phương thức tổ chức chỉ đạo các phong trào thi đua hiện nay, qua đó đánh giá tính hiệu quả, thiết thực của các phong trào thi đua yêu nước của các cấp, các ngành và từng địa phương, đơn vị.
Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, tham quan, học tập kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả của điển hình tiên tiến. Tổ chức các hoạt động biểu dương, tơn vinh các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong các phong trào thi đua, các gương điển hình tiên tiến, các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong công tác và phong trào thi đua yêu nước. Tổ chức tốt các hình thức, biện pháp tuyên truyền những gương sáng người tốt, việc tốt trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống truyền thanh, bảng tin, trang thông tin điện tử tại cơ quan, đơn vị…
111
Thứ ba, bảo đảm các điều kiện vật chất, hạ tầng kỹ thuật khoa học cơng nghệ
thực hiện chính sách thi đua khen thưởng. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt trong Cách mạng cơng nghiệp 4.0 thì việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào cải cách thủ tục hành chính, thực hiện các chính sách về thi đua, khen thưởng và xây dựng, triển khai phần mềm “Hệ thống quản lý hồ sơ khen thưởng điện tử trong Thi đua - Khen thưởng” các trang Web về thi đua, khen thưởng là một quá trình tất yếu. Phần mềm quản lý thi đua, khen thưởng sẽ khiến cho việc cập nhật, lưu trữ dữ liệu được an toàn và thuận tiện trong tra cứu, đáp ứng được nhu cầu của công tác thi đua, khen thưởng, giúp cho các cơ quan, đơn vị, nắm được thông tin đầy đủ, kịp thời, cũng như phục vụ việc nâng lương trước hạn, xem xét khen thưởng, kỷ luật đúng, đủ theo quy định về thành tích trong hoạt động nghiệp vụ...
112
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trong giai đoạn toàn Đảng, tồn dân, tồn qn ta đang đẩy mạnh cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Cơng tác thi đua, khen thưởng cũng phải không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả để đáp ứng được những yêu cầu của thời đại mới.
Căn cứ vào thực trạng tổ chức triển khai thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, tác giả đã tổng hợp đưa ra một số quan điểm, các mục tiêu, phương hướng tổ chức thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Các giải pháp chủ yếu: Đổi mới công tác ban hành văn bản và xây dựng kế hoạch triển khai chính sách thi đua, khen thưởng; Đổi mới cơng tác tun truyền chính sách thi đua, khen thưởng; Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan thực hiện chính sách về thi đua, khen thưởng; Giải pháp về duy trì thực thi chính sách thi đua, khen thưởng; Giải pháp về điều chỉnh thực thi chính sách thi đua, khen thưởng; Giải pháp về giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chính sách về thi đua, khen thưởng; Đẩy mạnh việc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng.
Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao q trình thực hiện phải có sự nhất qn, đồng bộ giữa các nhóm giải pháp và giữa các Sở, Ban, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị trường học, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các giải pháp phải được vận dụng một cách cụ thể, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của từng địa phương, đơn vị, từng vùng, miền khác nhau.
Ngồi ra, tơi đã đề xuất các kiến nghị đối với Nhà nước, chính quyền tỉnh và Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế (Cơ quan thường trực của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng tỉnh) nhằm đem đến sự thay đổi mạnh mẽ, có hiệu quả trong q trình thực thi chính sách thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
113
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trong bối cảnh cuộc đấu tranh giữ vững định hướng XHCN trên các lĩnh vực vẫn còn đang diễn ra gay gắt, quyết liệt, thực thi chính sách thi đua, khen thưởng, là vấn đề vừa có tính lý luận vừa có giá trị thực tiễn. Bởi lẽ, thực thi chính sách thi đua, khen thưởng gắn liền với việc khơi dậy và phát huy nội lực, động viên sức mạnh tinh thần và thúc đẩy sự phát triển đất nước. Tuy nhiên, do đặc thù của từng địa phương việc thực thi chính sách thi đua, khen thưởng cũng cần có sự linh hoạt, bổ sung điều chỉnh kịp thời để phù hợp với tình hình thực tế. Với các mục tiêu nghiên cứu được đề ra, luận văn “Thực thi chính sách thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” giải quyết được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh như sau:
Một là, xem xét một số vấn đề lý luận cơ bản về thực thi chính sách thi đua, khen thưởng. Về khái niệm, tác giả đưa ra khái niệm: “Thực thi chính sách thi đua, khen thưởng là q trình đưa chính sách thi đua, khen thưởng vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua việc ban hành các văn bản, quy định, chương trình, dự án về thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng và tổ chức thực hiện chúng nhằm hiện thực hoá mục tiêu động viên, khích lệ các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua do các cấp, các ngành, các địa phương đơn vị phát động”.
Hai là, phân tích thực trạng thực thi chính sách thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Từ các kết quả thu được trong quá trình phát phiếu điều tra khảo sát cũng như phỏng vấn sâu, luận văn đã chỉ rõ thực trạng tổ chức triển khai thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua. Kết hợp với việc phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác tổ chức triển khai thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, luận văn đã đánh giá quá trình thực hiện dựa trên khung lý thuyết về các bước trong quy trình tổ chức thực hiện chính sách. Qua đó, đưa ra những ưu điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong q trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách thi
114
đua, khen thưởng trong giai đoạn vừa qua. Do đó, u cầu đặt ra cho cơng tác thi đua, khen thưởng trong thời gian tới là cần tập trung hồn thiện quy trình chuẩn để tổ chức triển khai thực hiện chính sách, xây dựng một mơ hình phù hợp cho việc thực hiện chính sách trong đó đối tượng chính sách được lấy là trung tâm.
Ba là, luận văn đã đưa ra một số quan điểm, các mục tiêu, phương hướng tổ chức thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng và đề xuất 07 giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng tại tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm tăng cường thực thi chính sách thi đua, khen thưởng tại tỉnh Thừa Thiên Huế những năm tới, cụ thể: Đổi mới công tác ban hành văn bản và xây dựng kế hoạch triển khai chính sách thi đua, khen thưởng; Đổi mới cơng tác tun truyền chính sách thi đua, khen thưởng; Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan thực hiện chính sách về thi đua, khen thưởng; Giải pháp về duy trì thực thi chính sách thi đua, khen thưởng; Giải pháp về điều chỉnh thực thi chính sách thi đua, khen thưởng; Giải pháp về giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chính sách về thi đua, khen thưởng; Đẩy mạnh việc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng.
Từ đó, tác giả đưa ra kiến nghị với Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế (Cơ quan Thường trực của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh như sau:
Cần nâng cao năng lực của đội ngũ công chức trong tham mưu thực hiện các chính sách về thi đua , khen thưởng. Xây dựng kế hoạch, tập trung tuyên truyền các điển hình tiên tiến, phổ biến các bài học kinh nghiệm được tổng kết từ thực tiễn.
Tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức về vai trị, vị trí, tầm quan trọng của cơng tác thi đua, khen thưởng. Tích cực đổi mới cơng tác thi đua, khen thưởng theo nội dung, tinh thần Chỉ thị 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, đáp ứng và phục vụ kịp thời
115
công tác lãnh đạo, chỉ đạo cho lãnh đạo các cấp về thi đua, khen thưởng. Xây dựng các chính sách ưu đãi đối với đội ngũ công chức làm công tác thi đua, khen thưởng. Hàng năm tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua, khen thưởng theo hướng tăng thời lượng giải đáp, đối thoại và hướng dẫn biện pháp nhân rộng, bồi dưỡng, giới thiệu điển hình tiên tiến của các Sở, Ngành, địa phương, để học tập nêu gương.
Chính sách thi đua, khen thưởng của nước ta ngày càng được hoàn thiện và được triển khai sâu rộng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội cho đất nước. Tuy nhiên việc triển khai chính sách thi đua, khen thưởng nói chung và chính sách thi đua, khen thưởng của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng là một vấn đề rất lớn cần có sự quan tâm nghiên cứu với quy mô lớn và trong thời gian cần thiết. Những kết quả mà luận văn nghiên cứu và tìm hiểu giúp chúng ta có được cái nhìn tổng thể hơn về q trình thực thi chính sách thi đua, khen thưởng, những ưu điểm và nhược điểm trong quá trình thực hiện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Với những kiến thức và kinh nghiệm thực tế cịn hạn chế của bản thân, luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót hoặc chưa đạt được kết quả như mong muốn, đặc biệt là các giải pháp. Do đó, tác giả rất mong nhận được các ý kiến góp ý của các q thầy, cơ giáo trong Hội đồng và các đồng nghiệp, các chuyên gia để luận văn hoàn thiện hơn và có thêm những kiến thức thực tế phục vụ cho công tác, nhiệm vụ được giao.
116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thị Việt Anh (2016), Quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng tại
Bệnh viện tuyến trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận văn thạc sỹ Quản
lý cơng, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.
2. Trần Tuấn Anh (2019), Tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen