Thực hiện các biện pháp nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong thực th

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách bồi dưỡng công chức phường tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 105)

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC THI CHÍNH SÁCH BỒ

3.2.4. Thực hiện các biện pháp nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong thực th

trong thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường

Để chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức phường được thực hiện một cách hiệu quả thì địi hỏi các cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách phải tăng cường các nguồn lực và kinh phí cho thực thi chính sách. Khi nguồn lực và kinh phí dồi dào thì sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho việc thực thi chính sách và hồn thành mục tiêu chính sách.

Thứ nhất: Thực hiện xã hội hóa, thu hút nguồn lực của cá nhân, tổ chức

trong và ngoài nước cho việc tổ chức thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường. Ngồi nguồn kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước, hoạt động bồi dưỡng công chức cần tiếp tục phát huy các nguồn kinh phí từ các chương trình mục tiêu và dự án do nước ngoài tài trợ. Hàng năm, Trung ương và Thành phố cũng như Quận dành một phần lớn ngân sách cho công tác bồi

97

dưỡng cơng chức phường từ các nguồn kinh phí khác nhau. Vì vậy, sử dụng và quản lý kinh phí tốt sẽ có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường.

Thứ hai: Kết hợp việc thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường

của Quận Long Biên với thực thi các chính sách, dự án khác để tận dụng mọi nguồn lực, hướng tới mục tiêu lớn nhất là tổng hợp nguồn lực cho bồi dưỡng cơng chức phường. Ví dụ các chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa, du lịch của Hà Nội, chính sách phát triển kinh tế tri thức của Hà Nội, chính sách phát triển khoa học cơng nghệ, chính sách an sinh xã hội, chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, quy hoạch thành phố… Thông qua việc kết hợp này, các công chức phường phụ trách các mảng chuyên môn cũng được tham gia bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực của mình.

Thứ ba: Kêu gọi, phát huy sự tham gia của nhiều tổ chức phi chính phủ

trong và ngồi nước, của các dự án cho hoạt động thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường trên địa bàn. Nhờ đó, có thể tận dụng nhiều nguồn lực phong phú để có thể đầu tư trang thiết bị, vật chất cho hoạt động bồi dưỡng, đáp ứng yêu cầu dạy, học theo phương pháp mới hoặc tăng phần hỗ trợ chế độ đi học tập, bồi dưỡng như sách vở, tài liệu, tiền ăn nghỉ,... giúp các học viên có những điều kiện thuận lợi nhất, đảm bảo chất lượng học tập.

Ngoài ra, cần kiểm tra lại các nguồn lực sẵn có để có sự đánh giá, phân bổ các nguồn lực chi phí một cách hợp lý và hiệu quả. Tập trung nguồn lực tháo gỡ cơ chế, tăng chế độ đi học tập, bồi dưỡng cho công chức phường, nhất là chế độ đi lại, ăn nghỉ, học phí, tài liệu và các chi phí khác. Quan tâm xây dựng chế độ chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho đội ngũ giảng viên, cán bộ cơng chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng; có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ vật chất, tinh thần cho cơng chức phường có thành tích xuất sắc trong học tập, nâng

98

cao trình độ, chun mơn trong bồi dưỡng. Đảm bảo học viên yên tâm tham gia bồi dưỡng, đem lại hiệu quả tốt.

3.2.5. Tăng cường cơng tác kiểm tra, đánh giá q trình thực thi chính sách

Đây là một công việc vô cùng quan trọng để giám sát, xem xét q trình thực thi chính sách. Đặc biệt, việc đánh giá chính sách giúp cho chúng ta phát hiện ra những điểm bất hợp lý của chính sách từ đó có quyết định chỉnh sửa kịp thời. Tăng cường kiểm tra, đánh giá của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Thành phố về bồi dưỡng cơng chức phường. Hoạt động này cịn nhằm phát hiện những vi phạm, sai trái trong thực thi chính sách để có chế tài xử lý nghiêm minh đồng thời cũng tìm ra những điểm bất cập, chưa hợp lý để kiến nghị sửa đồi, điều chỉnh cũng như các sáng kiến, mơ hình hay cần nhân rộng, giúp Tỉnh thực hiện tốt kế hoạch bồi dưỡng của Trung ương ban hành cũng như bảo đảm thực hiện nghiêm túc, đúng, đủ về thời hạn, chỉ tiêu, đối tượng đồng thời đặt trong những điều kiện cụ thể của địa phương để bảo đảm tính phù hợp, khả thi. Bởi vậy, thanh tra, kiểm tra, giám sát phải được tăng cường và thực hiện nghiêm hơn nữa đối với thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường.

Thứ nhất, cần có sự kiểm tra, kiểm sốt một cách đồng bộ và tồn diện

q trình thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường trên địa bàn tồn Tỉnh. Bên cạnh đó, phát huy vai trị giám sát của người dân, các tổ chức đồn hội, cơ quan báo chí, dư luận.... Nâng cao vai trị của các cơ quan, phương tiện truyền thông đại chúng trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tham nhũng, quan liêu; phát hiện và kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về trong thực thi chính sách này.

Thứ hai, nội dung kiểm tra, đánh giá cần được tập trung vào đối tượng

99

gia bồi dưỡng. Đặc biệt là kiểm sốt việc cơng khai minh bạch danh sách, chi phí trong q trình thực thi chính sách này.

Thứ ba, kịp thời sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong việc lãnh đạo, chỉ

đạo, triển khai thực hiện, kịp thời động viên, khen thưởng, tuyên dương những cơ quan, đơn vị, có cách làm sáng tạo, làm tốt, hiệu quả, đúng với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và phù hợp với thực tế đơn vị, địa phương, đồng thời, nhân rộng mơ hình điển hình đạt được những kết quả tốt.

Thứ tư, gắn kết quả kiểm tra, đánh giá với việc khen thưởng những cá

nhân, tập thể xuất sắc cũng như xử lý nghiêm minh cán bộ, đảng viên lợi dụng chức, quyền làm những việc trái với chủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết, kế hoạch của Đảng và Chính phủ. Xử lý kịp thời những đơn vị, cá nhân, nhất là người đứng đầu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định, khơng đạt mục tiêu chính sách. Đưa kết quả thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá, xếp loại hằng năm đối với tập thể, cá nhân. Không đề bạt, khen thưởng cán bộ là người đứng đầu, cấp phó phụ trách những đơn vị khơng hồn thành các chỉ tiêu về bồi dưỡng công chức.

Đồng thời lấy thông tin từ kiểm tra, đánh giá thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường làm căn cứ đề xuất điều chỉnh, hồn thiện nội dung chính sách bồi dưỡng công chức phường.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Để thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tới, có thể đề xuất, kiến nghị với Trung ương và UBND Thành phố một số nội dung sau:

- Đối với Bộ Nội vụ:

Đề nghị tham mưu với Chính phủ sửa quy định tại khoản 1 Điều 4, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP), số lượng công chức cấp xã tối đa khơng q 23 người), trong

100

đó hầu hết mỗi vị trí chỉ do một người đảm nhiệm, điều đó rất khó để sắp xếp được thời gian tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, trong khi nhu cầu của họ là rất lớn và thường xuyên, để đạt được mục tiêu theo Quyết định số 163/QĐ- TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đối với Bộ Tài chính:

Đề nghị nghiên cứu sửa đổi Thơng tư số 36/2017/TT-BTC ngày 31/3/2017 quy định về chế độ hỗ trợ cho cán bộ, công chức được cử đi học do cơ quan cử đi chi trả, đề nghị sửa theo hướng cơ quan tổ chức bồi dưỡng chi trả kinh phí để các cơ quan, đơn vị tổ chức bồi dưỡng và người tham gia bồi dưỡng chủ động thực hiện.

- Đối với UBND Thành phố:

+ Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo các ngành, các cấp về ý nghĩa và tầm quan trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

+ Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức, đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức theo Thông tư số 10/2017/TT-BNV ngày 29/12/2017 của Bộ Nội vụ, ban hành Kế hoạch đề ra các giải pháp, biện pháp khả thi nhằm phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ được giao.

+ Hằng năm, đề nghị UBND Thành phố cấp tăng kinh phí cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn, đảm bảo chế độ cho người tham gia bồi dưỡng.

101

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Từ thực tiễn thực thi chính sách bồi dưỡng công chức phường tại quận Long Biên với những mặt đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế cũng như trên cơ sở quan điểm, mục tiêu chính sách bồi dưỡng cơng chức phường của Quận, Luận văn đã tập trung đưa ra 5 nhóm giải pháp tăng cường thực thi chính sách bồi dưỡng công chức phường Quận Long Biên, bao gồm:

(1) Đổi mới công tác ban hành văn bản và xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường; (2) Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các chủ thể có liên quan trong thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường; (3) Nâng cao năng lực cho các chủ thể thực thi chính sách; (4) Tăng cường đầu tư nguồn lực, tăng hiệu quả, hiệu suất đầu tư đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; (5) Tăng cường cơng tác kiểm tra, đánh giá q trình thực thi chính sách.

Bên cạnh đó, Luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị cụ thể đối với Trung ương (Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính) và UBND quận Long Biên.

Để có thể đạt được hiệu quả tồn diện, cần áp dụng đồng bộ, nghiêm túc và thường xuyên cả 6 nhóm giải pháp này. Đồng thời, địa phương cũng cần có sự vận dụng linh hoạt những giải pháp này để chủ động và phù hợp với điều kiện sẵn có cũng như phù hợp với đặc thù của Quận trong thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường thời gian tới.

102

KẾT LUẬN

Nói về tầm quan trọng của cơng tác bồi dưỡng công chức, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” [33]. Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, yêu cầu xây dựng đội ngũ cơng chức “Có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, hết lịng phấn đấu vì lợi ích của nhân dân, của dân tộc; có bản lĩnh chính trị vững vàng, khơng dao động trước những khó khăn, thử thách; có năng lực hồn thành nhiệm vụ được giao; có nhân cách và lối sống mẫu mực, trong sáng; có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tơn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân” là nhiệm vụ cấp thiết đặt ra. Thơng qua thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường trên địa bàn, trong những năm qua Quận Long Biên đã xây dựng dược đội ngũ công chức phường đủ về số lượng, cơ bản hợp lý về cơ cấu, có năng lực, kỹ năng trong cơng tác, có tính chun nghiệp ngày càng tăng, đáp ứng yêu cầu của chính quyền cơ sở.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả cơ bản đã đạt được vẫn cịn một số điểm hạn chế, thiếu sót nhất định cần phải được khắc phục kịp thời, như: Một số lớp bồi dưỡng được mở ra phần lớn đáp ứng nhu cầu bổ sung chứng chỉ, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm chứ chưa xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị đơi khi thiếu sự hài hịa, nhịp nhàng; chế độ, chính sách cịn chưa đủ tính khích lệ, một số lớp mở vào thời điểm chưa hợp lý gây khó khăn cho khâu quản lý và sự tham gia của học viên… Chính vì thế, Luận văn đã đề xuất một số giải pháp để tăng cường thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường tại quận Long Biên. Điều này nhằm hướng đến mục tiêu phát huy hiệu quả trong thực thi của chính sách bồi dưỡng cơng chức phường, qua đó khơng ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cơng chức phường tại quận Long Biên trong thời gian tới.

103

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương (2002) Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp

hành Trung ương Đảng (khoá IX) ngày 18/3/2002 về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn

2. Ban chấp hành Trung ương, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 khóa VIII về chiến

lược cán bộ thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, NXB

Chính trị Quốc gia Hà Nội.

3. Ban Chấp hành Trung ương (2006) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam.

4. Ban Chấp hành Trung ương (2015), Nghị quyết số 39/NQ/TW về tinh giản biên

chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, ngày 17 tháng 4 năm

2015.

5. Ban Chấp hành Trung ương (2021) Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc XIII.

6. Nguyễn Trọng Bình (2019) “Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách cơng ở Việt

Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 24 (400), tháng 12/2019.

7. Ngô Thành Can (2014), Bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong khu vực

công, NXB Lao động, Hà Nội.

8. Chính phủ (2011) Nghị quyết 30c về Chương trình Tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.

9. Chính phủ (2021) Nghị quyết 76 về Chương trình Tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030.

10. Chính phủ (2009), Nghị định số 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một

số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã ngày 22/10/2009.

104

11. Chính phủ (2013), Nghị định 29/2013/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều

của nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế định, chính sách đói với CB, cơng chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã ngày 08 tháng 4 năm 2013.

12. Chính phủ (2017), Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngày 01 tháng 9 năm 2017.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H.2011.

14. Nguyễn Thị Hà (2016), “Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơng chức từ

thực tiễn Bộ Khoa học & Cơng nghệ”, Luận văn thạc sĩ Chính sách cơng, Học

viện Khoa học – xã hội Việt Nam.

15. Nguyễn Thị Thu Hà (2020) Bồi dưỡng cán bộ, công chức phường đáp ứng yêu

cầu của thời kỳ mới, Tạp chí Tổ chức Nhà nước điện tử.

16. Đỗ Phú Hải, Hồn thiện và tăng cường thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ, công chức, Tạp chí Tổ chức Nhà nước điện tử, Bộ Nội vụ.

17. Nguyễn Hữu Hải, Lê Văn Hòa (Đồng chủ biên), 2014, Đại cương về chính sách

cơng, NXB Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội.

18. Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.

19. Học viện Hành chính Quốc gia (2002) Hoạch định và phân tích chính sách cơng- giáo trình, NXB Thống kê, Hà Nội.

20. HĐND thành phố Hà Nội (2018) Nghị quyết số 11/2018/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Về việc Quy định một số nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền.

21. Trần Diệu Huyền (2017) “Vấn đề chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng

chức ở Việt Nam hiện nay”. Luận văn Thạc sĩ, chun ngành Chính sách cơng,

105

22. Trần Đăng Khoa, Nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng công chức phường của tỉnh Quảng Bình, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 3/2015.

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách bồi dưỡng công chức phường tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)