Kinh nghiệm cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 28 - 32)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Kinh nghiệm cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh

doanh nghiệp trên Thế giới thời gian qua

Năm 2005, số liệu thống kê trong một báo cáo của Ngân hàng thế giới cho thấy 30% GDP và 75% lao động của hầu hết các nền kinh đang phát triển trên thế giới đến từ khu vực doanh nghiệp phi chính thức. Hoạt động của khối doanh nghiệp phi chính thức ln là một vấn đề kinh tế xã hội đối với tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Các chuyên gia kinh tế nhận định những rào cản trong việc gia nhập thị trường là nguyên nhân căn bản khiến khối doanh nghiệp này từ chối những lợi ích mà một “pháp nhân” sẽ đem lại như ít rủi ro trong hoạt động giao dịch với bạn hàng, dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng, mở rộng cơ hội nâng cao giá trị của doanh nghiệp, kéo dài vòng đời hoạt động và phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các thủ tục đăng ký doanh nghiệp cũng là trở ngại đối với ngay cả các doanh nghiệp có mong muốn thành lập và đã đang hoạt động. Rất

21

nhiều quốc gia trên thế giới, như New Zealand, Úc, Mỹ, Canada, NaUy, Anh, … đã tiến hành cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp từ rất sớm. Các quốc gia như Malaysia, Singapore, HongKong, Hàn Quốc, … được ghi nhận là các nước thực hiện cải cách muộn hơn nhưng lại có nhiều thành tựu lớn, có tiến trình ngắn và đạt hiệu quả cao. Tính đến năm 2014, trong tổng số 20 nền kinh tế đứng đầu về mức độ dễ dàng khi đăng ký doanh nghiệp thì New Zealand được biết đến là một quốc gia đi đầu trong việc áp dụng thành công các biện pháp cải cách nhằm xây dựng một cơ chế đăng ký doanh nghiệp hiệu quả quản lý hoạt động của 500.000 doanh nghiệp (so với số dân 4,3 triệu người) với thời gian cấp đăng ký doanh nghiệp ≤ 1 ngày được hợp nhất với quy trình đăng ký thuế, đăng ký thu nhập doanh nghiệp và đất đai,… được thực hiện trực tuyến (98% doanh nghiệp đăng ký thành lập doanh nghiệp trực tuyến năm 2008) với chi phí thấp thơng qua một hệ thống tin học hóa cơng nghệ cao được xây dựng và phát triển liên tục từ năm 1996 cho đến nay.

Nhìn chung, các quốc gia trên thế giới tập trung vào các biện pháp cải cách như: giảm tối thiểu các bước đăng ký doanh nghiệp với ba bước chính gồm kiểm tra tính có sẵn của tên doanh nghiệp, thực hiện đăng ký doanh nghiệp và đăng ký thuế; giảm chi phí đăng ký doanh nghiệp với tiêu chí phí đăng ký doanh nghiệp khơng phải là nguồn thu của ngân sách quốc gia; tiêu chuẩn hóa và hợp nhất các mẫu, biểu trong hồ sơ đăng ký; xóa bỏ các quy định về vốn tối thiểu, thiết lập cơ chế xử lý hồ sơ đăng ký một cửa, tin học hóa và áp dụng KHCN trong quá trình đăng ký doanh nghiệp; …

Từ năm 2004-2012, có đến 349 gói cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp được thực hiện tại 146 quốc gia với các mức độ áp dụng khác nhau tại từng quốc gia. Nếu các doanh nghiệp tại New Zealand, Canada, Singapore chỉ mất ≤ 1 ngày để được cấp đăng ký doanh nghiệp với chi phí chiếm 0,4% tổng thu nhập quốc dân (GNI) thì tại Gunie doanh nghiệp vẫn phải mất tới là 137 ngày để hoàn thành 21 thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Tính đến năm 2012, vẫn có đến 36 quốc gia (Moldova, Suriname, Tajikistan, …) mà thời gian thành lập doanh nghiệp kéo dài hơn 2 tháng và chi phí thành lập doanh

22

nghiệp chiếm hơn 50% GNI. Các quốc gia này vẫn tiếp tục quá trình cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp tập trung vào các nội dung như cắt giảm thủ tục, xóa bỏ các quy định trước đăng ký doanh nghiệp và cải cách cơ cấu thể chế của hệ thống đăng ký doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các nền kinh tế lớn cũng tiếp tục ghi nhận các nỗ lực cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp như cải cách pháp lý (Áo, Trung Quốc, Colombia, Croatia, …) hay hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin (Bỉ, Brazil, Đan Mạch, Pháp, …).

Thời gian cải cách có vai trị quan trọng do yếu tố này tỷ lệ thuận với số lượng doanh nghiệp thành lập mới, có nghĩa là thời gian cải cách càng nhanh thì số lượng doanh nghiệp thành lập mới càng tăng. Như vậy, số lượng công ăn việc làm cho lao động trong nền kinh tế tăng, năng suất sản xuất của doanh nghiệp và toàn bộ ngành sản xuất tăng, qua đó nâng cao tính cạnh tranh của mơi trường kinh doanh. Mặt khác, việc gia tăng số lượng doanh nghiệp thành lập mới lại tỷ lệ nghịch với số lượng doanh nghiệp hoạt động trong khu vực phi chính thức. Bồ Đào Nha tiến hành cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp vào năm 2006 bằng việc giảm thời gian đăng ký doanh nghiệp từ 54 ngày xuống còn 5 ngày. Kết quả là số lượng doanh nghiệp thành lập mới năm 2007 và 2008 của quốc gia này tăng 60% so với năm 2006. Năm 2006, Belarus cũng tiến hành cải cách và đến năm 2008 số lượng doanh nghiệp nước này tăng gấp 3 lần. Rwanda là một ví dụ khác với số lượng doanh nghiệp mới thành lập tăng 77%, chỉ sau 1 năm nước này áp dụng các biện pháp cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc áp dụng các biện pháp cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp ngay tại các nền kinh tế phát triển cũng có kết quả tương tự. Việc chuyển đổi sang cơ chế đăng ký doanh nghiệp một cửa đã góp phần gia tăng số lượng doanh nghiệp thành lập mới là 5% và 6% lần lượt đối với Colombia và Mexico sau 1 năm áp dụng [5].

23

Kết luận Chương 1

Tự do kinh doanh là quyền tự do quan trọng của con người trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, các chủ thể muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phải tiến hành đăng ký với cơ quan nhà nước (cơ quan đăng ký kinh doanh) và phải tuân theo một trình tự nhất định. Đăng ký doanh nghiệp là một thủ tục pháp lý bắt buộc khai sinh ra doanh nghiệp. Thông qua hoạt động đăng ký doanh nghiệp, địa vị pháp lý của doanh nghiệp được Nhà nước ghi nhận và doanh nghiệp được bảo đảm về các quyền và nghĩa vụ. Đồng thời, đăng ký doanh nghiệp cũng là một công cụ hữu hiệu để Nhà nước quản lý đối với các chủ thể đăng ký doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện đăng ký doanh nghiệp, cả doanh nghiệp và cơ quan đăng ký kinh doanh đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật, vì vậy việc xây dựng, hồn thiện khung pháp lý và cải cách thủ tục đăng ký doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập hiện nay là một yêu cầu tất yếu nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh và đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra.

24

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)