Khái niệm thực thi chính sách bồi dưỡngcơng chức phường

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách bồi dưỡng công chức phường tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 37 - 40)

1.2. THỰC THI CHÍNH SÁCH BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC PHƯỜNG

1.2.1. Khái niệm thực thi chính sách bồi dưỡngcơng chức phường

1.2.1.1. Khái niệm thực thi chính sách cơng

Thực thi chính sách cùng với hoạch định chính sách, phân tích đánh giá chính sách, là các bước trong chu trình chính sách cơng (Policy Process). Trong chu trình chính sách cơng, thực thi chính sách có vai trị thực hiện mục tiêu chính sách, kiểm nghiệm chính sách trong thực tế, và góp phần cung cấp luận cứ cho việc hoạch định, ban hành chính sách tiếp theo.

29

(Nguồn: Nguyễn Hữu Hải, Lê Văn Hòa, đồng chủ biên), 2014, Đại cương về Chính sách cơng, NXB Chính trị Quốc gia, Sự thật Hà Nội

Hình 1.1. Chu trình chính sách cơng

Trong quy trình hồn thiện chính sách thực thi chính sách là một khâu quan trọng quyết định sự thành bại của một chính sách cơng.

Thực thi chính sách cơng là việc đưa ý chỉ của chủ thể chính sách vào thực thi trong hiện thực. Việc tổ chức thực thi chính sách là q trình biến các chính sách thành những kết quả, trên thực tế là các hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nước, nhằm hiện thực hóa những mục tiêu mà chính sách đã đề ra. Việc thực thi chính sách góp phần khẳng định tính đúng đắn của chính sách, vai trò của chủ thể trong việc thực thi chính sách, góp phần nâng cao niềm tin của nhân dân đối với chính quyền.

Một chính sách có hiệu quả hay khơng sẽ được chứng minh trong thực tiễn, thực tiễn là chân lý, là thước đó, là cơ sở đánh giá khách quan chất lượng va hiệu quả của chính sách. Thơng qua việc thực hiện chính sách, cơ quan chức năng mới biết được chính sách đó có được xã hội chấp nhận hay khơng.

Có những vấn đề trong giai đoạn hoạch định chính sách chưa phát sinh hoặc chưa nhận thấy, đến giai đoạn tổ chức thực thi mới phát hiện. Quá trình thực thi chính sách với những hành động thực tiễn sẽ góp phần điều chỉnh, bổ sung và hồn thiện chính sách phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của cuộc

30

sống. Đồng thời việc thực thi chính sách là một q trình biến động địi phải có kinh nghiệm để để ra giải pháp phù hợp trong thực hiện chính sách.

Như vậy: Thực thi chính sách cơng có thể được hiểu là tồn bộ q trình

đưa chính sách vào đời sống xã hội theo một quy trình, thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm giải quyết vấn đề chính sách đang diễn ra đối với những đối tượng cụ thể trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định.

1.2.1.2. Khái niệm thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường

Với cách tiếp cận như trên, có thể thấy rằng: Thực thi chính sách bồi dưỡng

cơng chức phường là tồn bộ q trình đưa chính sách bồi dưỡng công chức phường vào đời sống xã hội theo một quy trình, thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm giải quyết vấn đề bồi dưỡng đang diễn ra đối với công chức phường trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định.

Đây là q trình biến mục tiêu của chính sách thành những kết quả trên thực tế thơng qua các hoạt động có tổ chức của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước và các cá nhân, tổ chức trong xã hội có liên quan, nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến bồi dưỡng cơng chức phường mà chính sách đề ra. Q trình này có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công hay thất bại của một chính sách và có tầm quan trọng lớn lao đối với hoạt động quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Nghị định 101/2017/NĐ-CP cũng đã khẳng định mục tiêu của bồi dưỡng là “trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức và hoạt động nghề nghiệp của viên chức, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước” [12].

Chủ thể tham gia thực thi chính sách bồi dưỡng công chức phường bao gồm:

Chủ thể trực tiếp thực thi chính sách: (1) Các cơ quan, đơn vị và tổ chức có trách nhiệm thực hiện nội dung chính sách bồi dưỡng cơng chức phường, ví

31

dụ phịng Nội vụ, UBND quận, UBND các phường…; (2) Đội ngũ công chức phường là đối tượng thụ hưởng trực tiếp của chính sách bồi dưỡng cơng chức phường.

Chủ thể gián tiếp thực thi chính sách: Các cơ quan, đơn vị và tổ chức có trách nhiệm phối hợp trong cơng tác tổ chức thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường, ví dụ: phịng Tài chính- Kế hoạch,…

Trong q trình thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường, các chủ thể này có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau để cùng đưa nội dung chính sách vào thực tiễn.

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách bồi dưỡng công chức phường tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)