Những hạn chế

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách bồi dưỡng công chức phường tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 91 - 92)

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH BỒI DƯỠNGCƠNG

2.4.2. Những hạn chế

Một là: Cấp ủy, chính quyền một số phường chưa thực sự quan tâm đúng

mức đến công tác bồi dưỡng công chức phường; một số cá nhân chưa xác định đúng đắn mục đích của bồi dưỡng mà mới chỉ dừng lại ở mục tiêu học để có chứng chỉ hoặc học theo phân công, theo chỉ tiêu của cơ quan.

Hai là: Quá trình triển khai thực thi chính sách bồi dưỡng công chức

phường chủ yếu được thực hiện theo hình thức từ trên xuống với những cơ chế, chương trình, kế hoạch có phần cứng nhắc theo ý chí của các cấp ban hành, thiếu sự tham gia của cơng chức phường và chính quyền cơ sở trong việc xây dựng các chương trình, dự án bồi dưỡng cơng chức phường. Do vậy, nhiều chương trình, kế hoạch khi tổ chức thực hiện lại không phù hợp với thực tế , phần nào ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu của chính sách, giảm sút lịng tin của người dân và gây lãng phí nguồn ngân sách của nhà nước.

Ba là: Việc thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường chưa được

gắn kết chặt chẽ với công tác quy hoạch, phát triển công chức. Việc cử công chức đi học phần nhiều dựa vào chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn ngạch, theo công tác cán bộ, phần nhiều mang tính chất “cào bằng”, “đến hẹn lại lên” chứ chưa có chính sách ưu tiên trong bồi dưỡng đối với cơng chức phường có năng lực. Cơng tác bồi dưỡng công chức phường ở một số huyện trên địa bàn chưa căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ chuyên môn và chức danh công chức đảm nhận để xét cử hoặc chấp thuận cho cơng chức tham gia các chương trình đào tạo phù hợp với chuyên môn được giao.. Điều này, dẫn đến việc công chức phường mặc dù được chuẩn hố về bằng cấp, nhưng khơng nâng cao được trình độ chun mơn, nghiệp vụ, ảnh hưởng đến việc thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền hành chính hiện đại. Bên cạnh đó, chưa quan tâm nhiều đến cơng tác đào tạo đội ngũ công chức kế cận nhiều địa phương quan tâm chưa đúng mức, do vậy chưa lựa chọn được những CB, CC có đủ đức, đủ tài đưa vào diện quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng.

83

Bốn là: Công tác xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch bồi

dưỡng cơng chức phường chưa có sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các sở,

ngành và chính quyền địa phương, dẫn đến việc tổ chức thực thi chính sách này có lúc, có nơi khơng đạt kết quả, gây lãng phí nguồn lực ngân sách nhà nước. Mặt khác đơi khi cịn gây áp lực cho chính quyền cơ sở trong việc phân cơng, bố trí cơng chức phường tham gia các khố đào tạo và thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao. Thậm chí có những thời điểm cuối năm các lớp mở dồn dập, thời gian làm việc phải nhường chỗ cho việc tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng của các sở, ngành, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực thi công vụ.

Năm là: Công tác kiểm tra giám sát mặc dù đã được thực hiện thường

xuyên nhưng chưa thực sự có hiệu quả. Vai trị của giám sát thực thi chính sách là rất lớn. Tuy nhiên thời gian qua công tác giám sát mặc dù đã được thực hiện nhưng nặng về hình thức nên chất lượng thấp, khơng liên tục và kịp thời. Việc kiểm tra, giám sát q trình triển khai thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức phường nhằm kịp thời phát hiện ra những vấn đề bất cập, những hạn chế của chính sách để có phương án điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn là việc làm cần thiết mà không thể xem nhẹ. Tuy nhiên, cơng tác kiểm tra, giám sát cịn mang nặng tính chất hành chính. Thơng tin mà hoạt động kiểm tra, giám sát cung cấp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho q trình hồn thiện chính sách. Chính điều này đã có ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu lực, hiệu quả cũng như đảm bảo sự phù hợp và bền vững của chính sách trong q trình thực hiện.

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách bồi dưỡng công chức phường tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)