CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
2.3. Những thành công và hạn chế của thủ tục đăng ký doanh nghiệp trong quá
trong quá trình thực hiện Luật Doanh nghiệp 2014
2.3.1.Những thành cơng
Một là, trong q trình thi hành Luật Doanh nghiệp Chính phủ, các Bộ,
Ngành đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành các quy định của pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình gia nhập thị
48
trường. Điều này đã góp phần đáng kể vào việc hồn thiện pháp luật về các tổ chức kinh doanh nói riêng và hệ thống pháp luật kinh doanh nói hcung của nước ta.
Hai là thủ tục đăng ký doanh nghiệp bao gồm hồ sơ, trình tự, thời hạn,
điều kiện và thẩm quyền về cơ bản đã thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp. Ở hầu hết các địa phương trong cả nước khơng có yêu cầu thêm các hồ sơ, thủ tục và địi hỏi khác ngồi quy định.
Ba là, thời hạn đăng ký doanh nghiệp trên thực tế tại hầu hết các địa
phương đã rút ngắn xuống hơn so với quy định.
Bốn là, cán bộ đăng ký doanh nghiệp đã ngày càng nhận thức được đầy đủ
hơn quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong đăng ký doanh nghiệp..
Năm là, quy định về hậu kiểm trong pháp luật về đăng ký doanh nghiệp
hiện nay rất tiến bộ. Công tác hậu kiểm của cơ quan quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tiến hành dưới 2 hình thức: thơng qua báo cáo về tình hình kinh doanh do doanh nghiệp tự lập và thông qua các cuộc kiểm tra, thanh tra trực tiếp của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Có thể nói đây là định chế quản lý được xây dựng trên nguyên tắc nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của nhà kinh doanh trước nhà nước, khách hàng, đối tác và người tiêu dung, nghĩa là doanh nghiệp phải tự lớn lên, cam kết và thực hiện đúng những gì đã cam kết.
Sáu là, trong quá trình thi hành Luật Doanh nghiệp đã bãi bỏ được hàng
trăm loại giấy phép kinh doanh, qua đó xóa bỏ được một phần không nhỏ những cản trở hành chính bất hợp lý đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.