Đổi mới công tác ban hành văn bản và xây dựng kế hoạch triển khai chính

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 107 - 109)

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách thiđua, khen

3.2.1. Đổi mới công tác ban hành văn bản và xây dựng kế hoạch triển khai chính

khen thưởng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

3.2.1. Đổi mới công tác ban hành văn bản và xây dựng kế hoạch triển khai chính sách thi đua, khen thưởng chính sách thi đua, khen thưởng

Thứ nhất, về công tác xây dựng và ban hành văn bản Chủ động ban hành các

văn bản hướng dẫn, rà soát kịp thời trên cơ sở Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành các quy định mới để bổ sung các văn bản của Ngành về công tác thi đua khen thưởng. Việc ban hành văn bản về thi đua, khen thưởng bao gồm các văn bản hành chính thơng thường mang tính chỉ đạo, lãnh đạo như: Kế hoạch, hướng dẫn, công văn, Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh, Chương trình, Báo cáo,... và các văn bản mang tính pháp quy như: Quy định, Quy chế, Quyết định...

Để hệ thống các văn bản về thi đua, khen thưởng có tính ổn định lâu dài, công tác tham mưu đề xuất phải được thực hiện một cách bài bản, có chiều sâu và có tầm nhìn.Muốn đạt được điều đó cần có sự phối hợp thường xuyên hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo. Chính sách ban hành để thực hiện trong cuộc sống do đó mọi chính sách phải bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống, từ cơ sở. Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Thừa Thiên Huế phải thường xuyên phối hợp với các Sở, ban, ngành trong việc ban hành các văn bản theo thẩm quyền hoặc phối hợp trong công tác tham mưu với UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, có như vậy hệ thống các văn bản mới có tính thống nhất, phù hợp với thực tiễn, khi ban hành sẽ đi vào cuộc sống, có tính ổn định lâu dài và phát huy vai trò, hiệu quả.

Bên cạnh việc ban hành các văn bản mang tính pháp quy, cần xây dựng có chất lượng các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo đặc biệt là các văn bản hướng dẫn tổ chức triển khai các phong trào thi đua, công tác khen thưởng; văn bản hướng dẫn thực hiện công tác xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến; các kế hoạch, chương trình thi đua...

99

Tăng cường sự quản lý của Nhà nước thông qua việc tham mưu xây dựng thể chế về thi đua, khen thưởng, tạo cơ sở pháp lý để quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Công tác tham mưu xây dựng các quy định về thi đua, khen thưởng cần được triển khai tích cực, đồng bộ, gắn liền với tình hình thực tiễn nhằm động viên các phong trào thi đua yêu nước phát triển sâu rộng, lan tỏa mạnh mẽ; phát hiện nhiều mơ hình hay, cách làm sáng tạo, nhiều tấm gương điển hình tiên tiến trong xã hội. Công tác thi đua, khen thưởng phải thực sự trở thành động lực tinh thần to lớn, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của từng ngành, từng địa phương và đơn vị cơ sở.

Thứ hai, về xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các phong trào thi đua

Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua tại các cơ quan chuyên môn là tiền đề, cơ sở quan trọng để thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng đúng định hướng. Làm tốt công tác này giúp cho việc chỉ đạo, điều hành của các cấp được tiến hành thuận lợi cũng như công tác theo dõi, kiểm tra diễn ra dễ dàng. Do vậy, trong thời gian tới, các cơ quan chuyên môn trong việc ban hành Kế hoạch phát động cần nghiên cứu, phối hợp để các Sở, ban, ngành hạn chế được sự trùng lặp trong đối tượng thụ hưởng. Trong trường hợp các chính sách khác nhau có cùng mục tiêu hỗ trợ cho một đối tượng thụ hưởng cần có sự phối hợp để đạt hiệu quả cao hơn. Việc thiết lập kế hoạch triển khai từ các sở, ban, ngành phải có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ từ cấp Huyện. Việc thực hiện tốt khâu lập kế hoạch sẽ có tác động trực tiếp tới hiệu quả của tồn bộ q trình thực thi chính sách. Do đó, việc xây dựng kế hoạch cũng cần tiến hành theo hàng năm, cụ thể hơn đến từng Quý, tháng và thiết lập môi trường phối hợp thuận lợi giữa các cấp. Kế hoạch phát động thi đua phải được xây dựng dựa trên kết quả thực hiện năm trước; các chỉ tiêu đề ra phải có tính logic, khả thi, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, có tính đến các dự báo trong tương lai. Khi xây dựng kế hoạch thực hiện các phong trào thi đua, bên cạnh xác định mục tiêu, nội dung, đối tượng, phạm vi, biện pháp thực hiện, cần có nội dung kiểm tra, giám sát và phân công trách nhiệm, tiến độ trong quá trình thực hiện. Kế hoạch phải cụ thể và xác định rõ: cơ quan, đơn vị khởi xướng, chủ trì; cơ quan, đơn

100

vị phối hợp;lực lượng và điều kiện thực thi; công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và đề xuất khen thưởng. Phong trào thi đua cần hướng về cơ sở và người trực tiếp công tác, học tập, lao động, sản xuất và chiến đấu, là lực lượng đơng đảo thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Với các phong trào lớn, phong trào mới, nhiệm vụ đề ra nhiều cần nghiên cứu, xem xét việc chọn, chỉ đạo điểm trong thời gian nhất định, để rút kinh nghiệm từ chỉ đạo điểm trước khi nhân rộng phong trào.

Thứ ba, khảo sát, lựa chọn đúng, xây dựng kế hoạch phù hợp để xây dựng

điển hình tiên tiến. Để xây dựng và nhân điển hình tiên tiến có hiệu quả, cơng tác khảo sát, lựa chọn, xây dựng kế hoạch có vị trí vai trị rất quan trọng, giúp xác định đúng đối tượng, tổ chức thực hiện khoa học, phát huy tốt được tác dụng của các điển hình tiên tiến. Trên cơ sở kế hoạch xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến đã xác định, các cơ quan, đơn vị cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cơ sở xây dựng, hoàn thiện kế hoạch thực hiện ở cấp mình, đảm bảo sát thực tiễn và có tính khả thi cao; trong đó, phải thể hiện rõ mục đích, u cầu, nội dung, thời gian, lộ trình. Kế hoạch phải dự kiến được những tập thể, cá nhân xây dựng điển hình; xác định mơ hình, nội dung, biện pháp tuyên truyền, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến tồn diện và trên từng mặt cơng tác. Khi xây dựng các điển hình tiên tiến cần khảo sát tỉ mỉ, xem xét dựa trên quan điểm: khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể, phát triển. Lựa chọn những tập thể, cá nhân xây dựng điển hình tiên tiến phải thật sự tiêu biểu; hướng vào những đơn vị cịn nhiều khó khăn, đảm bảo đúng thực chất, có trọng tâm, trọng điểm, tránh tràn lan. Nhận xét, đánh giá phải khách quan, khơng vì xây dựng điển hình tiên tiến mà hạ thấp các yêu cầu. Khi phát hiện điển hình tiên tiến cần nhanh chóng xây dựng, bồi dưỡng, thử thách, kết hợp với động viên khích lệ để điển hình tiên tiến vươn lên khẳng định mình trong thực tiễn, để các cơ quan đơn vị học tập, làm theo thúc đẩy phong trào thi đua đạt kết quả tốt nhất.

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)